tầng vùng biên giới
Chỉ vài năm sau khi thực hiện chính sách mở cửa và bình thƣờng hóa quan hệ Việt-Trung, tình hình kinh tế - chính trị - văn hóa đặc biệt là các đô thị ở Quảng Ninh đã thay da đổi thịt. Cùng với hoạt động buôn bán là quá trình đô thị hóa diễn ra từng ngày từng giờ.
Tác động của giao lƣu buôn bán Việt-Trung trên địa bàn Quảng Ninh đến cơ sở hạ tầng và quá trình đô thị hóa của tỉnh trƣớc hết là trên lĩnh vực giao thông vận tải. Mạng lƣới đƣờng bộ và đƣờng thủy của Quảng Ninh là hai loại hình giao thông chủ yếu. Từ ngày có chính sách mở cửa biên giới, Bộ giao thông vận tải cùng địa phƣơng đã nâng cấp cải tạo một số tuyến đƣờng quan trọngong: đoạn đƣờng Tiên Yên - Móng Cái dài 90 km trên Quốc lộ 18, quốc lộ 4A. Đồng thời ở Quảng Ninh cũng đƣợc hƣởng chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội cho các xã miền núi, đầu tƣ xây dựng 6 loại công trình: điện, đƣờng, trƣờng, trạm, thủy lợi nhỏ, cấp nƣớc sinh hoạt. Cũng còn phải kể đến những khoản đầu tƣ đáng kể cho việc xây dựng chợ ở các xã biên giới. Tiêu biểu nhất là các chợ ở các huyện Bình Liêu, Hải Hà và đặc biệt là chợ ở
thị xã Móng Cái. Về đƣờng biển, do đã thực hiện đƣợc Hhiệp định về thủ tục qua lại, điểm đậu và thủ tục giao nhận hàng hóa nên Quảng Ninh đã phát huy đƣợc tốt hơn khả năng vận tải đƣờng biển của mình. Cảng Cái Lân - cảng nƣớc sâu quan trọng nhất ở miền Bắc đƣợc cải tạo và xây dựng là một trong những đòi hỏi tất yếu của việc mở rộng giao lƣu thƣơng mại Việt - Trung. Có thể thấy từ năm 1991 trở lại đây, giao thông Quảng Ninh đã đƣợc cải thiện rõ nét, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Trong lĩnh vực thông tin liên lạc, trƣớc mở cửa, mạng lƣới bƣu chính viễn thông của tỉnh còn rất đơn giản., tTuy nhiên từ sau năm 1991, hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh từng bƣớc đƣợc hiện đại hóa. Các dịch vụ điện thoại, điện báo, fax đều đã đƣợc số hóa, dịch vụ chuyển tiền nhanh và chuyển phát nhanh đƣợc mở rộng. Trong thập kỉ 90, dịch vụ bƣu điện của tỉnh phát triển từ 30 đến 50% mỗi năm. Nếu nhƣ năm 1995, Quảng Ninh mới chỉ có 14.200 điện thoại cố định và chƣa có điện thoại di động thì đến năm 2000, số máy cố định đã là 43.508, số máy di động là 9.151 [15,104]. và đến nNăm 2004, con số tăng lên tƣơng ứng là 115.789 và 44.990 [16, 101]. Dịch vụ này
ngƣợc lại bƣu chính viễn thông cũng là một trong những lĩnh vực hết sức quan trọng làm sôi động thị trƣờng biên giới. Bƣu chính viễn thông phát triển giúp cho mọi giao dịch, hoạt động trao đổi hàng hoá giữa hai bên diễn ra nhanh hơn, thƣờng xuyên và thuận lợi hơn. Còn đối với các cơ quan chức năng đó sẽ là công cụ hữu hiệu để thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, kiểm sát ngƣời và hàng hoá qua lại biên giới.của mình
Cùng với giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng phục vụ việc thanh toán xuất nhập khẩu Việt-Trung ngày càng đƣợc hoàn bị ở các tỉnh biên giới phía Bbắc trong đó có Quảng Ninh., Đđặc biệt là sự xuất hiện của hai ngân hàng lớn có vai trò tƣơng đối quan trọng và qui mô tƣơng đối lớn là ngân hàng cổ phần Việt - Hoa và ngân hàng thƣơng mại Hải Ninh. Đây là hai đơn vị chủ yếu thực hiện việc thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu qua ngân hàng ở Móng Cái-Hải Ninh. Các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh đã đƣợc áp dụng nhiều hình thức huy động vốn, tốc độ tăng trƣởng bình quân trên 30%, tín dụng đƣợc mở rộng đến các thành phần kinh tế, số dƣ tăng bình quân 50%/năm, đáp ứng cơ bản nhu cầu tiền mặt phục vụ sản xuất và lƣu thông hàng hóa [25, 18]. Song nhƣ từ thực trạng về phƣơng thức thanh toán trong buôn bán qua biên giới, các ngân hàng cần thiết phải phát huy hơn nữa vai trò của mình trong hoạt động thƣơng mại Việt-Trung trên địa bàn tỉnh.
Quá trình buôn bán Việt –Trung ở Quảng Ninh phát triển đã đƣa đến sự hình thành một trong những trung tâm thƣơng mại biên giới lớn nhất cả nƣớc là thị trấn Móng Cái thuộc huyện Hải Ninh. Nơi đây đã hình thành một thị trƣờng buôn bán hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc hết sức sôi động. Một hệ thống cơ sở vật chất tƣơng đối hoàn bị đƣợc xây dựng phục vụ cho hoạt động này, từ đƣờng giao thông, chợ trung tâm, nhà nghỉ khách sạn, bƣu điện cho đến các ngân hàng, văn phòng giao dịch. Hàng ngày khu vực chợ Móng Cái có khoảng hàng ngàn ngƣời đến giao dịch hoặc mua bán hàng hóa.
Cạnh chợ là bến tàu, do đó hàng hóa lƣu thông liên tục, tấp nập ngày đêm, thu hút ngày càng nhiều nhân lực đến đây sinh sống và làm việc. Do đó Hải Ninh đã dẫn đầu cả nƣớc về mức tăng trƣởng GDP hàng năm, những năm 90, luôn đạt trên 20 % đến gần 30%, trong đó dịch vụ từ 28% (1993) lên 60% (1997). Tính sau 5 năm mở cửa thuế xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng: nếu năm 1990 đạt 11,3 tỉ đồng thì năm 1996 đã lên tới 100 tỉ đồng [106], đời sống cƣ dân đô thị đƣợc cải thiện, đặc biệt là tỷ lệ ngƣời giàu tăng lên nhanh chóng.
Cùng với hạ tầng cơ sở từng bƣớc đƣợc hiện đại hóa, bộ mặt đô thị ở Móng Cáiđƣợc biến đổi từng ngày, nhà cửa đƣợc quy hoạch theo trật tự đô thị mọc lên san sát, hầu hết là các loại nhà 3, 4 tầng., tToàn bộ dân cƣ đô thị và khoảng 30% dân cƣ vùng nông thôn đã có điện thắp sáng và có hệ thống nƣớc sạch để sử dụng. Mặc dù ở xa trung tâm Hà Nội và thuộc khu vực đô thị ven biên, nhƣng ở Móng Cái, hệ thống viễn thông đã đƣợc nối mạng quốc tế.,hHệ thống giao thông không những đƣợc nâng cấp trong phạm vi nội địa mà còn mở rộng trên phạm vi quốc tế. Cầu Bắc Luân nối thành phố Đông Hƣng (Quảng Tây-Trung Quốc) với Móng Cái cũng là những cầu nối vùng Đại Tây Nam Trung Quốc với Việt Nam đã đƣợc khai thông trong năm 1993 và 1994. Nằm ở vị trí cầu nối trong hệ thống liên thị giữa hai nƣớc Việt - Trung trên địa bàn Quảng Ninh, trung tâm thƣơng mại Móng Cái đã đƣợc hình thành trên cơ sở của ba khu chợ liên hoàn. Hệ thống ba chợ liên hoàn đƣợc xây dựng theo kiểu kiến trúc khung kho hiện đại đã trở thành trung tâm thƣơng mại vùng biên hội đủ các thành phần doanh nghiệp từ 21 tỉnh của Việt Nam và các doanh nghiệp từ các vùng Đông Hƣng, Bắc Hải, Liễu Châu, Khâm Châu (Quảng Tây), Quảng Châu (Quảng Đông), Phúc Châu (Phúc Kiến), Hồ Bắc và Hồ Nam (Trung Quốc) sang đăng kí hoạt động kinh doanh. Không khí hoạt động ở trung tâm thƣơng mại vùng biên Móng Cái diễn ra sôi động suốt ngày đêm. Bên cạnh đó, Móng Cái còn nhận đƣợc sự hỗ trợ đắc lực của bến tàu
này đã trở thành một vùng đô thị thƣơng mại vùng biên quan trọng, nằm trong hệ thống thƣơng mại liên hoàn Móng Cái-Cẩm phả-Hạ Long-Hải Phòng, và cũng là đô thị thƣơng mại vùng biên quan trọng của Việt Nam. Vì thế tốc độ đô thị hóa ở đây diễn ra nhanh chóng, từ một thị trấn đƣợc hồi sinh sau mấy năm mở cửa, đến năm 1998, Móng Cái đã hội đủ các tiêu chí của một đô thịthị xã vùng biên với hệ thống giao thông và vô tuyến viễn thông phát triển mạnh mẽ. Trong tƣơng lai, Móng Cái đƣợc xác định sẽ trở thành khu kinh tế phồn vinh, là đối lực quan trọng với khu vực Đông Hƣng-Quảng Tây, tạo thế và lực để đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh và chủ quyền quốc gia trên biên giới đất liền và trên biển.
Bên cạnh Móng Cái Cái, chúng ta còn phải nói tới Hạ Long - một trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội của tỉnh, là trung tâm dịch vụ du lịch của vùng. Mặc dù không trực tiếp tham gia vào buôn bán qua biên giới,sxong đây lại là nơi trung chuyển hàng hoá xuất và nhập hết sức quan trọng. Nơi đây vừa là thị trƣờng bán buôn, vừa là thị trƣờng bán lẻ hết sức sầm uất. Hạ Long với khoảng 190.000 dân [16], có thu nhập dân cƣ cao[16]và, trình độ dân trí cao, do đó thƣơng mại ở đây đƣợc đầu tƣ phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa và hiện đại hoá. Nhu cầu hàng hoá lớn ở đây là công nghệ phẩm tiêu dùng, lƣơng thực, thực phẩm, hoa quả, hàng lƣu niệm…đòi hỏi phải cócó
chất lƣợng cao.
Hiện Hạ Long có 2 khu thƣơng mại và dịch vụ., kKhu 1 là khu thƣơng mại gồm các phƣờng trung tâm của thành phố. Nơi đây thƣờng xuyên tổ chức các hội chợ triển lãm quốc tế, là trung tâm giới thiệu sản phẩm hàng hoá của tỉnh. Với những quầy hàng san sát, các dịch vụ hết sức phong phú, các siêu thị và chợ hải sản, Hạ Long 1 thực sự là nơi mua sắm lý tƣởng không chỉ với cƣ dân trong tỉnh mà còn đối với đông đảo khách du lịch khi đến đây. Trong quy hoạch phát triển thƣơng mại Quảng Ninh đến năm 2010, Hạ Long 1 sẽ đƣợc
xây dựng thành trung tâm thƣơng mại đa chức năng lớn nhất của tỉnh.; Khu 2 là khu Bãi cháy - Tuần Châu. Đây là vùng đất đƣợc biết đến nhƣ là một địa điểm du lịch nổi tiếng trong nƣớc và quốc tế. Đây có thể nói là khu du lịch,
dịch vụ thƣơng mại cao cấp với các souvernir shop, các duty freeshop (cửa hàng miễn thuế), các spa, các khu vui chơi, thể thao, giải trí, các nhà hàng và các khách sạn sang trọng…do đó nó đặc biệt hấp dẫn du khách quốc tế trong đó có nhiều du khách châu Áá nhƣ Nhật bản và Trung Quốc. Trong tƣơng lai Bãi Cháy-Tuần Châu sẽ tiếp tục đƣợc đầu tƣ nâng cấp hiện đại, thành trung tâm thƣơng mại dịch vụ đa chức năng, là nơi đặt các văn phòng đại diện của các công ty nƣớc ngoài và là nơi tổ ổ chức các hội nghị hội thảo quốc tế.
Với đà phát triển mạnh mẽ của hoạt động thƣơng mại nói chung và trao đổi thƣơng mại Việt-Trung nói riêng, dự báo đến năm 2020, Quảng Ninh sẽ xuất hiện nhiều đô thị lớn nhƣ Cẩm Phả, Uông Bí và Vân Đồn, có vai trò quan trọng và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.