Phương pháp giá bán lại (Resales Price Method):

Một phần của tài liệu Chiến lược thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào các nước đang phát triển và hình thức thủ đoạn chuyển giá Tiểu luận ngành Tài chính - Tiền tề (Trang 42)

III. Thủ đoạn chuyển giá của công ty đa quốc gia

7.2.Phương pháp giá bán lại (Resales Price Method):

7. Các phương pháp chống chuyển giá:

7.2.Phương pháp giá bán lại (Resales Price Method):

Phương pháp giá bán lại này dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra) của sản phẩm do cơ sở kinh doanh bán cho bên độc lập để xác định giá (chi phí) mua vào của sản phẩm đó từ bên liên kết. Như vậy, phương pháp này bắt đầu bằng việc lấy giá bán lại (hay giá bán ra) trừ (-) lợi nhuận gộp trừ (-) các chi phí khác. Trong đó lợi nhuận gộp bao gồm các khoản chiết khấu mà Công ty độc lập này được hưởng và tổng các khoản chiết khấu này phải đủ

bù đắp cho các chi phí bán hàng, chi phí quản lý và điều hành doanh nghiệp cũng như một mức lợi nhuận hợp lý. Các khoản chi phí khác là các chi phí liên quan đến việc mua sản phẩm và vận chuyển sản phẩm như thuế nhập khẩu, chi phí hải quan, chí phí bảo hiểm, chi phí vận chuyển.Như vậy sau khi loại trừ hai yếu tố lợi nhuận gộp và chi phí khác thì phần còn lại có thể được xem như là giá cả theo nguyên tắc thị trường (ALP).

Giá trị sản phẩm mua vào từ giao dịch liên kết được xác định dựa trên công thức sau:

Giá trị sản phẩm mua vào = [Dt - (Dt x td)] - Ck

Trong đó:

a) Dt: Doanh thu thuần;

b) Ck: Chi phí khác có liên quan đến việc mua sản phẩm (ví dụ: chi phí vận chuyển, thuế, phí khâu nhập khẩu...) phát sinh ngoài phạm vi giao dịch liên kết.

c) td: Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần được xác định theo công thức:

Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu

thuần

=

Doanh thu thuần - Giá vốn

hàng bán x 100%

Doanh thu thuần

Phương pháp giá bán lại được sử dụng với các điều kiện:

• Thứ nhất, các bên giao dịch phải độc lập với nhau, không có bất cứ ràng buộc nào. Vì nếu có tồn tại các ràng buộc, liên kết thì giá bán ra của các sản phẩm này sẽ không còn mang tính khách quan và tuân theo qui luật thị trường nữa. • Thứ hai, không có sự khác biệt quá lớn về điều kiện giao dịch khi so sánh

giữa giao dịch độc lập và giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp bán ra (doanh thu thuần). Các nghiệp vụ mua hàng được chọn phải có liên quan đến nghiệp vụ chuyển giao mà ta cần xác định giá thị trường.

• Thứ ba,nếu xảy ra trường hợp có khác biệt thì các khác biệt này cần phải được loại bỏ trước khi đem ra so sánh. Trong thực tế có các trường hợp không tồn tại các nghiệp vụ hoàn toàn phù hợp với nhau để có thể so sánh, vì vậy có thể tính toán giá cả theo nguyên tắc thị trường bằng cách dựa trên khoản chiết khấu có nguồn gốc từ chính Công ty thương mại một thị trường

Do mấu chốt của phương pháp này là xác định mức chiết khấu (tỷ lệ lãi gộp) một cách hợp lý nên trong trường hợp có những yếu tố tác động đến mức chiết khấu (tỷ lệ lãi gộp) và các chi phí khác thì phương pháp này không thể thực hiện được.

7.3. Phương pháp giá vốn cộng lãi (Cost Plus Method or Mark Up Method):

Phương pháp giá vốn cộng thêm dựa vào giá vốn hay giá thành của sản phẩm để xác định giá bán ra của sản phẩm cho các bên liên kết.Giá bán ra của sản phẩm bằng giá vốn của sản phẩm cộng thêm cho một khoản lợi nhuận hợp lý. Mức nâng lợi nhuận này phải được xem xét tới tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất ra sản phẩm như giá trị tổng vốn trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm đó bao gồm cả TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, các rủi ro có liên quan. Lợi nhuận nâng lên này phải được tính toán sao cho giá cả chuyển giao trong nghiệp vụ này có thể so sánh căn bản giá thị trường trong các nghiệp vụ mua bán chuyển giao giữa một Công ty là thành viên của MNC và một Công ty độc lập hoặc là giao dịch giữa hai Công ty hoàn toàn độc lập với nhau.

Giá bán ra của sản phẩm trong giao dịch liên kết được xác định dựa trên công thức:

Giá bán ra = Z + (Z x tc)

Trong đó:

a) Z: Giá vốn (hoặc giá thành) của sản phẩm được bán ra bao gồm chi phí sản xuất trực tiếp và gián tiếp;

Trong trường hợp cần thiết, để đảm bảo tính tương đương về số liệu kế toán giữa giao dịch độc lập được chọn để so sánh và giao dịch liên kết:

Z = Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp b) tc: Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn được tính theo công thức:

Tỷ suất lợi nhuận gộp

trên giá vốn =

Doanh thu thuần - Z

x 100% Z (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách tính lại Z căn cứ vào phương pháp giá vốn cộng lãi trong trường hợp doanh thu đã phản ánh theo giá thị trường:

Z = Doanh thu thuần 1+ tc

Phương pháp giá vốn cộng lãi thường được sử dụng trong các trường hợp:

• Giao dịch giữa các bên liên kết thực hiện hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh để sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm, hoặc thực hiện các thoả thuận về cung cấp các yếu tố đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra.

• Giao dịch cung cấp dịch vụ cho các bên liên kết.

• Đối với Công ty sản xuất, chế biến, lắp ráp, chế tạo và bán cho các bên liên doanh liên kết, gia công chế biến sản phẩm và phân phối.

7.4. Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Split Method):

Phương pháp chiết tách lợi nhuận dựa vào lợi nhuận thu được từ một giao dịch liên kết tổng hợp do nhiều thành viên của MNC liên kết thực hiện, từ đó thực hiện tính toán lợi nhuận thích hợp cho từng thành viên tham gia vào liên kết đó theo cách mà các bên giao dịch độc lập phân chia lợi nhuận trong điều kiện tương đương. Giao dịch liên kết tổng hợp do nhiều cơ sở kinh doanh (các thành viên của MNC) liên kết tham gia thường là các giao dịch mang tính đặc thù, duy nhất bao gồm nhiều giao dịch liên kết có liên quan chặt chẽ với nhau về đặc tính của sản phẩm. Ví dụ: các sản phẩm chuyên dụng hay các sản phẩm mang tính độc quyền, hoặc các giao dịch liên kết khép kín giữa các bên có liên quan. Các mối liên kết này thường kéo dài cả vòng đời sản phẩm từ lúc mua nguyên vật liệu đầu vào, đến sản xuất, lắp ráp sản phẩm cho đến cả khâu phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Công thức phân bổ lợi nhuận theo tỷ lệ chi phí đóng góp:

Lợi nhuận phân bổ cho doanh nghiệp = Tổng lợi nhuận x Phần chi phí đóng góp của doanh nghiệp Tổng chi phí đóng góp Trong đó:

a) Chi phí đóng góp của doanh nghiệp: bao gồm chi phí bằng tiền, bằng dịch vụ và các tài sản khác được quy đổi thành giá trị bằng tiền.

c) Tổng lợi nhuận: lãi (lỗ) trước thuế thu nhập doanh nghiệp được tạo ra từ giao dịch liên kết.

Phương pháp chiết tách lợi nhuận này trong thực tế thường được áp dụng trong các trường hợp các bên liên kết cùng tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hoặc phát triển sản phẩm là tài sản vô hình độc quyền hoặc các giao dịch trong quy trình sản xuất, kinh doanh chuyển tiếp giữa các bên liên kết từ khâu nguyên vật liệu đến thành phẩm cuối cùng để lưu thông sản phẩm gắn liền với việc sở hữu hoặc quyền sở hữu trí tuệ duy nhất.

7.5. Phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao (Transaction Net Margin Method - TNMM):

Lợi nhuận thu được từ các bên liên kết sau khi đã trừ đi các định phí và biến phí liên quan, được xem xét theo theo tỷ lệ phần trăm của một khoản mục cơ sở nào đó, ví dụ là doanh số bán hàng, tổng giá vốn hàng bán ra hay tổng giá trị tài sản… thích hợp nhất là khi lợi nhuận này được so sánh với lợi nhuận của các hoạt động giao dịch độc lập khác có thể so sánh được của cùng Công ty mà chúng ta đang đề cập đến. Trong trường hợp nếu không tồn tại các giao dịch độc lập có thể so sánh đối với Công ty con của MNC thì ta có thể lấy lợi nhuận thu được trong các chuyển giao có thể so sánh được của hai Công ty không liên kết khác làm cơ sở. Trong một số trường hợp cần phải áp dụng các điều chỉnh mang tính định lượng cho các khác biệt về mặt vật chất giữa các chuyển giao liên kết và các chuyển giao độc lập.

Phương pháp này sẽ bị gặp khó khăn trong trường hợp các nghiệp vụ phát sinh có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau hoặc các chuyển giao mang tính chất đa dạng và phức tạp sẽ khó tìm được các giao dịch tương ứng để có thể so sánh được.

8. Liên hệ thực tế tại Việt Nam:

Thực trạng hành vi trốn thuế của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam:

Theo số liệu của Bộ Tài chính, hiện tượng doanh nghiệp FDI kê khai lỗ đang khá phổ biến, chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước, trong đó có nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ liên tục 3 năm, ước tính có 1172 doanh nghiệp báo lỗ có

dấu hiệu chuyển giá. Tuy vậy, có một nghịch lý là mặc dù làm ăn thua lỗ trong thời gian dài, thậm chí số lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn không ngừng mở rộng đầu tư, tốc độ tăng doanh thu hàng năm vẫn cao.

Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ đầu năm 2013, các trường hợp điển hình tại Hà Nội có thể kể đến như Công ty TNHH Sumitomo Bakelite Việt Nam, 100% vốn Nhật Bản, trụ sở tại KCN Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) có số lỗ lũy kế 3 năm lên tới hơn 777 tỷ đồng. Tiếp theo là Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam, lỗ 3 năm hơn 300 tỷ đồng.

Trong số những doanh nghiệp trong danh sách khai lỗ đó là Nestlé - một trong những doanh nghiệp FDI có thị phần lớn tại Việt Nam, song sau 18 năm hoạt động Nestlé vẫn đang kinh doanh thua lỗ và chỉ có lãi trong 4 năm.

Không chỉ riêng gì Nestlé, Coca cola - một trong những "ông lớn" FDI tại Việt Nam, cũng liên tục kêu lỗ cả chục năm liền. Cụ thể, chỉ riêng năm 2010, Coca cola lỗ 188 tỉ đồng (gần 9 triệu USD) và lỗ luỹ kế trong 1 thập kỷ gần đây lên tới 180 triệu USD.Kêu lỗ là vậy nhưng trong kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, Coca cola lại dự kiến sẽ đầu tư thêm 300 triệu USD vào Việt Nam. Giải thích cho điều này, ông Irial Finan – Phó Chủ tịch Tập đoàn Coca cola, khẳng định Coca cola với truyền thống 127 năm tồn tại sẽ có chiến lược kinh doanh riêng. Mục tiêu của Coca cola tại thị trường Việt Nam là dài hơi nên chuyện có lỗ 10 năm hay 20 năm là chuyện bình thường.

Một tên tuổi lớn nữa cũng trong nghi vấn chuyển giá là Công ty TNHH Metro Cash với chuỗi siêu thị Metro: Theo thống kê của Cục Thuế TP.HCM, dù doanh thu tăng liên tục qua các năm nhưng kết quả kinh doanh của Công ty này lỗ triền miên. Cụ thể, năm 2007 doanh thu đạt hơn 6.607 tỉ đồng, nhưng số lỗ là 157 tỉ đồng. Năm 2008 doanh thu vọt lên 8.175 tỉ đồng, số lỗ lên đến hơn 190 tỉ đồng. Năm 2009 doanh thu đạt 8.728 tỉ đồng, số lỗ cũng rất ấn tượng: 160 tỉ đồng. Từ khi thành lập (2001) đến nay, chỉ duy nhất năm 2010 Công ty này khai có lãi 116 tỉ đồng, nhưng do được chuyển lỗ của những năm trước đó nên đến nay doanh nghiệp này cũng chưa đóng một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào. Đến năm 2011 Metro lại khai lỗ 89 tỉ đồng. Tuy nhiên trong đề án của Metro ngay từ khi thành lập thì doanh nghiệp này sẽ xây dựng 20 trung tâm bán sỉ trên cả nước.

trung tâm.Tính đến hết năm 2012 Metro đã có 19 trung tâm bán sỉ trên cả nước (tốc độ trung bình mỗi năm mở thêm 3-6 địa điểm mới).

Thực tế cho thấy, trong rất nhiều trường hợp, các nhà đầu tư nước ngoài đã xác định giá chuyển giao khác xa giá thị trường. Kết quả giám định của Công ty giám định quốc tế Thuỵ Sĩ (SGS) cho thấy: “Liên doanh Khách sạn Thăng Long (TP Hồ Chí Minh) - giá trị thiết bị khai báo 496.906 USD, giá trị thẩm định khai khống là 190.006 USD, chiếm tỷ lệ 40,43%. Trung tâm quốc tế dịch vụ văn phòng (Hà Nội) - giá trị thiết bị khai báo là 1.288.170 USD, giá trị thẩm định khai khống là 260.000 USD, tỷ lệ 21,16%. Công ty ô tô Hoà Bình (Hà Nội) - giá trị thiết bị khai báo là 5.823.818 USD, giá trị thẩm định khai khống là 1.602.298 USD, chiếm tỷ lệ 27,51%”

Hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI đã gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước hàng chục tỷ đồng, ví dụ như vụ Công ty Viễn thông điện lực bán hàng không xuất hóa đơn GTGT, không nộp ngân sách 37 tỷ đồng, hay như trường hợp Công ty Liên doanh sân golf Tam Đảo lợi dụng việc nhập khẩu thiết bị đã nhập khẩu 34 ôtô 49 chỗ ngồi để trốn thuế trên 70 tỷ đồng... Hay Công ty Cổ phần tập đoàn Y dược Bảo Long lại có hành vi gian lận bằng cách cố tình không nộp hồ sơ khai thuế, bỏ ngoài sổ sách hàng trăm triệu đồng tiền thuế…

Công tác chống chuyển giá của Việt Nam:

Trước tình hình đó, các cơ quan Nhà nước đã vào cuộc, tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý các trường hợp nghi chuyển giá:

Năm 2009, Tổng cục Thuế đã công bố không chính thức bảng danh sách các doanh nghiệp nằm trong diện nghi ngờ. Từ năm 2010-2011, cơ quan quản lý thuế bắt đầu triển khai các cuộc thanh tra và truy thu được hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến nay, Bộ Tài chính đã phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia nhằm quản lý chính sách chống chuyển giá của các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2012-2015. Cùng với chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 đã được thông qua trước đó, ngành thuế sẽ có nhiều cơ sở pháp lý hơn để đấu tranh với hành vi chuyển giá.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đang xây dựng các nghị định, thông tư về cơ chế thỏa thuận, phương pháp tính giá theo Luật Quản lý thuế sửa đổi. Các quy định này bắt đầu có

hiệu lực từ ngày 1-7, khi đó doanh nghiệp nào không kê khai theo Thông tư 66 có thể kê khai và thực hiện thỏa thuận theo Luật Quản lý thuế.

Mới đây, Bộ Tài chính cho biết Chính phủ đã cho phép thực hiện thí điểm cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) để ngăn ngừa hành vi chống chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Tuy nhiên, trên thực tế, cuộc chiến chống chuyển giá còn dai dẳng, các thủ đoạn chuyển giá tinh vi và ngày càng khó nhận diện, gây khó khăn cho công cuộc điều tra, do đó đòi hỏi cần có các phương pháp quyết liệt hơn và đổi mới về phương pháp chống tội phạm về thuế.

KẾT LUẬN

Sự hình thành và phát triển của các Công ty đa quốc gia là một tất yếu khách quan trong xu thế phát triển của kinh tế toàn cầu. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển, đẩy nhanh quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế thế giới, tăng cường hợp tác kinh tế giữa các quốc gia, và nó càng quan trọng hơn với các nước đang phát triển.

Việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực sẽ mang lại cho các quốc gia lợi ích kinh tế vô cùng lớn, nhưng song song với nó cũng là những thách thức không nhỏ. Một trong những vấn đề đó chính là vấn nạn chuyển giá -một hình thức gian lận thương mại khá tinh vi đã được áp dụng từ lâu của các tập đoàn đa quốc gi. Nó mang đến rất nhiều tiêu cực như nạn trốn thuế, cạnh tranh không lành mạnh nhằm thôn tính các đối thủ

Một phần của tài liệu Chiến lược thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào các nước đang phát triển và hình thức thủ đoạn chuyển giá Tiểu luận ngành Tài chính - Tiền tề (Trang 42)