Bài 1(ĐHNN1)
Một gen có độ dài 5100 A0, hiệu số % giữa A với 1 Nu khác = 10%. Một mạch đơn của gen nầy có số Nu loại T = 150 và X = 16% số Nu của mạch. Trên phân tử ARNm được sao mã từ gen này có số lượng Uraxin bằng 10% số Ru. Hãy tính :
a. Tỉ lệ % và số lượng từng loại Nu của gen.
b. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại Ribônuclêôtit của Marn.
Bài 2
Xét 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường của một cá thể. Cặp gen thứ nhất dị hợp có độ dài là 4080 A0, gen trội B có tỉ lệ A/G = 9/7, gen b có tỉ lệ T/X = 13/3. Cặp gen thứ 2 đồng hợp trội CC chứa 15% G và có tổng số lk H2 bằng 1725. Trong trường hợp không đột biến hãy tính :
a. Số lượng từng loại Nu của tế bào sinh dục sơ khai.
b. Số lượng từng loại Nu trong mỗi loại giao tử được tạo thành.
BiÕn dÞ
I. Mục tiêu
Củng cố hệ thống hoá kiến thức phần biến dị : Khái niệm, nguyên nhân , cơ chế, tính chất và vai trò của đột biến gen, đột biến NST, thường biến …
Rèn cho hs kỹ năng trả lời câu hỏi lý thuyết, trắc nghiệm khách quan.
II. Nội dung
A. Kiểm tra bài cũ
Gv cùng học sinh chữa các bài tập đã giao về nhà. Tháo gỡ các thắc mắc của học sinh.
B. Hệ thống hoá kiến thức của chương
Gv hệ thống lại kiêns thức của biến dị :
Gv đưa ra một số câu hỏi, Hs đưa ra hướng trả lời. Gv nhận xét đưa ra đáp án đúng.
Câu 1
Thế nào là biến dị tổ hợp ? Nguyên nhân, cơ chế, tính chất, vai trò của biến dị tổ hợp.
Biến dị
Di truyền Không di truyền thường biến
Đột biến Biến dị tổ hợp
Đột biến Đột biến gen
Số lượng NST Cấu trúc NST
Dị bội Đa bội Mất một đoạn NST
Lặp một đoạn NST Đảo một đoạn NST Mất 1 hoặc 1 số cặp Nu Thêm 1 hoặc 1 số cặp Nu Thay thế 1 hoặc 1 số cặp Nu
Câu 2
.Đột biến gen là gì ? Nguyên nhân, cơ chế, tính chất, vai trò của đột biến gen.
Câu 3
Đột biến cấu trúc NST là gì ? Nguyên nhân, cơ chế, tính chất, vai trò của đột biến cấu trúc NST.
Câu 4
Thể dị bội là gì ? Nguyên nhân, cơ chế hình thành thể dị bội.
Câu 5
Thể đa bội là gì ? Nguyên nhân, cơ chế hình thành thể đa bội ? Vai trò của thể đa bội trong trồng trọt.
Câu 6
So sánh đột biến gen và đột biến NST. Trả lời :
a. Giống nhau:
– Đều là đột biến xảy ra trong cấu trúc di truyền của sinh vật. – Đều do các tác nhân đột biến.
– Đều là biến dị di truyền đột ngột, ngẫu nhiên, vô hướng thường có hại, tần số thấp. Một số trung tính, một số ít có lợi.
– Đều cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. b. Khác nhau:
Đột biến gen Đột biến NST
– Không thể xác định được dưới kính hiển vi quang học. – Có thể xác định được dưới kính hiển vi quang học. – Cơ chế gồm 4 dạng: mất, thêm, thế, đảo vị trí một hoặc 1 số cặp Nu – Cơ chế gồm 2 dạng: cấu trúc NST, số lượng NST.
– Nguyên nhân: đột biến do rối loạn sự tái sinh của gen xảy ra trong quá trình tự nhân đôi của ADN.
– Đột biến do rối loạn quá trình tái sinh của NST và rối loạn quá trình phân li của NST.
– Có thể biểu hiện ra kiểu hình (nếu là đột biến gen trội), không biểu hiện ra kiểu hình ngay (nếu đột
biến gen lặn)
– Làm thay đổi cấu trúc phân tử pr nào đó đẫn đến sự xuất hiện đột ngột của một tính trạng nào đó.
– Có thể làm thay đổi cả cơ thể hay một bộ phận của cơ thể.
Câu 7
So sánh đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST. Trả lời :
a. Giống nhau:
– Đều là những biến đổi xảy ra trên NST.
– Đều là phát sinh từ các tác nhân lí hoá của môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất bên trong tế bào và cơ thể.
– Đều di truyền cho thế hệ sau.
– Đều tạo ra các kiểu hình không bình thường và thường gây hại cho chính bản thân sinh vật.
– Các dạng đột biến trên thực vật có thể ứng dụng được vào trồng trọt. b. Khác nhau:
Đột biến cấu trúc NST Đột biến số lượng NST
– Làm thay đổi cấu trúc NST. – Làm thay đổi số lượng NST trong tế bào.
– Gồm các dạng : mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn NST.
– Gồm các dạng đột biến tạo thể dị bội và đột biến tạo thể đa bội.
– Thể đột biến có thể tìm gặp ở cả thực vật và động vật kể cả ở người.
– Thể đa bội không tìm thấy ở người và động vật bậc cao (vì bị chết ngay sau khi phát sinh).
Câu 8
So sánh thể dị bội và thể đa bội ? a. Giống nhau :
– Đều phát sinh từ các tác nhân lí, hoá học của môi rường ngoài hay rối loạn trao đổi chất bên trong tế bào của cơ thể.
– Đều biểu hiện thành các kiểu hình thông thường
– Đều do sự phân ly không bình thường của NST trong quá trình phân bào – Ở thực vật đa bội và thể dị bội đều được ứng dụng trong trồng trọt
b. Khác nhau:
Thể dị bội Thể đa bội
– Sự tyhay đổi số lượng NST chỉ xảy ra ở một hay một số cặp NST nào đó theo hướng tăng hay giảm số lượng NST như 2n+1;2n-1….
– TB có số NST luôn tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n,như 3n, 4n, 5n
– Có thể gặp ở động vật và thực vật kể cả ở người
– Thường không tìm thấy ở động vật bậc cao và người(do bị chết) mà tìm thấy ở thực vật.
– Gây thay đổi kiểu hình ở một số bộ phận nào đó trên cơ thể thường gây ra các bệnh hiểm nghèo.
– Thực vật đa bội thường có các cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt với môi trường.
Câu 9
So sánh thường biến và đột biến ? a. Giống nhau:
– Đều làm biến đổi kiểu hình của thực vật – Đều do tác động của ngoại cảnh
– Đều có ý nghĩa thích nghi cho sinh vật. b. Khác nhau:
Thường biến
– KN: là những biến đổi của kiểu hình không liên quan đến biến đổi kiểu gen
– là những biến đổi trong vật chất di truyền dẫn tới biến đổi kiểu hình
–Nguyên nhân: ảnh hưởng
trực tiếp của ngoại cảnh – Do các tác nhân đột biến – Cơ chế: môi trường tác động
khác nhau, kiểu gen không đổi nhưng kiểu hình bị thay đổi
– Do tác nhân đột biến làm vật chất di truyền thay đổi →
biến đổi kiểu hình, xuất hiện kiểu hình mới
– Tính chất: xuất hiện đồng loạt, có hướng tương ứng với điều kiện sống
– Cá thể, ngẫu nhiên vô hướng không tương ứng với điều kiện sống
– Ý nghĩa: tạo ra những kiểu hình mới giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống.
– Đa số có hại, một số ít có lợi, một số trung tính.
+ Không liên quan đến kiểu
gen nên không di truyền được. + Liên quan đến vật chất di truyền → di truyền được. + Không là nguyên liệu cho
chọn giống và tiến hoá. Có ý nghĩa gián tiếp cho tiến hoá.
+ Là nguyên liệu của chọn lọc, có ý nghĩa trong tiến hoá.
+ Không liên quan đến kiểu gen nên không di truyền được.
+ Liên quan đến vật chất di truyền → di truyền được. + Không là nguyên liệu cho
chọn giống và tiến hoá. Có ý nghĩa gián tiếp cho tiến hoá.
+ Là nguyên liệu của chọn lọc có ý nghĩa trong tiến hoá.