Hiện trạng sử dụng đất những năm vừa qua

Một phần của tài liệu Ứng dụng viễn thám để xác định biến động sử dụng đất tại đầm Nha Phu - Khánh Hòa (Trang 42)

Đất của các xã, phường ven đầm Nha Phu chủ yếu là đất phục vụ hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp. Hiện trạng sử dụng đất được thể hiện trong bảng 3.7 và bảng 3.8.

Bảng 3.7: Hiện trạng sử dụng đất các phƣờng, xã ven đầm Nha Phu 2005 [25]

Chỉ tiêu Xã Ninh Hà Xã Ninh Phú Xã Ninh Lộc Xã Ninh Ích Xã Ninh Vân Tổng TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 1.314,00 5.828,00 3.161,16 6.085,00 4.490,00 20.878,16 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 861,80 3.109,58 2.538,52 4.155,84 1.378,38 12.044,12 Đất trồng lúa 244,00 227,22 473,82 354,11 23,37 1.271,54 Đất trồng cây lâu năm 20,80 132,41 325,51 52,19 106,32 637,23 Đất trồng rừng 104,10 2.577,23 1.282,66 3.254,00 1.131,50 8.349,49 Đất nuôi trồng thủy sản 470,40 160,99 482,02 299,58 59,81 1.472,80 Đất làm muối 11,15 11,15 Đất nông nghiệp khác 22,50 11,73 25,49 184,81 57,38 301,91 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 351,58 321,98 312,38 362,55 262,00 1.610,49

Đất ở 61,70 135,22 44,64 116,40 10,92 368,88 Đất trụ sở cơ quan, công

trình sự nghiệp 1,71 0,66 1,33 0,91 0,47 5,08

Đất quốc phòng, an ninh 20,00 2,00 22,00

Đất sản xuất kinh doanh

phi nông nghiệp 3,14 40,49 14,55 107,03 207,20 372,41 Đất có mục đích công

cộng (đất giao thông, thủy lợi, chợ,… )

103,38 52,25 77,58 87,47 34,42 355,10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2,16 2,51 2,74 0,49 0,11 8,01 Đất nghĩa trang, nghĩa

địa 21,70 17,08 30,42 13,55 5,14 87,89

Đất sông suối và mặt

nước chuyên dùng 157,79 51,01 139,12 36,70 3,80 388,42 Đất phi nông nghiệp

khác 2,76 2,76

ĐẤT CHƢA SỬ

DỤNG 100,62 2.396,44 310,26 1.566,61 2.849,56 7.223,49 ĐẤT CÓ MẶT NƢỚC

VEN BIỂN 132,79 50,00 0,00 50,00 190,00 422,79

Đất mặt nước ven biển

nuôi trồng thủy sản 30,79 140,00 170,79

Đất mặt nước ven biển

có rừng 102,00 50,00 50,00 50,00 252,00

Bảng 3.8: Hiện trạng sử dụng đất các phƣờng, xã ven đầm Nha Phu 2010 [26] Chỉ tiêu Phường Ninh Hà Xã Ninh Phú Xã Ninh Lộc Xã Ninh Ích Xã Ninh Vân Tổng TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 1.316,90 5.855,78 2.953,35 6.103,81 4.521,25 20.751,09 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 795,17 2.426,46 1.757,83 3.624,81 976,30 9.580,57 Đất trồng lúa 225,37 235,48 430,35 249,61 - 1.140,81

Đất trồng cây lâu năm 23,80 31,34 167,05 113,04 53,44 388,67 Đất trồng rừng 45,10 1.987,85 641,86 2.828,84 801,79 6.305,44 Đất nuôi trồng thủy sản 470,40 160,92 493,33 296,61 9,81 1.431,07 Đất làm muối - - - 22,65 - 22,65 Đất nông nghiệp khác 30,50 10,87 25,24 114,06 111,26 291,93 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 365,88 499,53 288,88 312,31 137,46 1.604,06

Đất trụ sở cơ quan, công

trình sự nghiệp 2,03 0,66 1,28 0,53 0,27 4,77

Đất quốc phòng, an ninh - 20,57 5,00 - - 25,57

Đất sản xuất kinh doanh

phi nông nghiệp 2,64 40,49 1,24 46,76 108,89 200,02

Đất phát triển hạ tầng 98,99 51,12 70,35 88,63 11,47 320,56 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2,16 2,51 2,74 1,28 0,24 8,93 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 21,65 17,23 28,47 15,13 5,18 87,66 Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng 156,79 233,47 140,36 59,91 3,80 594,33

Đất ở tại đô thị 81,42 81,42

Đất phi nông nghiệp khác - 133,48 33,44 100,07 7,61 274,60

Đất chƣa sử dụng 155,85 2.929,79 906,64 2.166,69 3.407,49 9.566,46

Đất đô thị 1.316,90 1.316,90

Đất khu du lịch - - - 36,20 108,89 145,09

Đất khu dân cƣ nông

thôn 163,66 139,56 143,68 16,50 463,40

Bảng 3.9: Biến động hiện trạng sử dụng đất từ năm 2005 đến năm 2010

Chỉ tiêu Năm 2005 (ha) Năm 2010 (ha) Biến động (ha)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT

TỰ NHIÊN 20.878,16 20.751,09 -127,07

ĐẤT NÔNG NGHIỆP 12.044,12 9.580,57 -2.463,55

Đất trồng lúa 1.271,54 1.140,81 -130,73

Đất trồng cây lâu năm 637,23 388,67 -248,56

Đất trồng rừng 8.349,49 6.305,44 -2.044,05 Đất nuôi trồng thủy sản 1.472,80 1.431,07 -41,73 Đất làm muối 11,15 22,65 11,50 Đất nông nghiệp khác 301,91 291,93 -9,98 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 1.610,49 1.604,06 -6,43 Đất ở 368,88 544,82 175,94 ĐẤT CHƢA SỬ DỤNG 7.223,49 9.566,46 2.342,97

Bảng 3.7 – 3.9 cho thấy tình trạng sử dụng đất biến động mạnh theo thời gian, diện tích đất nông nghiệp biến động mạnh nhất (giảm 2.463,55ha) với diện tích đất trồng lúa, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác giảm, riêng đất trồng rừng giảm mạnh (2.044,05ha) và đất làm muối tăng (11,50ha); diện tích đất phi nông nghiệp ít biến động nhất (giảm 6,43ha); đất chưa sử dụng tăng mạnh (2.342,97ha), đất ở tăng…

3.2 Biến động sử dụng đất đầm Nha Phu - Khánh Hòa bằng phƣơng pháp viễn thám

Khi giải đoán ảnh Landsat ETM năm 2005, trong nghiên cứu này có 12 vùng tham khảo khác nhau là đất ở, đất trồng lúa chưa thu hoạch, đất trồng lúa đã thu hoạch, rừng thưa, thực vật, rừng ngập mặn, đất nuôi trồng thủy sản, nước, mây, bóng mây, đá, đất chưa sử dụng được lựa chọn với các đặc trưng như sau:

Hình 3.1:Vùng tham khảo: đất ở

Đồ thị #1 Horizontal profile thể hiện các lát cắt ảnh theo phương nằm ngang của những giá trị ảnh tại một điểm ảnh trên một hàng đã chọn, một chữ thập màu đỏ kéo dài từ trên xuống dưới cho thấy vị trí của hàng cho lát cắt nằm ngang. Vùng tham khảo đã chọn là đất ở, theo chiều rộng ngang là 400 pixel, từ 0 đến 250 pixel thể hiện đất ở, từ 250 thì đất ở giảm xuống, là các loại đất khác ở khu vực the hàng ngang.

Đồ thị Spectral profile thể hiện giá trị các bước sóng của các kênh phổ khác nhau tại điểm đã chọn trên hàng, tại chữ thập màu đỏ của đồ thị #1 Horizontal profile. Vùng tham khảo được chọn là đất ở có bức xạ mạnh ở kênh 5 (162,5) rồi giảm theo thứ tự sau kênh 1 (112,5), kênh 4 (87,5) kênh 7 (75), kênh 3 (67) và kênh 2 (60). (Ảnh Landsat ETM có 6 kênh: 1,2,3,4,5,7)

Hình 3.3:Vùng tham khảo: đất trồng lúa đã thu hoạch

Hình 3.4:Vùng tham khảo: rừng thƣa

Hình 3.6: Vùng tham khảo: rừng ngập mặn

Hình 3.7: Vùng tham khảo: đất nuôi trồng thủy sản

Hình 3.9: Vùng tham khảo: mây

Hình 3.10: Vùng tham khảo: bóng mây

Hình 3.12: Vùng tham khảo: đất chƣa sử dụng

Khi giải đoán ảnh Landsat 8 năm 2014, trong nghiên cứu này có 11 vùng tham khảo khác nhau là đất ở, đất trồng lúa chưa thu hoạch, đất trồng lúa đã thu hoạch, thực vật, rừng ngập mặn, đất nuôi trồng thủy sản, nước, mây, bóng mây, đá, đất chưa sử dụng được lựa với các đặc trưng như sau:

Hình 3.13: Vùng tham khảo: đất ở

Đồ thị #1 Horizontal profile thể hiện các lát cắt ảnh theo phương nằm ngang của những giá trị ảnh tại một điểm ảnh trên một hàng đã chọn, một chữ thập màu đỏ kéo dài từ trên xuống dưới cho thấy vị trí của hàng cho lát cắt nằm ngang. Vùng tham khảo đã chọn là đất ở, theo chiều rộng ngang là 400 pixel, từ 0 đến 200 pixel thể hiện đất ở, từ 200 thì đất ở giảm xuống, là các loại đất khác ở khu vực theo hàng ngang.

Đồ thị Spectral profile thể hiện giá trị các bước sóng của các kênh phổ khác nhau tại điểm đã chọn trên hàng, tại chữ thập màu đỏ của đồ thị #1 Horizontal profile. Vùng tham khảo được chọn là đất ở có bức xạ mạnh ở kênh 5 (>1,6x ) rồi giảm theo thứ tự sau kênh 6 (1,5x ); kênh 2 (1,2x ), kênh 1 và 7 (1,1x ); kênh 3 và 4 (9,5x ), kênh 9 (0). (Ảnh Landsat 8 có 8 kênh: 1,2,3,4,5,6,7,9)

Hình 3.14: Vùng tham khảo: đất trồng lúa chƣa thu hoạch

Hình 3.16: Vùng tham khảo: thực vật

Hình 3.17: Vùng tham khảo: rừng ngập mặn

Hình 3.19: Vùng tham khảo: nƣớc

Hình 3.20: Vùng tham khảo: mây

Hình 3.22: Vùng tham khảo: đá

Hình 3.23: Vùng tham khảo: đất chƣa sử dụng

Ảnh vệ tinh Landsat năm 2005, 2014 đều được hiển thị ở tổ hợp màu giả 4 – 3 – 2: red – green – blue, với bức xạ của các đối tượng là phù hợp với bước sóng.

Với các vùng tham khảo đã chọn, tiến hành phân loại ảnh trên phần mềm Envi, kết quả như sau:

Hình 3.24: Kết quả phân loại ảnh Landsat ETM năm 2005

Hình 3.25: Kết quả phân loại ảnh Landsat 8 năm 2014

Sự biến động sử dụng đất năm 2005 và 2014 thể hiện ở bảng 3.10 sau đây:

Chú giải: Đất ở Đất trồng lúa chưa thu hoạch Đất trồng lúa đã thu hoạch Thực vật Rừng ngập mặn Đất nuôi trồng thủy sản Nước Mây Bóng mây Đá Đất chưa sử dụng Vùng không dữ liệu Chú giải: Đất ở Đất trồng lúa chưa thu hoạch Đất trồng lúa đã thu hoạch Thực vật Rừng thưa Rừng ngập mặn Đất nuôi trồng thủy sản Nước Mây Bóng mây Đá Đất chưa sử dụng Vùng không dữ liệu

Bảng 3.10: Biến động sử dụng đât từ năm 2005 đến năm 2014 Loại Năm 2005 Năm 2014 Biến động (ha) Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Đất ở 1.365,93 1,99 2.907,99 4,2 1.542,06 Đất trồng lúa 2.169,72 3,16 991,62 1,4 -1.178,10 Đất rừng 17.741,88 25,83 16.920,18 24,63 -821,70 Đất nuôi trồng thủy sản 1.702,98 2,48 2.010,78 2,93 307,80 Nước 15.211,62 22,14 15.047,37 21,91 -164,25 Đất chưa sử dụng 2.572,29 3,75 3.009,15 4,38 436,86

Bảng 3.10 cho thấy có sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất giữa các năm 2005 và 2014, đặc biệt là diện tích đất ở biến động nhiều nhất (tăng 1.542,06ha), diện tích đất trồng lúa giảm 1.178,10ha, đất rừng giảm 821,70ha, đất nuôi trồng thủy sản tăng 307,80ha, diện tích nước giảm 164,25ha, diện tích đất chưa sử dụng tăng 436,86ha.

Giải thích sự biến động sử dụng đất tại khu vực đầm Nha Phu, có thể đưa ra những nguyên nhân sau:

Tỷ lệ đất ở tăng lên đáng kể do nhu cầu nhà ở và xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn đang ngày càng tăng. Đất trồng lúa giảm nhưng thực chất là không đáng kể, khi giải đoán ảnh viễn thám năm 2014, phân loại diện tích lúa trồng lúa đã thu hoạch, chưa gieo trồng mùa vụ mới đã bị nhầm lẫn với đất ở nên diện tích đất ở tăng mạnh còn đất trồng lúa lại giảm mạnh. Bởi vậy diện tích nhà ở đã bao gồm diện tích đất trồng lúa. Do đó ta mới thấy sự chệnh lệch lớn giữa năm 2005 và năm 2014.

Đất rừng giảm là do nhận thức của con người, khai thác không đúng quy hoạch; hoạt động quản lý nhà nước về rừng yếu kém; do tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy; do quá trình chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản

xuất nông nghiệp; do xây dựng cơ bản: xây dựng đường giao thông, công trình thủy điện;... do hoạt động phá rừng của các lâm tặc. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhà nước đang có nhiều chính sách phục hồi và trồng lại rừng nên diện tích rừng đã và đang được khôi phục.

Đất nuôi trồng thủy sản tăng nhẹ, thực tế thì diện tích nuôi trồng giảm do điều kiện thời tiết, môi trường ngày càng khắc nghiệt, việc nuôi trồng thường chết gây thiệt hại cho người dân. Tuy nhiên, đất nuôi trồng thủy sản bỏ hoang nhưng ngập nước được giải đoán như đất đang sử dụng, hơn nữa kết quả này còn do khi phân loại bị nhầm giữa khu vực đất đầm lầy, khu vực này bị hiểu nhầm là đất nuôi trồng thủy sản.

Do quá trình đô thị hóa, chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng cơ sở hạ tầng, tuy nhiên các công trình chưa được xây dựng, chưa được hoàn thiện nên diện tích đất chưa sử dụng tăng.

Như vậy, sự biến động sử dụng đất ở khu vực đầm Nha Phu là phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển kinh tế thị trường.

Các nguyên nhân dẫn đến kết quả phân loại có độ chính xác không cao là: Ảnh viễn thám xác định các loại diện tích đất cố định qua các năm khá tốt (diện tích đất thực vật) còn đối với các loại đất biến động nhiều theo mùa vụ trong năm thì khả năng xác định không cao (đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản).

Một số loại đất thường bị phân loại nhầm với nhau như đất ở với đất chưa sử dụng, đất trồng lúa với đất ở, đất trồng lúa và đất chưa sử dụng.

Trong quá trình chọn vùng tham khảo có sai sót và đây là một quá trình sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp khác nhau như khảo sát thực địa, chọn vùng tham khảo, giải đoán, thống kê,…nên trong quá trình xử lý vẫn tồn tại những sai sót ngoài ý muốn.

3.3 Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả đất tại đầm Nha Phu

Để quản lý và sử dụng hiệu quả sử dụng đất tại đầm Nha Phu, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Cần bảo vệ diện tích đất trồng lúa nước để đảm bảo cung cấp lương thực tại khu vực. Lúa là lương thực chính của nước ta cũng như của đầm Nha Phu, là lương thực hàng đầu trong các chiến lược chống nạn đói kém, nghèo đói và bệnh tật.

Tiếp tục đầu tư khai thác đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích nông, lâm nghiệp phát triển bền vững. Khu vực đầm Nha Phu cần có biện pháp tái sinh rừng tự nhiên, trồng rừng ngập mặn, trồng rừng kết hợp với trồng cây phân tán, trồng cây lâu năm để đạt tỷ lệ che phủ an toàn sinh thái.

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong cơ cấu sử dụng đất cần dành một tỷ lệ thích hợp cho các mục đích sử dụng phi nông nghiệp căn cứ vào điều kiện thực tế, đáp ứng các yêu cầu phát triển lâu dài, tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại khu vực.

Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai theo quy hoạch, kế hoạch và theo pháp luật; đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, phát triển bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Áp dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý cũng như quy hoạch sử dụng đất hợp lý trong khu vực.

4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Có thể sử dụng ảnh viễn thám để xây dựng cơ sở dữ liệu theo dõi biến động sử dụng đất, có thể xác định nhanh các diện tích đất bị biến động. Việc sử dụng tư liệu viễn thám xác định biến động sử dụng đất tương đối đơn giản và khá nhanh chóng, nếu được đầu tư và ứng dụng rộng rãi sẽ tiết kiệm được chi phí, công sức, thời gian, mà kết quả thu được tương đương, thậm chí là vượt trội hơn so với phương pháp đo đạc, thống kê trên thực địa truyền thống. Tùy vào yêu cầu đánh giá biến động cụ thể để lựa chọn dữ liệu ảnh phù hợp để xác định biến động. Tuy nhiên dữ liệu ảnh được chọn cần phải có độ phân giải cao, các ảnh phải chụp cùng thời điểm, việc chọn vùng tham khảo và tiến hành phân loại yêu cầu người phân tích có kinh nghiệm thì kết quả giải đoán ảnh sẽ có độ chính xác, độ tin cậy cao.

Phân tích số liệu về tình hình kinh tế - xã hội tại các xã quanh khu vực đầm Nha Phu, cho thấy hoạt động kinh tế ở đây chủ yếu là nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản , du lịch và nguồn lợi là các hệ sinh thái ven bờ đa dạng. Qua kết quả khảo sát thực địa và giải đoán ảnh viễn thám thì từ năm 2005 đến năm 2014, tình hình sử dụng đất tại khu vực có sự biến động: diện tích đất ở tăng 1.542,06ha; diện tích đất trồng lúa giảm 1.178,10ha; đất rừng giảm 821,70ha; đất nuôi trồng thủy sản tăng 307,80ha; diện tích nước giảm 164,25ha; diện tích đất chưa sử dụng tăng 436,86ha do quá trình đô thị hóa, các hoạt động phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, điều kiện khí hậu ngày càng khắc nghiệt và môi trường ngày càng ô nhiễm làm đất sản xuất nông, lâm nghiệp chuyển dần sang phi nông nghiệp trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, mở rộng các công trình giao thông.

Từ việc xác định biến động sử dụng đất đầm Nha Phu, đưa ra các biện pháp quản lý bằng cách chính sách sử dụng đất hợp lý phục vụ quy hoạch sử dụng đất để phát triển kinh tế trong vùng.

KIẾN NGHỊ

Do hạn chế về thời gian và nguồn dữ liệu nên đề tài chỉ giải đoán ảnh viễn thám trong hai năm 2005, 2014 để đạt được kết quả có giá trị cao và làm nguồn

Một phần của tài liệu Ứng dụng viễn thám để xác định biến động sử dụng đất tại đầm Nha Phu - Khánh Hòa (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)