Thành phần, đặc điểm chung của bãi thải ngành than

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng một số loài thực vật cải tạo, phục hồi bãi thải sau khai thác than. (Thí điểm tại bãi thải Chính Bắc. Công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin (Trang 38)

Đất đá thải của khu vực sau khi bị phá vỡ kết cấu trở nên bở rời, vỡ vụn nên khi được đổ từ trên cao xuống và được san gạt bằng xe gạ t sẽ tạo ra lượng bụi lớn. Trong khi đó, các mỏ khai thác than lộ thiên lại có lượng đất đá đổ và san gạt hàng năm rất lớn nên lượng bụi phát sinh từ công đoạn này là rất lớn. Lượng bụi phát sinh lớn sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.

Hiện nay, các mỏ lộ thiên chủ yếu đều sử dụng hệ thống bãi thải ngoài với công nghệ đổ thải sử dụng ô tô-xe gạt, khối lượng đổ thải lớn nhất tập trung tại cụm mỏ lộ thiên vùng Cẩm Phả, hàng năm khoảng 60  70 triệu m3/năm. Việc đổ bãi thải ngoài có nhược điểm cơ bản là chiếm dụng diện tích đất mặt lớn, gây trượt lở bãi thải và bồi lấp hệ thống sông suối, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị như các bãi thải Nam Đèo Nai - Cẩm Phả, bãi thải Nam Lộ Phong - Hà Tu, bãi thải Chính Bắc v.v… Công tác đổ thải đất đá hiện nay là một vấn đề cấp thiết mà Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vianacomin) đang quan tâm giải quyết.

Đất đá thải được vận chuyển ra bãi thải và đổ ở các mép sườn dốc. Tại các bãi thải đang đổ thải: Đất đá thải được phân bố theo quy luật phụ thuộc vào trọng lượng và động năng của chúng. Có thể phân sườn bãi thải thành các lớp như sau:

- Từ mặt bãi thải xuống đến độ sâu khoảng 1,5m tập trung chủ yếu các loại đá có kích thước nhỏ (bụi lắng, cát, dăm sỏi) tỉ lệ các loại đá đường kính hạt nhỏ hơn 15mm chiếm 40 - 50%.

- Dọc theo sườn dốc trở xuống tỷ lệ cấp hạt nhỏ trong thành phần của sườn bãi thải giảm dần, đến khu vực giữa sườn bãi thải thì tỷ lệ cỡ hạt đất đá đường kính > 500 mm chiếm trên 60%.

- Những loại đất đá đường kính lớn tập trung ở phía dưới của sườn dốc, khi xuống tới chân bãi thải các tảng đá to thường lăn cách chân bãi thải một khoảng cách nhất định, tạo thành sườn dốc bãi thải dạng lõm. Khu vực sát chân bãi thải thường tập trung các loại đá có đường kính trên 800mm. Đất có trong bãi thải chiếm <10% tổng số vật liệu thải.

- Góc dốc sườn tầng bãi thải hiện nay của các bãi thải ngoài hầu hết lớn >320. Với độ dốc này, sườn tầng thải bị xói mòn, sạt lở, khó thực hiện các biện pháp khắc phục chống xói mòn và trồng cây.

- Chiều cao tầng thải rất đa dạng, hầu hết các bải thải có thời gian tồn tại rất lâu đều có chiều cao tầng thải từ 50-100m, nguy cơ xói mòn và sạt lở là rất lớn vào mùa mưa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng một số loài thực vật cải tạo, phục hồi bãi thải sau khai thác than. (Thí điểm tại bãi thải Chính Bắc. Công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)