TRIỂN VỌNG QUAN HỆ VIÊT – PHÁP

Một phần của tài liệu Chính sách đôi ngoại của Pháp (Trang 34)

Vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng lên trong chính sách châu Á của Pháp và chính sách này đang được tác động tích cực bởi những điều kiện hết sức thuận lợi, đó chính là sự bắt gặp giữa nhu cầu và lợi ích của hai nước cũng như xu thế của thời đại. Mở rộng và tăng cường mối quan hệ toàn diện giữa hai quốc gia này để mở cánh của cho Việt Nam thâm nhập vào EU nói riêng, phát triển các quan hệ song phương với các thành viên của tổ chức này. Để đáp lại, Việt Nam là bước khởi đầu khiến Pháp có chỗ đứng lại trong khu vực châu Á. Chúng ta có cơ sở để tin rằng Việt Nam sẽ luôn được ưu tiên trong chính sách đối ngoại hướng về châu Á của Pháp. Nằm cách xa Pháp hàng chục ngàn cây số nhưng Việt Nam vẫn có sức hút đặc biệt đối với doanh nghiệp Pháp và mối quan hệ Pháp – Việt có đầy đủ tiềm năng phát triển. Điều quan trọng là cần thực hiện các biện pháp để thúc đẩy và khơi dậy những tiềm năng có sẵn.

Để đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu và phát triển bền vững, hai bên cần phải có một khuôn khổ hợp tác mới nhằm tạo động lực và những bước đột phá mới. Trong thời gian tới, hai nước xác định tập trung xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Việt – Pháp và thảo luận song phương để làm rõ nội hàm của quan hệ này. Đây là cơ sở để đưa quan hệ Việt – Pháp lên nấc thang phát triển mới trong tương lai.

Nhiều lãnh đạo và chính khách Pháp hiện nay, được trưởng thành từ phong trào xuống đường bày tỏ đoàn kết, ủng hộ Việt Nam, vẫn giữ tình cảm tốt đẹp đó đối với Việt Nam. Ghi nhận quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, Pháp mong muốn trở thành đối tác hàng đầu của Việt Nam. Pháp sẵn sàng hỗ trợ một cách bền vững Việt Nam vượt qua những thách thức đối với sự tăng trưởng và phát triển nhanh của mình. Thêm vào đó, quan hệ hợp tác giữa các địa phương hai nước rất phát triển, đáp ứng nhu cầu phát triển và nguyện vọng của nhân dân hai nước. Đây chính là những cầu nối rất bền chặt, thủy chung của tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt và Pháp.

Thời kỳ sau chiến tranh lạnh, Pháp là nước đi đầu trong các nước phương Tây khai thông quan hệ với Việt Nam với việc Tổng thống Francois Mitterrand, là người thuộc phe cánh tả, thăm Việt Nam vào tháng 2/1993, góp phần quan trọng vào việc Việt Nam bình thường hóa quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ thế giới, tiến tới bình thường hóa quan hệ với tất cả các nước khác, trong đó có Mỹ. Tiếp đó, Tổng thống Jacques Chirac, người của đảng cánh hữu, đã hai lần thăm Việt Nam vào tháng 11/1997 và tháng 10/2004. Tổng thống Sarkozy cũng bày tỏ đánh giá cao quan hệ với Việt Nam.

Trong chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, Việt Nam khẳng định luôn dành ưu tiên cao cho quan hệ với Pháp và coi quan hệ với pháp là cầu nối để thúc đẩy quan hệ với EU và châu Âu. Hơn nữa, Đảng Cộng sản Việt Nam, với tư cách là Đảng cầm quyền đều có

quan hệ tốt đối với các đảng cánh tả và cả cánh hữu trong đó có Đảng Xã hội, Đảng Cộng sản và Đảng Liên minh vì một phong trào nhân dân.

Sau cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2012, chính sách đối ngoại của Pháp đối với Việt Nam cũng không thay đổi và thậm chí có thể nói sẽ có những bước phát triển mới, đi vào chiều sâu và phát triển bền vững trong một khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược mới.

Với quyết tâm và thực sự mong muốn củng cố và tăng cường phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, lâu dài và tin cậy lẫn nhau mà lãnh đạo cấp cao hai nước đac nhất trí, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng quan hệ Việt – Pháp trong thời gian tới sẽ phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật…đáp ứng sự mong đợi và lợi ích của nhân dân hai nước. Cộng hòa Pháp là một trog những đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Trong thời gian tới, hai nước đặt mục tiêu thúc đẩy hợp tác song phương lên tầm đối tác chiến lược. Lãnh đạo cấp cao hai nước nhất trí về nguyên tắc vệc thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược này trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục...

KẾT LUẬN

Những biến động diễn ra sau chiến tranh lạnh không chỉ làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt của thế giới mà còn tác động sâu sắc tới từng quốc gia, ảnh hưởng tới các hoạt động đối nội và đối ngoại của chúng. Điều này thể hiện đặc biệt rõ nét qua sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của các nước lớn (hoạt động và lợi ích của họ gắn chặt với sự vận động của tình hình quốc tế) nói chung và Pháp nói riêng.

Có thế nói một cách khái quát, dưới nền Cộng hòa thứ V, chính sách đối ngoại của Pháp luôn trung thành với mục tiêu chiến lược là khôi

phục địa vị và uy danh của nước Pháp trên trường quốc tế. Trong bối cảnh, điều kiện lịch sử khác nhau, con đường để đạt tới những mục tiêu đó cũng khác nhau. Tuy nhiên chính sách đối ngoại của Pháp luôn thể hiện tầm chiến lược dài hạn dựa trên một số nền tảng, trụ cột có tính bền vững cao: đó là sự độc lập thông qua chính sách ngoại giao hạt nhân, chính sách châu Âu, chính sách ảnh hưởng, chính sách văn hóa. Hiện nay, dưới sức ép của mối quan hệ quốc tế và bầu không khi cạnh trạnh quyết liệt, chính sách châu Âu là điểm thu hút mọi cố gắng, nỗ lực của Pháp. Điều đó cũng lí giải ở một mức độ nào đó những hạn chế của Pháp trong một số vấn đề khác, chẳng hạn như việc thực thi chính sách mới của Pháp tại chấu Á và phát triển quan hệ với Việt Nam với tư cách là điểm tựa của Pháp tại khu vực địa – chính trị chiến lược này. Nhưng đằng sau đó, chúng ta lại thấy được triển vọng về một sức mạnh, quyền lực có thể tạo sức bật cho nước Pháp trong tương lai. Đáng chú ý là trên địa vị một đối tác chiến lược của Pháp tại châu Á, Việt Nam phải phát huy tính chủ động trong quan hệ với nước này, từ đó vươn ra Liên minh châu Âu và hội nhập thế giới.

Trong hơn hai thập niên kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ Pháp – Việt đã phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cả trong phạm vi hợp tác song phương và đa phương. Xuất phát từ lợi ích của mỗi quốc gia trong bối cảnh quốc tế mới, xu thế toàn cầu hóa, quan hệ Việt – Pháp đã chuyển từ sự thiếu hiểu biết, căng thẳng sang đối thoại, hợp tác. Đây là mối quan hệ giữa hai quốc gia có ý thức hệ, chế độ chính trị cũng như trình độ phát triển khác nhau, nhưng hai bên đã biết vượt qua những trở ngại, rút ngắn khoảng cách để xích lại gần nhau. Việt Nam và Pháp đã nhất trí cao nỗ lực hợp tác để đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới mang tính chiến lược theo phương châm mà lãnh đạo cấp cao hai bên thống nhất là quan hệ “hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, lâu dài

và tin cậy cho thế kỷ 21” và đang chuẩn bị cho việc nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược.

Khi nhìn nhận, tổng kết mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Pháp, cả hai bên đều đánh giá cao những lợi ích mà quan hệ hợp tác mang lại, và mong muốn thắt chặt hơn nữa mối quan hệ với tiêu chí là hai bên cùng có lợi. Pháp đánh giá cao và nhìn nhận Việt Nam là một đối tác quan trọng, là một trong những ưu tiên lớn trong chính sách châu Á phù hợp với tầm vóc và vị thế ngày càng tăng của Việt nam nhất là trong bối cảnh Việt Nam là ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới.

Về phía Việt Nam, bài học kinh nghiệm rút ra trong việc phát triển quan hệ với Pháp nói riêng và trong hội nhập quốc tế nói chung là phải luôn phát huy cao độ độc lập, tự cường trong quan hệ chính trị; thường xuyên đổi mới tư duy đối ngoại, linh hoạt, uyển chuyển phù hợp với tình hình cụ thể, nghiên cứu và dự báo tình hình đối tác một cách nhạy bén, chủ động tìm khâu đột phá trong quan hệ để đem lại lợi ích thiết thân nhất cho sự phát triển của đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS Phạm Minh Sơn: Chính sách đối ngoại của một số nước lớn trên thế giới, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội – 2008

2. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đối tác chiến lược Việt – Pháp: xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác và thịnh vượng, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 4 (95), 12/2013

3. Võ Văn Sung: Những điều nói rõ thêm trong lịch sử quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Cộng hòa Pháp, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 4 (75) 12 – 2008, Học viện Ngoại giao

4. Ths Võ Thi Thu Hà: Quan hệ thương mại Pháp – Việt (1993 – 2008), Tạp chí Nghiên cứu châu Âu

5. Nguyễn Thị Quế: Chính sách đối ngoại của Cộng hòa Pháp trong giai đoạn sau chiến tranh lạnh, tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 4(70)/2006

6. Thông tin cơ bản về Cộng hòa Pháp và quan hệ với Việt Nam,

http://www.mofa.gov.vn

7. Tú Khôi, Sarkozy và học thuyết đối ngoại “nối vòng tay lớn”,

Một phần của tài liệu Chính sách đôi ngoại của Pháp (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w