3.2.3.1. Đánh giá tác động môi trường của việc khai th ác than
Hoạt động khai thác than từ thời thuộc địa cho đến nay trực tiếp và gián tiếp gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Khai thác than gây ra những tác động chủ yếu như: ô nhiễm môi trường (không khí, nước, đất), suy giảm diện tích đất, chiếm dụng và thoái hóa đất. Đề tài tập trung đánh giá tác động đến địa hình, hệ sinh thái và môi trường đất.
a. Tác động đến địa hình và biển đổi cảnh quan
Đặc điểm của khai thác than lộ thiên là chiếm dụng một diện tích đất khá lớn để khai thác, đổ thải và tạo diện tích cho các công trình phụ trợ phục vụ cho khai thác mỏ. Đất đá thải phát sinh từ công tác đào bới, nổ mìn để bóc đất tầng phủ, công tác sàng tuyển. Để khai thác 01 tấn than thì lượng đất đá thải phát sinh khoảng 3÷5 tấn.
Hoạt động khai thác than, đổ đất đá thải và tác động của các thiết bị nặng khi hoạt động làm biến dạng một cách đáng kể đến địa mạo và cảnh quan khu vực: tạo ra khoảng trống khai thác, gây mất ổn định các bờ dốc, xâm phạm tới diện tích thảm thực vật, hạ thấp bề mặt địa hình, biến đổi cấu trúc địa chất mỏ, biến đổi nền móng hoặc gây tổn thương cơ học đến nền móng.
Hình 3.7: Địa hình khu vực khai thác than b. Tác động đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học
Hàng năm cùng với sự gia tăng sản lượng khai thác than, đặc biệt là khai thác than lộ thiên sẽ kéo theo một số diện tích rừng và các loài động vật hoang dã (ếch, nhái, côn trùng,…) bị mất đi.
Các chất thải (bụi, khí thải, tiếng ồn, nước thải, đất đá thải, chất thải rắn) từ hoạt động khai thác mỏ sẽ gây suy giảm hệ sinh thái.
c. Tác động đến môi trường đất
Quá trình khai thác sẽ làm chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông lâm nghiệp sang đất công nghiệp khai khoáng. Các hoạt động cày xới, làm tơi, bốc xúc, vận chuyển trên khai trường dẫn đến biến đổi cấu trúc cơ lý của đất, biến đổi địa hình, thúc đẩy quá trình xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất dẫn đến đất bị thoái hóa và bị hoang hóa.
Nước thải, chất thải rắn cũng là nguyên nhân gây thay đổi tính chất đất tron g khu vực.
3.2.3.2. Tác động của bãi thải
Tác động của bãi thải đến môi trường xảy ra trên diện rộng và theo chiều sâu:
- Tác động đến địa hình, địa mạo: Phức tạp hoá địa hình, tăng độ tương phản, tăng độ chênh cao tương đối giữa các dạng địa hình âm và dư ơng, giảm thể năng địa hình… Cùng với chế độ nhiệt ẩm đặc trưng miền nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng rất tiêu cực tới diện mạo cảnh quan. Đây là một tác động tiềm tàng mà ít được để ý tới.
- Bãi thải thường có chiều cao và độc dốc lớn, trên bề mặt Bãi thải hầu hết chưa có thực vật che phủ nên khả năng phát tán bụi, xói mòn, trượt lở từ bãi thải có nguy cơ cao. Sự trôi lấp của bãi thải còn ảnh hưởng đến suối thoát nước, gây bồi lắng, tăng độ đục gây ô nhiễm nước. Ngoài ra, sự trôi lấp của bãi thải còn gây ảnh hưởng tới dân cư xung quanh bãi thải (công trình dân dụng, đất đai).
- Các thành phần trên bãi thải có nhiều cấp hạt ở trạng thái tơi rời sau khi nổ mìn và xúc bốc được vận chuyển đổ tại bãi thải, là nguồn cung cấp đất cát trôi lấp và nguồn gây bụi lớn cho khu vực.
- Các tài liệu nghiên cứu về sạt lở, xói mòn do đất đá bãi thải gây bồi lấp sông suối, khu dân cư xung quanh bãi thải chưa được thu thập đầy đủ, tuy nhiên, hàng năm ngân sách chi cho công tác nạo vét đất đá bồi lấp suối.
- Thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên về độ phủ xanh, địa hình tự nhiên…; - Bị sụt lún nên hình thành những vùng trũng, nếp lõm, đứt gãy hoặc tổng hợp các dạng trên tại các bề mặt tương ứng với từng mức độ, từng dạng sụt lún ;
- Quá trình đổ thải làm thay đổi đáng kể các đặc tính vật lý, hoá học của cả hệ thống tự nhiên. Bãi thải hình thành chưa được ổn định đã thúc đẩy các quá trình ngoại sinh, xuất hiện các vùng bị đe doạ bởi các quá trình đó:
+ Vùng bị đe doạ của quá trình xâm thực: thường phát triển dọc theo các quá trình đào phá rừng, lấn rừng, bãi thải không được che phủ, đã phá huỷ hầu như toàn bộ lớp phủ thực vật, độ che phủ mặt đất giảm đi đã kích thích quá trình rửa trôi gia tăng nhanh chóng, kéo theo một số lượng lớn các chất màu mỡ của đất.
+ Vùng bị đe doạ của quá trình bóc mòn: quá trình bóc diễn ra làm thay đổi địa hình theo thế cân bằng mới, sự bào mòn có thể được xem như quá trình tác động của tự nhiên để cân bằng địa hình, chống lại các tác nhân tác động trực t iếp đến bề mặt địa hình trong đó việc hình thành bãi thải là hậu quả nổi bật nhất.
Hình 3.8: Xói lở khu vực bãi thải