QUAN HỆ TRÊN CÁC LĨNH VỰC

Một phần của tài liệu Chính sách đôi ngoại của Pháp (Trang 27)

1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ hai nước phát triển nhanh chóng. Tháng 2 năm 1993, Tổng thống Pháp Francois Mitterrand đã chính thức sang thăm Việt Nam – đây là vị Tổng thống Pháp và đồng thời là tổng thống phương Tây đầu tiên tới thăm Việt Nam. Trong chuyến thăm, Tổng thống F. Mitterrand tuyên bố hòa giải hoàn toàn

quan hệ hai nước Việt Nam và Pháp, đồng thời lên tiếng yêu cầu Mỹ bỏ cấm vận chống Việt Nam. Chuyến thăm của Tổng thống Pháp Francois Mitterrand là một đỉnh cao trong quan hệ hai nước đánh dấu bước khởi đầu cho các chuyến thăm cấp cao đều đặn giữa hai nước, nền tảng đưa quan hệ Việt – Pháp lê những tầm cao mới.

Tiếp sau đó, năm 1997, nhân dịp tham gia Hội nghị thượng đỉnh của Khối các nước nói tiếng Pháp, Tổng thống Jacqyes Chirac đã đến Việt Nam và trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai bên lề Hội nghị thượng đình ASEM của Tổng thống J. Chirac vào tháng 10/2004, lãnh đạo hai nước khẳng định sẽ tăng cường các mối quan hệ song phương và đa phương. Tổng thống Pháp cũng khằng định lập trường của Pháp ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và trở thành hội viên không thường trực của Hội đồng bảo an LHQ nhiệm kỳ 2008 – 2009.

Tháng 11 năm 2009, Thủ tướng Pháp Francois Fillon đã có chuyến thăm Việt Nam đầu tiên và chính thức với tư cách là người đứng đầu chính phủ Pháp. Thủ tướng F. Fillon khẳng định quyết tâm của Pháp trong việc tăng cường quan hệ hợp tác song phương trên các lĩnh vực (kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật…). Thủ tướng Pháp và Thủ tướng Việt Nam cũng đã trao đổi nhiều biện pháp cụ thể trong các chương trình hợp tác đa phương trong năm 2010 khi Việt Nam là Chủ tịch ASEAN và năm 2011 khi Pháp giữ cương vị Chủ tịch nhóm G20…

Về phía Việt Nam, các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng đã có những chuyến thăm chính thức nước Pháp như chuyến thăm của Thủ tướng Võ Văn Kiệt (6/1993), của Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (10/1993), Chủ tịch nước Lê Đức Anh (5/1995), Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (2000), Chủ tịch nước Trần Đức Lương (20/10 – 2/11/2002), Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (6/2005), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (9/2007)...

Trong chuyến thăm Pháp năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Francois Fillon đã khẳng định sẽ đưa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, lâu dài, tin cậy trong thế kỷ XXI giữa hai nước lên tầm cao mới, là mẫu mực trong mối quan hệ giữa một nước phát triển và một nước đanh phát triển. Chính phủ Pháp tiếp tục khẳng định sẽ thúc đẩy, tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư cho tương xứng với mối quan hệ hữu nghị, truyền thống vốn có giữa hai nước.

Trong chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng năm 2008, trong các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao cũng như gặp gỡ giới doanh nghệp Pháp, hai bên đã thảo luận và nhất trí nhiều biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư giữa hai nước tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp và phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của hai bên. Lãnh đạo Pháp hứa sẽ xem xét tích cực việc gia tăng ODA và đưa Việt Nam vào danh sách các nước ưu tiên xúc tiến thương mại, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp Pháp làm ăn tại Việt Nam, đồng thời khẳng định sẵn sàng tham gia vào nhiều dự án, đặc biệt là một số dự án có ý nghĩa kinh tế xã hội. Hai bên hài lòng nhận thấy có quan điểm gần gũi, tương đồng trên nhiều vấn đề quốc tế và toàn cầu và nhất trí trong thời gian tới cần tiếp tục tăng cường tham khảo ý kiến thường xuyên các vấn đề an ninh khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm và phối hợp với nhau trên các diễn đàn đa phương. Hai bên nhất trí Việt Nam sẽ là cầu nối giúp tăng cường quan hệ của Pháp với ASEAN và châu Á, đồng thời Pháp sẽ là cầu nối của Việt Nam thúc đẩy quan hệ với EU và châu Âu. Pháp cam kết hỗ trợ Việt Nam tăng cường quan hệ với EU, đặc biệt là trong quá trình đàm phán và ký kết với EU hiệp định hợp tác mới thay thế cho hiệp định năm 1995 cũng như việc vận động EU công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

Việc thường xuyên duy trì trao đổi các đoàn cấp cao, duy trì cơ chế đối thoại chiến lược về các vấn đề đối ngoại và quốc phòng cũng như cơ chế tham khảo chính trị về quan hệ song phương giữa hai nước đã tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Pháp tại Việt Nam Jean – Francois Girault chỉ rõ trong quan hệ quốc tế hai nước có điểm tương đồng là “cùng đề cao tính độc lập trong vấn đề chủ quyền” và “cả hai đều có quan niệm giống nhau về tính dân tộc trong quan hệ quốc tế, ủng hộ tính đa phương, ủng hộ chủ trương đa văn hóa, đa chính trị”9. Sự gặp gỡ giữa hai đường lối của hai nhà nước xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của chính bản thân mỗi nước đã góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước trên mọi mặt lên một tầm cao mới, cho phép phát huy được tính đa dạng cũng như sức sống mạnh mẽ trong các lĩnh vực hợp tác song phương.

Để tăng cường tính hiệu quả của hợp tác song phương, hai nước đã xây dựng được nhiều quy chế hợp tác, đáng lưu ý có:

+ Ủy ban hỗn hợp Hợp tác văn hóa, khoa học kỹ thuật liên Chính phủ

+ Nhà Pháp luật Việt – Pháp

+ Hội đồng cấp cao vì sự phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Pháp

+ Diễn đàn kinh tế tài chính Việt – Pháp

Pháp đóng vai trò chủ chốt trong việc giúp Việt Nam hội nhập quốc tế trở lại vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Sự ủng hộ và giúp đỡ của Pháp trong thời gian qua đã làm gắn kết mối quan hệ truyền thống, là cơ sở cho triển vọng hợp tác kinh tế bền chặt hơn giữa hai nước và đồng thời góp phần quan trọng nâng tầm Việt Nam không chỉ trong khu vực ASEAN mà còn trên thế giới.

2. Trên lĩnh vực kinh tế

Hai bên đã ký kết hàng loạt hiệp định hợp tác, chương trình hỗ trợ, dự án đầu tư, buôn bán, chuyển giao công nghệ... Nhờ đó quan hệ kinh tế được tăng cường, mở rộng trên mọi lĩnh vực: tài chính, thương mại, đầu tư... Hiện nay, Pháp là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của

Việt Nam, là nước châu Âu có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Việt Nam và là nước đứng thứ hai thế giới về viện trợ phát triển song phương cho Việt Nam. Các doanh nghiệp của Pháp có mặt trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Trao đổi thương mại song phương tăng nhanh qua các năm, đến năm 2010 đạt 2 tỉ USD. Kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Pháp từ năm 2004 - 201010

Đơn vị:triệu USD

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 VN xuất 555 652,9 797,2 884,4 970,8 1009, 6 1095,148 VN nhập 617,4 447,7 421,1 1155,4 816,5 753,9 968,966 Kim ngạch XNK 1172,4 1100,6 1218,3 2039,8 1787,3 763,5 2064,114 (Nguồn: Tổng cục thống kê và Tổng cục Hải quan)

Trong giai đoạn hiện nay, khả năng cạnh trạnh trên thị trường Pháp của các mặt hàng truyền thống của Việt Nam gặp nhiều khó khăn hơn trước do vấp phải cạnh tranh gay gắt về giá cả đến từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ...

Pháp là nước thực hiện dự án đầu tư từ rất sớm tại Việt Nam. Tính đến nay có khoảng 300 DN của Pháp hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư khoảng 3 tỷ USD11. Nguồn vốn đầu tư từ Pháp vào Việt Nam rất đa dạng, từ đầu tư trực tiếp (FDI) dưới hình thức các công ty liên doanh – Đây là hình thức hai bên cùng góp vốn đầu tư theo một tỷ lệ nhất định để thành lập một công ty liên doanh nhằm hạ giá thành sản phẩm. Các lĩnh vực đầu tư lớn là dịch vụ (52% tổng vốn), công nghiệp

10 Tổng hợp từ nguồn của Tổng cục thống kê đăng trên trang web http://www.gso.gov.vn11 Việt Nam – Pháp: tăng trưởng thương mại và quan tâm đầu tư và phát triển hạ tâng, 11 Việt Nam – Pháp: tăng trưởng thương mại và quan tâm đầu tư và phát triển hạ tâng,

(37%), còn lại là nông nghiệp12, phân bố trên khoảng 30 địa phương... Tuy nhiên những cản trở về thủ tục hành chính rườm rà...là cản trở không nhỏ cho các nhà đầu tư Pháp muốn kinh doanh tại Việt Nam.

Hiện nay Pháp là nhà tài trợ châu Âu lớn nhất của Việt Nam và là nhà tại trợ song phương thứ 3 về viện trợ phát triển chính thức13. Viện trợ của Pháp cho Việt Nam tập trung vào 3 hướng chính là đào tạo, phát triển nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng trong giao thông vận tải và viễn thông...Việt Nam là một trong số ít nước được hưởng cả 3 kênh viện trợ tài chính của Pháp là viện trợ phát triển chính thức từ ngân khố, từ khoản cho vay ưu đãi từ Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và từ Quỹ Đoàn kết ưu tiên (FSP). Theo tinh thần Tài liệu khung về quan hệ đối tác Việt Nam – Pháp giai đoạn 2006 – 2010, Pháp cam kết viện trợ cho Việt Nam 1,4 tỷ Euro, tập trung thế mạnh của Pháp vào 4 lĩnh vực ưu tiên: cải cách pháp luật và chính trị; hiện đại hóa hệ thống giáo dục và nghiên cứu; hỗ trợ chuyển đổi nền kinh tế; góp phần giảm nghèo, cải thiện phúc lợi xã hội. Hằng năm, Pháp duy trì ngân sách hợp tác dành cho Việt Nam trị giá khoảng 10 triệu Euro, tập trung vào các lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ, cải cách hành chính, xây dựng luật pháp, tài chính, ngân hàng...

3. Trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học – kỹ thuật

Sau chiến trạnh lạnh kết thúc, quan hệ hợp tác Việt – Pháp trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật được đẩy mạnh thông qua những kênh như viễn trợ không hoàn lại của Pháp cung cấp cho Việt Nam và thông qua việc thực hiện các chương trình hợp tác văn hóa, khoa học – kỹ thuật trong khuôn khổ Cộng đồng các nước sử dụng tiếng Pháp...

Giao lưu văn hóa giữa hai nước ngày càng phát triển. Hợp tác văn hóa được thực hiện thông qua các cuộc trao đổi văn hóa, biểu diễn nghệ

12 http://www.vcci.com.vn/ho-so-thi-truong/phap.html13 http://www.ambafrance-vn.org 13 http://www.ambafrance-vn.org

thuật, dịch thuật và các hình thức đa dạng khác nhau như Liên hoan nghệ thuật Festival Huế được tổ chức lần đầu vào tháng 4/2000 với sự tài trợ của Pháp, tổ chức 2 năm một lần...hiện tại, Việt Nam và Pháp đã ký hiệp định trao đổi trung tâm văn hóa tại hai nước. Từ năm 2005, dự án từ Quỹ Đoàn kết ưu tiên (FSP) “phát huy di sản bảo tàng học Việt Nam” cho phép v thực hiện việc hiện đại hóa một số bảo tàng lớn của Việt Nam, hướng tới đạt tiêu chuẩn quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các lĩnh vực hợp tác giáo dục với Pháp tập trung chủ yếu vào việc giảng dậy và phát triển tiếng Pháp, đào tạo nguồn nhân lực ở bậc đại học, sau đại học trong nhiều lĩnh vực: quản lý kinh tế, ngân hàng, tài chính, luật... Hằng năm chính phủ Pháp dành một khoản ngân sách trị giá 1,7 triệu Euro để cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam sang Pháp học. Các trung tâm Đại học Pháp (PUF) tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là một dự án chung của Việt Nam và Pháp, đảm nhiệm các chương trình đào tạo bậc Cử nhân và Thạc sỹ của Pháp tại các trường đại học của Việt Nam. Pháp là đối tác hỗ trợ Việt Nam rất tích cực trong lĩnh vực hành chính công.

Hợp tác y tế, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và Pháp diễn ra từ rất lâu thông qua các chương trình, dự án xây dựng bệnh viện tai Việt Nam, Quỹ Đoàn kết Ưu tiên (FSP), trung tâm nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp (CNRS)...

4. Trên lĩnh vực an ninh quốc phòng

Các lĩnh vực quân sự trong hợp tác Việt – Pháp như: đào tạo những sĩ quan ưu tú, các chiến hạm của Hải quân Pháp cập cảng Việt Nam, trao đổi đoàn, tổ chức các cuộc họp tham mưu hàng năm, đối thoại an ninh... Hằng năm hai bên tổ chức một cuộc họp tham mưu để điểm lại các hoạt động hợp tác quân sự đang diễn ra và sự kiến những hoạt động hợp tác sẽ được thực hiên trong tương lai. Pháp tích cực giúp đỡ Việt Nam trong hoạt động đào tạo sĩ quan tại các trường quân sự của Pháp như trường

quốc phòng liên quân (CID) Paris, Trường quân sự đặc biệt Saint – Cyr (Coetquidan)...

Hai bên cũng tăng cường hợp tác để đổi mới và nâng cao chất lượng quan hệ trong lĩnh vực quốc phòng. Hai bên còn trao đổi các đoàn gnhieen cứu để nâng cao hiểu biết, học hỏi kinh nghiệm, tăng cường hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực an ninh quốc phòng.

Sự đa dạng và tăng cường quan hệ hợp tác về quốc phòng giữa Việt Nam và Pháp đã thể hiện một cách rất đặc trưng chất lượng của các mối quan hệ hiện có giữa hai nước.

Ngoài ra, bên cạnh những hợp tác trên, giữa hai nước còn có quan

hệ hợp tác giữa các địa phương tiêu biểu như vùng Aquitaine của Pháp với tỉnh Lào Cai của Việt Nam, tỉnh Sơn La và vùng Midi – Pyrenees...với những dự án kinh tế, văn hóa...có ý nghĩa quan trọng trong mối quan hệ hai nước, đem lại những hiệu quả cao nâng tầm quan hệ hai nước đi vào chiều sâu và phát triển hơn.

Một phần của tài liệu Chính sách đôi ngoại của Pháp (Trang 27)