Các thủ đoạn chuyển giá phổ biến:

Một phần của tài liệu Chiến lược thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào các nước đang phát triển và hình thức thủ đoạn chuyển giá Tiểu luận ngành Tài chính - Tiền tề (Trang 34)

III. Thủ đoạn chuyển giá của công ty đa quốc gia

4. Các thủ đoạn chuyển giá phổ biến:

Các chiêu thức chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tinh vi và phong phú, núp dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng nhìn chung hành vi chuyển giá thường dựa trên nguyên tắc tăng tối đa chi phi, giảm tối đa lợi nhuận để gian lận thuế ở nước nhận đầu tư và chuyển lãi ra công ty mẹ ở nước ngoài.

Giai đoạn đầu:

• Nâng cao giá trị tài sản góp vốn: khi mới thành lập, các Công ty kê khai giá nhập máy móc, thiết bị… từ Công ty mẹ với giá rất cao, từ đó tạo giá trị ảo về vốn, mức khấu hao máy móc, thiết bị… từ đó cũng bị đội lên khiến chi phí sản xuất trên giấy tờ rất cao, triệt tiêu lợi nhuận khiến doanh nghiệp bị lỗ. • Nâng cao giá trị tài sản vô hình: các công ty con khi thành lập ở nước sở tại

thường sẽ phải mua bí quyết kinh doanh, bí mật công nghệ… của công ty mẹ hoặc trả phí bản quyền hàng năm cho công ty mẹ. Qua đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sẽ được chuyển ra công ty mẹ ở nước ngoài, còn công ty con ở nước sở tại sẽ đội chi phí sản xuất lên khiến doanh nghiệp lỗ trên sổ sách.

Giai đoạn đi vào hoạt động:

• Nhập khẩu nguyên, phụ liệu từ công ty mẹ ở nước ngoài: công ty ở nước sở tại không thể tự sản xuất được một số nguyên liệu nên sẽ phải nhập từ công ty

mẹ ở nước ngoài. Giá của những nguyên, phụ liệu này thường được kê khai vống lên để tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp.

• Tăng các chi phí xây dựng thương hiệu sản phẩm, chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ nội bộ của tập đoàn…: MNCs sẽ xây dựng các phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại các quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao, tất cả các chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm sẽ do thành viên MNC tại quốc gia có thuế suất cao này gánh chịu. Nhưng kết quả của việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm thì các thành viên khác vẫn được áp dụng như nhau. Hoặc một chương trình quảng cáo nhằm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm trên phạm vikhu vực, nhưng chi phí lại được phân bổ hết về cho thành viên có trụ sở tại quốc gia có thuế suất cao. Hoặc các công ty cố tình sử dụng làm quảng cáo ở nước ngoài, các dịch vụ đắt đỏ của công ty mẹ để đội chi phí sản phẩm lên. Bên cạnh đó, có một số công ty mẹ cung cấp dịch vụ pháp lý cho công ty con nhưng tính giá dịch vụ cao gấp nhiều lần so với thị trường, do vậy làm tăng cao chi phí của doanh nghiệp khi kê khai thuế. • Điều tiết giá mua hàng hóa: công ty con sản xuất sản phầm với chi phí rất cao rồi bán lại cho công ty mẹ với mức giá rẻ để hạ thấp doanh thu. Từ đó công ty mẹ thu lời nhờ bán sản phẩm ở thị trường nước ngoài.

• Sử dụng chi phí trả lãi tiền vay: công ty mẹ đưa nguyên vật liệu, vật tư linh kiện đầu vào mà ở nước nhận đầu tư chưa sản xuất được hoặc chất lượng chưa đảm bảo, công ty con báo cáo không có tiền lấy hàng, công ty mẹ cho trả chậm để sau khi bán sẽ trả, thời gian trả chậm đó phải có lãi. Việc này được doanh nghiệp coi là trả lãi tiền vay. Nên khi doanh nghiệp bán hàng ra có lãi đều tính vào chi phí trả lãi tiền vay, dẫn tới hết lãi. Còn phần lãi thực, thông qua trả lãi, đã chuyển hết ra ngoài cho công ty mẹ.

Một phần của tài liệu Chiến lược thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào các nước đang phát triển và hình thức thủ đoạn chuyển giá Tiểu luận ngành Tài chính - Tiền tề (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)