Thực trạng ảnh hưởng của chính sách thuế đối với các chủ thể trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 40)

5 tháng đầu năm 2012: Thị trường bứt phá trong những ngày đầu năm 2012 như một lò xo nén sau một quãng thời gian dài giảm điểm của

2.2.3 Thực trạng ảnh hưởng của chính sách thuế đối với các chủ thể trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

thị trường chứng khoán Việt Nam.

2.2.3.1 Thuế đối với nhà đầu tư tham gia thị trường.

Nhà đầu tư tham gia thị trường là những người có tiền nhàn rỗi, sử dụng tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán bằng cách mua bán các chứng khoán được phát hành trên thị trường chứng khoán nhằm hưởng lãi và lợi nhuận. Có thể phân chủ thể đầu tư thành hai loại: nhà đầu tư cá nhân và nàh đầu tư là tổ chức.

Chính sách thuế thu nhập cá nhân:

• Trước năm 2008, Pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân qui định chưa thu thuế cho nhà đầu tư cá nhân trong và ngoài nước về hoạt động chuyển nhượng chứng khoán. Đây là chính sách hợp lý nhằm khuyến khích cá nhân tham gia thị trường vốn, tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước…trong bối cảnh thị trường vốn mới được hình thành và nhằm giảm bớt những rủi ro cho

nhà đầu tư chứng khoán cá nhân. Tuy nhiên, từ 1/1/2009, theo Luật thuế thu nhập cá nhân, nhà đầu tư khi phát sinh hoạt động chuyển nhượng chứng khoán sẽ bị đánh thuế dựa trên 2 phương thức: phương thức đóng thuế 0,1% trên giá trị giao dịch hoặc phương thức nộp 25% trên thụ thập từ chuyển nhượng chứng khoán. Theo đánh giá của các chuyên gia, năm 2011, cùng với những biến động của kinh tế thế giới, TTCK Việt Nam đang phải gánh chịu những khó khăn bất ổn của chính sách kinh tế vĩ mô. Việc thi hành chính sách tiền tệ thắt chặt cùng với sự biến động của tỷ giá, lạm phát và lãi suất cho vay tăng cao đã tác động trực tiếp đến sự sụt giảm của thị trường. Trong bối cảnh khó khăn này, chính sách thuế đánh trên 0,1% giá trị giao dịch hay 20% thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán bộc lộ nhiều hạn chế và chưa tạo điều kiện thu hút nhiều hơn các dòng tiền đầu tư vào TTCK.

Việc lựa chọn phương pháp kê khai, nộp theo thuế suất toàn phần 20% là thuận tiền cho các nhà đầu tư có danh mục đầu tư gồm nhiều cổ phiếu, giao dịch nhiều lần trong năm, vì chỉ phải tính toán lãi lỗ và quyết toán một lần cho toàn bộ các giao dịch trong cả năm. Tuy nhiên phương thức này chỉ áp dụng với điều kiện nhà đầu tư đăng ký phương pháp nộp thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý công ty chứng khoán mà cá nhân đăng ký giao dịch, và phải thực hiện đăng ký thuế và có mã số thuế, thực hiện chế độ hóa đơn chứng từ, xác định được thu nhập tính thuế từ việc chuyển nhượng chứng khoán. Rõ ràng đây là phương pháp phức tạp và khó thực hiện, hiện nay các nhà đầu tư không dùng phiếu đặt lệnh mà thường qua internet, qua tin nhắn hay điện thoại nên không có chứng từ mua bán theo yêu cầu của cơ quan thuế.

Mặc dù hiện nay Việt Nam đã có Luật và Nghị định về giao dịch điện tử đồng thời Bộ Tài chính cũng đã có Thông tư hướng dẫn về hóa đơn điển tử trong lĩnh vực tài chính nên có thể áp dụng hóa đơn điện tử vào việc tính toán thuế đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hóa đơn điện tử không thể phản ánh đầy đủ và chính xác tổng chi phí (gồm cả

chi phí hữu hình và vô hình) mà nhà đầu tư bỏ ra. Ngoài, ra các nhà đầu tư không thể tổng hợp được khối lượng, giá trị giao dịch, giá mua và giá bán bình quân của từng mã chứng khoán đã chuyển nhượng trong năm, nhất là đối với các cá nhân mở nhiều tài khoản ở các công ty chứng khoán khác nhau. Do vậy, hiện tại phần lớn các nhà đầu tư đều lựa chọn cách đánh thuế 0,1% trên giá trị giao dịch vì nó giúp nhà đầu tư đơn giản hóa thủ tục đóng thuế đối với khoản đầu tư của mình, không phải thực hiện quyết toán thuế vào cuối năm. Mặt khác, đối với các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và thu thuế việc thu thuế theo phương thức 0,1% giá trị giao dịch sẽ thực hiện dễ dàng hơn.

Nếu như nhà đầu tư tổ chức có được một bộ máy giúp việc thực hiện các hoạt động đầu tư, đồng thời nộp thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp có hoạt động đầu tư diễn ra thường xuyên sẽ tương đối dễ dàng trong công tác kê khai và nộp thuế thì những nhà đầu tư nhỏ lẻ, bán chuyên nghiệp, họ chỉ tham gia thị trường trong những thời điểm thích hợp lại khó khăn khi thực hiện phương thức đóng thuế này. Trong khi đó, TTCK Việt Nam hiện nay vẫn là một thị trường non trẻ, vì vậy số lượng nhà đầu tư bán chuyên nghiệp chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Chính sách thuế hiện nay dựa trên kê khai 20% thu nhập chịu thuế phần nào đã tính đến việc khuyến khích thành phần các nhà đầu tư nhỏ lẻ này.

Đối với phương pháp thu thuế 20% trên tổng thu nhập chịu thuế, nhà đầu tư phải thực hiện quyết toán thuế vào cuối năm và không được hoàn thuế nếu thua lỗ. Sau khi khấu trừ tiền thuế đã đóng 0,1% giá trị giao dịch, nếu nhà đầu tư có lãi thì sẽ tính 20% trên thu nhập chịu thuế đó. Nếu nhà đầu tư lỗ thì sẽ không phải nộp thuế. Nhà đầu tư không được phép hoàn thuế hay giảm thu nhập chịu thuế cho các năm tiếp theo trong trường hợp bị thua lỗ. Trong khi đó phần lớn các nước như Hàn Quốc, Indonesia, Úc… đều cho phép được chuyển lỗ sang các năm tiếp theo trong vòng 3-5 năm, thậm chí còn vô thời hạn. Đây chính là một hạn chế của chính sách thuế mới, không khuyến khích

các nhà đầu tư, đặc biệt trong thời kì bấp bênh của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Hơn thế nữa dù nhà đầu tư đăng kí theo phương pháp thu thuế 20% trên tổng thu nhập thì nhà đầu tư vẫn phải đóng thuế chuyển nhượng 0,1% sau đó mới thực hiện quyết toán vào cuối năm. Tuy nhiên việc hoàn lại số thuế đã đóng này lại là một vấn đề thực sự khó khăn đối với nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, theo thông tư số 84/2008/TT- BTC ban hành ngày 30 tháng 9 Năm 2008, việc quy định các chi phí hợp lệ mà nhà đầu tư được sử dụng để xác định thu nhập thuần chưa thực sự rõ ràng. Thông tư qui định các chi phí hợp lệ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với chuyển nhượng chứng khoán là các khoản chi phí thực tế phát sinh của hoạt động chuyển nhượng chứng khoán có hóa đơn, chứng từ theo chế độ qui định bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách nhà nước khi làm thủ tục chuyển nhượng; phí lưu kí chứng khoán theo qui định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và chứng từ thu vủa đơn vị nhận ủy thác; và các khoản chi phí khác có chứng từ chứng minh. Tuy nhiên còn một số chi phí khác chưa được tính đến và qui định cụ thể trong luật như lãi suất vay ngân hàng để đầu tư,lạm phát, chi phí mua sắm phương tiện làm việc, chi phí thuê tư vấn,…Đối với một nền kinh tế có lạm phát và chi phí vốn cao như Việt Nam thì các chi phí kể trên chiếm một phần không nhỏ trong tổng chi phí của các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường.

Một só hạn chế trong chính sách thuế tính 20% trên thu nhập chịu thuế khiến các nhà đầu tư đa số chọn hình thức thuế khoán 0,1% trên tổng giá trị chuyển nhượng chứng khoán mỗi lần giao dịch. Cách tính thuế này giúp việc tính và nộp thuế được thực hiện dứt điểm sau mỗi lần giao dịch, không cần lưu hồ sơ giấy tờ và không phải thực hiện quyết toán thuế vào cuối năm. Tuy nhiên, thực tế này đã dẫn tới một điểm bất hợp lý, không nhất quán với tinh

thần của Luật thuế TNCN là trong hoạt động chứng khoán có lãi mới phải nộp thuế.

Mỗi lần giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư bị tính thêm 0,1% tổng giá trị giao dịch tương đương với việc CTCK tăng thêm phí giao dịch 0,1% dù giao dịch đó mang lại lãi hay lỗ cho NĐT. Trong thời gian qua, các NĐT bị thua lỗ không ít do tình hình đi xuống chung của thị trường chứng khoán thì việc vẫn phải nộp thuế đã gây tâm lý bức xúc cho các NĐT, họ cho rằng kinh doanh thua lỗ mà vẫn phải nộp thuế là một điểm rất bất hợp lý. Với các NĐT có tổng giá trị giao dịch lớn trong năm (từ vào chục đến cả tăm tỷ đồng), dù tỷ lệ thuế 0,1% thì khoản thuế họ phải nộp cũng không hề nhỏ. Khi thị trường thuận lợi thì khoản thuế 0,1% có thể là không đáng kể, nhưng khi thị trường chứng khoán ảm đạm như thời gian vừa qua, khoản tiền thuế phải nộp khi thua lỗ cũng trở thành gánh nặng cho các NĐT. Việc áp thuế khi NĐT thua lỗ đã không khuyến khích NĐT bỏ thêm vốn vào TTCK, hạn chế giao dịch dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển của thị trường.

• Việc đánh thuế 5% trên cổ tức. Hầu hết các NĐT đều cho rằng việc đánh thuế trên cổ tức là thuế chồng thuế. Khi NĐT nắm giữ cổ phiếu của một doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc họ là cổ đông hay là một chủ sở hữu của doanh nghiệp đó. Vì vậy, khi doanh nghiệp chịu thuế TNDN cũng có nghĩa NĐT phải chịu. Doanh nghiệp trả cổ tức nghĩa là doanh nghiệp trích một phần trong tổng thu nhập của mình để trả cho người có tên trong danh sách cổ đông như vậy thì cổ tức đã phải chịu một lần thuế TNDN. Vậy khi cổ đông nhận cổ tức và phải chịu thêm mức thuế 5% sẽ bị thuế chồng lên thuế và không đúng với thuế TNCN. Việc phải chịu thuế tính trên cổ tức gây tâm lý bất bình cho các NĐT hơn là chi phí tính thuế mà họ phải gánh chịu. Tuy nhiên đây chưa hẳn được coi là thuế chồng thuế khi mà đang xét đến hai chủ thể khác nhau, doanh nghiệp thì đóng thuế TNDN còn cá nhân thì đóng thuế TNCN. Điều này cũng giống như người mua hàng vẫn phải chịu thuế VAT hoặc thuế tiêu

thụ đặc biệt. Các sắc thuế này khác nhau nên không thể coi là đánh thuế trùng thuế. Nếu xét trên khía cạnh kinh tế thì thực tế phần cổ tức được chia cho các cổ đông chính là một phần thu nhập của công ty và đã được xác định trong tổng thu nhập chịu thuế của công ty khi tính thuế và nộp thuế thu nhập DN. Tuy nhiên ,quá trình kinh tế của doanh nghiệp là sự liên tục của những chu kỳ sản xuất kinh doanh, và nếu quan niệm như trên thì còn có thể suy ra nhiều khoản thu nhập hay nguồn vốn khác cũng bị đánh thuế hai lần,thậm chí là rất nhiều lần.

Một bất cập nữa trong việc đánh thuế cổ tức là việc thu thuế TNCN của các NĐT chủ yếu ở các doanh nghiệp niêm yết, trong khi giao dịch tự do, mua bán trao tay và chủ yếu bằng tiền mặt thì khoản cổ tức nhận được từ các cổ phiếu NĐT nắm giữ không ai kiểm soát và cũng không phải đóng thuế nên nếu đóng thuế rất dễ dẫn đến việc NĐT sẽ không tham gia thị trường giao dịch chính thức, làm chậm tiến độ cổ phần hóa, hạn chế các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

Bên cạnh đó có những ý kiến cho rằng sụ chưa công bằng khi đánh thuế với cổ tức cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm. Nếu so sánh với tiền gửi tiết kiệm, tính bảo toàn vốn cao,lãi suất cũng tương đối cao(lãi suất tiền gửi tiết kiệm hiện tại là trên dưới 12% / năm) mà chưa bị đánh thuế trên lãi tiền gửi tiết kiệm. Trong khi cổ tức có tỷ lệ rủi ro cao hơn, phụ thuộc nhiều vào tình hình sản xuất kinh doanh của DN,NĐT phải bỏ nhiều thời gian và chi phí nhất định để tìm ra những địa chỉ đầu tư với tỷ lệ cổ tức sinh lợi cao, nhưng phần lớn các công ty cổ phần vẫn đưa ra mức cổ tức hàng năm dưới 15%. Bên cạnh đó, cổ đông còn phải đối mặt với tình hình lạm phát liên tục tăng cao. Xét tổng quan thì như vậy là không công bằng giữa hai ngành ngân hàng và chứng khoán.

Mặc dù gần đây bộ tài chính đã ban hành Nghị quyết 08/2011/QH13 bổ sung giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân

theo chính sách này thuế thu nhập cá nhân được miễn từ ngày 01 tháng 8 năm 2011 đén hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 đối với cổ tức được chia cho cá nhân từ hoạt động đầu tư vào thị trường chứng khoán, góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp trừ cổ tức của các ngân hàng cổ phần, quỹ đầu tư tài chính, tổ chức tín dụng. Đồng thời cũng theo nghị định này , thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán được giảm 50% kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012.

Chính sách này nhằm mục đích kích thích thị trường phát triển trở lại do sự sụt giảm liên tục trong giai đoạn vừa qua. Trong khi đó , khả năng phục hồi của thị trường trong giai đoạn tới chưa thực sữ rõ ràng, ngay cả khi thị trường dần hồi phục thì vẫn cần những yếu tố tác động để phát triển trở lại. Vì vậy, có thể nói việc miễn thuế thu nhập cổ tức và giảm thuế chuyển nhượng chứng khoán trong thời gian ngắn như vậy chưa đủ để tác động mạnh đến việc khôi phục thị trường chứng khoán hiện tại.

Việc thu thuế đối với các giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết (OTC) nơi người mua, kẻ bán giao dịch trực tiếp không qua tài khoản ở công ty chứng khoán cũng còn gặp nhiều bất cập. Mặc dù cơ quan quản lý thuế cho rằng điều này không đáng ngại, vì định hướng trong thời gian tới mọi giao dịch OTC sẽ vào khuôn phép, nghĩa là mọi giao dịch chứng khoán chưa niêm yết sẽ thông qua công ty chứng khoán và được báo về trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, nhưng với số loại cổ phiếu OTC hiện có tới hàng ngàn loại và số lượng ngày càng gia tăng do tốc độ ra đời của các công ty mới và doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ khiến việc quản lý giao dịch các loại chứng khoán này gặp rất nhiều khó khăn. Quản lý thuế cho đúng rất khó do hiện co những công ty chưa đăng kí hoặc chưa đủ điều kiện đăng ký công ty đại chúng với Ủy vụ chứng khoán nhà nước nhưng cổ phiếu vẫn được giao dịch trao tay trên thị trường tự do với mức giá tự thỏa thuận khó có thể xác minh chính xác được. Việc không xác định chính xác được mức giá có thể dẫn đến các trường hợp

gian lận về giá, các nhà đầu tư có thể sử dụng nhằm mục đích giảm tối đa số lãi có được trên thị trường niêm yết.

Về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp:

Nhà đầu tư tổ chức trong nước có thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất 25%.

Đối với nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, trước đây chuyển nhượng chứng khoán (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu, trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế), số thuế phải nộp được xác định bằng 0,1% tổng giá trị chứng khoán bán ra tại thời điểm chuyển nhượng. Tuy nhiên đến công văn số 12501/BTC-CST của Bộ Tài chính ngày 20/9/2010 hướng dẫn về chính sách thuế đối với hoạt động chuyển nhượng cổ phần trong các công ty cổ phần lại quy định nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào công ty đại chúng phải chịu thuế chuyển nhượng là 0,1% trên giá trị bán chứng khoán, nhưng khi đầu tư

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w