Chương 4: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN XÁC ĐỊNH LƯỢNG VẾT MỘT SỐ HALOGENUA BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO QUANG (Trang 79 - 80)

- Khi có mặt NaCl:

Chương 4: KẾT LUẬN

Với nội dung đặt ra là nghiên cứu các điều kiện xác định Br- và I- bằng phương pháp trắc quang động học xúc tác với phản ứng oxi hóa Methylene blue bằng H2O2 trong môi trường axit mạnh, luận văn đã đạt được các kết quả chính sau:

1. Đã tìm hiểu khả năng phản ứng của halogenua đến phản ứng oxi hóa, nồng độ halogenua tăng thì tốc độ phản ứng chỉ thị cũng tăng. Khi có mặt đồng thời NaCl và Br- thì sự mất màu MB diễn ra nhanh hơn và rõ rệt hơn, còn khi có mặt đồng thời NaCl và I- (hay Br- và I-) thì xuất hiện hiện tượng làm trễ sự mất màu của MB (được gọi là hiện tượng ức chế).

2. Tìm được điều kiện xác định Br- trong nước biển với điều kiện thí nghiệm là: MB 2,6.10-5M, H2SO4 1,25M; NaCl 0,2M; H2O2 1M. Khoảng tuyến tính của phương pháp từ 40ppb đến 1400ppb. Giới hạn phát hiện là 0,19ppb, giới hạn định lượng là 65ppb.

3. Tìm được điều kiện xác định I- trong nước biển với điều kiện thí nghiệm là: MB 2,6.10-5M, H2SO4 1,25M; NaCl 0,2M; H2O2 1M. Khoảng tuyến tính của phương pháp từ 0,2ppm đến 4,8ppm. Giới hạn phát hiện là 0,13ppm, giới hạn định lượng là 0,43ppm.

4. Đã xác định được điều kiện chiết tách I2 ra khỏi Br2 để xác định đồng thời I- và Br- trong hỗn hợp. Phương pháp chiết này áp dụng với mẫu tự tạo cho độ thu hồi tốt (Br-: 92,7% ÷ 104,7%; I-: 94,6% ÷ 105,2%). Phương pháp cũng được ứng dụng để xác định bromua và iodua trong các mẫu nước biển Việt Nam (các vùng biển: Sóc Trăng, Nha Trang, Cẩm Phả, Nghi Sơn). Kết quả được so sánh với phương pháp đang được sử dụng trong phòng thí nghiệm là không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

5. Bước đầu đã tìm hiểu được khả năng ứng dụng của thuật toán hồi quy đa biến tuyến tính để xác định đồng thời Br- và I-, phương pháp đã được áp dụng cho các mẫu kiểm tra tự tạo(sai số của CLS: 2,89 ÷ 10,8; sai số của PLS: -2,21 ÷ 6,81).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN XÁC ĐỊNH LƯỢNG VẾT MỘT SỐ HALOGENUA BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO QUANG (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)