Nguồn lợi thủy sản

Một phần của tài liệu Ứng dụng viễn thám để xác định biến động sử dụng đất tại đầm Nha Phu - Khánh Hòa (Trang 40)

Thực vật phù du: có thành phần loài khá đa dạng xác định được 232 loài thực vật phù du được ghi nhận chủ yếu là các loài Tảo Silic với 150 loài chiếm

65% và Tảo Hai Roi với 75 loài chiếm 32%. Chỉ số đa dạng loài Thực vật phù du cao vào khoảng giữa cuối mùa khô và thấp trong khoảng thời gian mùa mưa. Mật độ tế bào thực vật phù du đạt đỉnh cao vào thời kỳ tháng 9, đầu mùa mưa, cũng là thời kỳ chuyển tiếp của 2 đợt gió mùa. Sự nở hoa của loài Alexandrium pseudogoniaulax không ảnh hưởng đến sự phát triển của Tôm Sú nuôi. [5]

Động vật phù du: xác định được 44 loài, trong đó nhóm Chân Mái Chèo Copepoda chiếm ưu thế về số loài cũng như số lượng, chiếm khoảng 80% tổng lượng động vật nổi. [9]

Bảng 3.6: Thành phần động vật nổi [9]

Nhóm Số loài % tổng số

Chân Mái Chèo (Copepoda) 40 62,50

Có Bao (Tunicata) 3 4,68

Sứa (Medusa) 4 6,25

Râu Nhánh (Cladocera) 4 6,25

Hàm Tơ (Chaetognatha) 4 6,25

Có Vỏ (Ostracoda) 2 3,12

Chân Cánh và Chân Khác (Het. & Pte) 2 3,12

Mười Chân (Decapoda) 2 3,12

Tôm Cám (Mysidacae) 2 3,12

Trùng Bánh Xe (Rotatoria) 1 1,56

Động vật giáp xác: xác định được 47 loài thuộc 24 giống 10 họ và 2 bộ. Chủ yếu là bộ Mười Chân Decapoda, trong đó họ Tôm He Penaeidae có 9 loài và họ Cua Bơi Portunidae có 12 loài. [16]

Động vật thân mềm: xác định được 78 loài thuộc 2 lớp: Lớp Chân Bụng Gastropoda có 37 loài, 18 họ và lớp Hai Mảnh Vỏ Bivalvia có 41 loài, 18 họ. Trong đó họ Ngao Vệ Nữ Veneridae có 10 loài, họ Sò Hộp Arcidae có 7 loài, họ Ốc Gai Muricidae và họ Ốc Đắng Cerithidae mỗi họ có 5 loài là những thành phần chủ yếu nhất. [16]

Cá: xác định được 108 loài thuộc 83 giống, 62 họ, 18 bộ. Hầu hết là những loài cá biển rộng muối, rộng nhiệt. Thành phần cá kinh tế tương đối ít (cá đối, cá trích), chủ yếu là nhóm cá tạp chiếm đến 75% trong đó có cá Liệt, Móm, Đù, Chai, Bống,.. [16]

Rừng ngập mặn: thành phần khá đa dạng, khoảng 30 loài cây thông thường đã được tìm thấy trong đó quan trọng và ưu thế nhất là: họ Đước Rhizophoraceae, họ Ngọc Nữ Verbenaceae, họ Bần Sonneratiaceae, họ Euphorbiaceae, họ Myrsiaceae, học Pandanaceae, họ Aizoaceae, họ Cọ Palmae, họ Bìm Bìm Convolvulaceae. Năm 1988 toàn khu vực đầm có 592,5ha rừng ngập mặn, sau 10 năm (1998) còn lại 7,1ha do hầu hết rừng ngập mặn ở đầm đã khai phá chuyển sang nuôi trồng thủy sản. [15]

Một phần của tài liệu Ứng dụng viễn thám để xác định biến động sử dụng đất tại đầm Nha Phu - Khánh Hòa (Trang 40)