Chương 5: BỐ TRÍ MẶT BẰNG PHÂN XƯỞNG

Một phần của tài liệu Đồ án công nghệ thực phẩm Thiết kế phân xưởng sản xuất kẹo trái cây (Trang 50)

5.1 Tính diện tích phân xưởng

Bảng 10 : Diện tích chiếm chỗ của các thiết bị trong phân xưởng

Tên thiết bị Số lượng(cái) Chiều dài(m) Chiều rộng(m) Diện tích(m2)

Thùng chứa chanh dây 1 1,6 1,2 1,92

Băng tải chọn ng liệu 1 3 0,8 2,4

Thiết bị xối rửa 1 3 1,2 3,6

Băng tải 1 3 0,8 2,4

Thùng ủ enzim 1 0,82 0,82 0,6724

Thiết bị chà 1 1,25 0,9 1,125

Thùng chứa dịch

chanh 1 0,68 0,68 0,4624

Thiết bị nấu kẹo 1 1,8 1,45 2,61

Thiết bị hòa tan

gelatin 1 0,61 0,61 0,3721

Thiết bị rót khuôn 1 5,45 1,244 6,8

Phòng tạo đông 1 4 3,6 14,4

Thiết bị áo đường 1 0,9 0,67 0,603

Băng tải 1 3 0,8 2,4

Sàng 1 1,12 0,98 1,0976

Thiết bị bao gói 1 1,143 1,22 1,39446

Thiết bị lưu động 1 10

Tổng diện tích 51,33

Diện tích phân xưởng:

Sphân xưởng = A*(Sthiết bị+ N* Slàm việc+ Snguyên liệu+ Sđiều hành phân xưởng+ Ssản phẩm)

Trong đó:

A: hệ số dự trữ, A= 1,8

Sthiết bị: diện tích thiết bị, Sthiết bị= 51,33 m2

N: Số lượng công nhân trong phân xưởng (tính cho 1 ca), N= 15 Slàm việc: Diện tích làm việc cho một công nhân, Slàm việc= 4 m2

Snguyên liệu: Diện tích kho nguyên liệu

Nguyên liệu cung cấp cho quá trình sản xuất mỗi ngày là 80kg.Tuy nhiên ,kho chứa nguyên liệu sẽ chứa chanh dây tối đa là 5 ngày.Do đó kho chứa sẽ chứa được khoảng 500 kg nguyên liệu.Chọn thùng gỗ chứa nguyên liệu là 0.5m × 0.3m × 0.5m, mỗi thùng chứa khoảng 10kg nguyên liệu  số thùng

Chọn pallet chứa các thùng nguyên liệu có kích thước 1.1m × 1.1m, mỗi pallet chất 2 lớp thùng nguyên liệu, mỗi lớp chất 6 thùng  số pallet cần sử dụng là 5 cái.

Tổng diện tích chứa palet là 5*1.1*1.1 = 6,05 m2

Diện tích kho nguyên liệu bao gồm diện tích chứa pallet, diện tích lối vào và ra cho xe đẩy vận chuyển nguyên liệu, diện tích thông gió, diện tích chứa một số vật tư cần thiết

Chọn Snguyên liệu= 24 m2

Sđiều hành phân xưởng: Diện tích phòng điều hành phân xưởng,

Sđiều hành phân xưởng= 18 m2

Ssản phẩm : Diện tích kho thành phẩm, Ssản phẩm = 24m2

Vậy:

Sphân xưởng= 1,8* (51,33 + 15*4 + 24 + 18 +24)= 319,2m2

5.2 Kích thước phân xưởng:

Chọn khẩu độ của phân xưởng: K= 18 m

⇒Chiều dài phân xưởng: D= Sphân xưởng/ K= 319,2/18 =17,73 m Chọn bước cột của phân xưởng là 4 m

⇒ Chiều dài của phân xưởng là 24 m

Vậy kích thước của phân xưởng là: D x R= 24 x 16 (m)

5.3Phương pháp bố trí mặt bằng phân xưởng:

 Phân xưởng được bố trí thành 3 khu riêng biệt, nguyên liệu từ đầu vào cho đến khi thành phẩm được bố trí theo đường chữ U.

Khu sơ chế nguyên liệu:

 Khu sơ chế nguyên liệu có diện tích 108m2 bao gồm: kho chứa nguyên liệu (6 x 4m), thiết bị rửa, lựa chọn, băng tải chuyển chanh dây đến nơi công nhân tách vỏ, thiết bị xối rửa, thùng ủ enzim , thiết bị hòa tan gelatin.

 Tại khu sơ chế, nguyên liệu nguyên liệu chanh dây trải qua quá trình rửa, tách vỏ,và ủ enzim.Gelatin cũng được ngâm rồi sau đó mới đem qua khu chế biến bằng xe đẩy.

 Kho chứa nguyên liệu:

Nguyên liệu mua về được chứa trong những thùng carton và bảo quản trong kho. Kho chứa nguyên liệu phải đảm bảo thông thoáng nhằm tạo điều kiện bảo quản tốt nhất.

Trong kho nguyên liệu có để các pallet nhựa làm giá đỡ cho các thùng nguyên liệu

Hình 16. Pallet nhựa sử dụng trong kho

Kích thước kho chứa nguyên liệu: Chiều dài: 6m, chiều rộng 4m.

Khu chế biến:

 Khu chế biến gồm thiết bị chà,thiết bị cô đặc chân không,thiết bị nấu kẹo ,thùng chứa dịch chanh dây cô đặc,thiết bị rót khuôn.

Khu hoàn thiện sản phẩm:

 Khu hoàn thiện sản phẩm bao gồm thiết bị áo đường,sàng,băng tải vận chuyển kẹo sản máy bao gói và kho chứa sản phẩm.

 Kho chứa thành phẩm – vật tư :

- Kho chứa đủ lượng sản phẩm sản xuất trong 7 ngày.

- Sản phẩm được bao bì bằng bao PE, cho vào thùng carton để vận chuyển.

- Khối lượng kẹo sau quá trình bao gói của 1 ca sản xuất là 200 kg, chọn kích thước bao bì là 20cm ×15cm x3 cm, , khối lượng mỗi gói sản phẩm là 100gram ⇒ mỗi ca thu được 2000 gói.

Chọn kích thước thùng carton chứa sản phẩm là 50cm × 45cm × 20cm

⇒ Một thùng carton chứa 50 gói sản phẩm

Các thùng carton được xếp riêng biệt trên pallet theo từng ngày sản xuất.

- Quy cách xếp hàng hóa trên pallet:

Hàng hóa trong kho đều được xếp trên pallet (kệ xếp hàng), nhằm thuận tiện cho việc vận chuyển với số lượng lớn, bốc xếp nhanh, khâu giao nhận đơn giản và tránh sự tiếp xúc của hàng hóa với sàn.

Kích thước của pallet thông thường từ 1 – 1.2 m, do đó tùy thuộc vào kích thước của hàng hóa mà có rất nhiều cách sắp xếp cho phù hợp.

Khi xếp hàng hóa trên pallet, độ cao tối đa đạt được của khối hàng là 1.5m, và để tránh hiện tượng các kiện hàng bị trượt đổ khi bốc xếp, vận chuyển hay dỡ hàng, người ta thường sử dụng đai quấn PP, màng căng nylon hay keo dán giữa các lớp hàng.

Các hàng hóa xếp trên pallet được xếp xen kẽ về các chiều nhằm đảm bào tính đứng vững và ổn định cao của khối hàng.

- Kích thước kho chứa thành phẩm : Chiều dài : 6m, chiều rộng : 4m. Vì lượng sản phẩm sản xuất trong 1 ca không lớn, lại được tiêu thụ ngay nên kho thành phẩm có thể được dùng đựng các vật tư như: bao bì, thùng carton, và một số dụng cụ cần thiết cho sữa chữa thiết bị sản xuất.

Một phần của tài liệu Đồ án công nghệ thực phẩm Thiết kế phân xưởng sản xuất kẹo trái cây (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w