Thực trạng chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán VN

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 29)

5 tháng đầu năm 2012: Thị trường bứt phá trong những ngày đầu năm 2012 như một lò xo nén sau một quãng thời gian dài giảm điểm của

2.2Thực trạng chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán VN

khoán VN

2.2.1 Khung pháp lý hiện hành về thuế nói chung

Với nhu cầu phát triển mạnh mẽ của đất nước, cùng với xu hướng toàn cầu hóa, hệ thống hành lang pháp luật về thuế nhằm điều chỉnh, kiểm soát các hoạt động kinh tế- xã hội đang ngày càng được quan tâm. Các luận thuế đã được Quốc hội ban hành tương đối đồng bộ, trên cơ sở đó, Chính phủ và Bộ Tài Chính đã có những qui định cụ thể để hướng dẫn, tổ chức công tác thu, nộp, quản lý thuế đảm bảo việc thực thi chính sách thuế theo qui định của Pháp luật.

Hệ thống chính sách thuế của Việt Nam đến nay đã trải qua hay giai đoạn cải cách chủ yếu. Trong giai đoạn cải cách thuế bước 1 (1990- 1995), hệ thống chính sách thuế cho nền kinh tế thị trường đã được ban hành và đưa vào áp dụng thống nhất đối với mọi thành phần kinh tê để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, tạo môi trường pháp lý công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa các khu vực và thành phần kinh tế. Cải cách thuế lần 2 (1996-2000) với việc ban hành luật thuế TNDN và thuế GTGT thay thế luật lợi tức và luật thuế doanh thu; sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và một số chính sách thuế khác để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại trong giai đoạn mới.

Nếu phân loại theo hình thức đánh thuế, hệ thống thuế Việt Namphân làm 2 loại: thuế trực thu và thuế gián thu.

a. Thuế gián thu

Thuế gián thu là loại thuế mà Nhà nước sử dụng nhằm động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng hàng hóa, sử dụng dịch vụ thông qua việc thu thuế đối với người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tính chất gián thu thể hiện ở chổ người nộp thuế và người chịu thuế không đồng nhất với nhau.

Thuế gián thu là một bộ phận cấu thành trong giá cả hàng hoá, dịch vụ do chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh nộp cho Nhà nước nhưng người tiêu dùng lại là người phải chịu thuế. Ở nước ta thuộc loại thuế này bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt...

Thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế GTGT không đánh vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và khắc phục việc đánh trùng thuế doanh thu nên góp phần khuyến khích chuyên môn hóa, hợp tác hóa để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm, không tính vào vốn, nên góp phần khuyến khích các tổ chức, cá nhân bỏ vốn ra đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Hơn thế nữa, nó còn góp phần khuyến khích mạnh mẽ việc sản xuất hàng xuất khẩu.

Luật thuế giá trị gia tăng và văn bản hướng dẫn:

- Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008: Luật số: 13/2008/QH12 ban hành

ngày 03 tháng 06 năm 2008.

- Nghị định 123/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng

- Nghị định 121/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng

- Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Chính sách ưu đãi, hỗ trợ miễn, giảm thuế GTGT

- Thông tư 16/2013/TT-BTC hướng dẫn gia hạn giảm khoản thu NSNN theo NQ 02/NQ-CP về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho SXKD (hiệu lực: 25/03/2013)

- Nghị quyết 13/NQ-CP năm 2012 giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường

- Nghị định 101/2011/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết 08/2011/QH13 bổ sung giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân. …

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế TTĐB là loại thuế thu đánh vào hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước cần điều tiết và hạn chế tiêu dùng. Thuế TTĐB cùng với thuế GTGT điều tiết thu nhập của người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ và thực hiện việc bảo hộ đối với hàng hóa trong nước khi cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết quốc tế.

Luật thuế tiêu thụ đặc biệt: luật số 27/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008.  Thuế xuất nhập khẩu

Thuế xuất nhập khẩu để quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại; nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; góp phần phát triển và bảo vệ sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng trong nước và góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Luật thuế xuất nhập khẩu: Luật số: 45/2005/QH11

b. Thuế trực thu

Thuế trực thu là loại thuế mà Nhà nước thu trực tiếp vào phần thu nhập của các pháp nhân hoặc thể nhân. Tính chất trực thu thể hiện ở chổ người nộp thuế theo quy định của pháp luật đồng thời là người chịu thuế. Thuế trực thu trực tiếp động viên, điều tiết thu nhập của người chịu thuế. ở nước ta thuộc loại thuế này gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp... Sự phân loại thuế thành thuế trực thu và thuế gián thu có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chính sách pháp luật thuế.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào phần thu nhập sau khi trừ các khoản chi phí liên quan đến khoản thu nhập của tất cả các tổ

chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Đối với thị trường chứng khoán, đối tượng thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, các công ty quản lý quỹ, các công ty chứng khoán…

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế: là các khoản phi thu được từ việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng, doanh thu từ hoạt động tự doanh, bao gồm: Khoản thu từ dịch vụ môi giới, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý dnah mục đầu tư, từ vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, phát hành chứng chỉ quỹ, dịch vụ tổ chức thị trường và các dịch vụ chứng khoán khác theo quy định của pháp luật.

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chính đánh của từng cá nhân.

Ở Việt Nam hiện nay, thuế TNCN được xác định theo Luật thuế Thu nhập cá nhân của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2, số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Sau khi Luật thuế TNCN chính thức ra đời, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 84/2008/TT- BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

2.2.2 Khung pháp lý hiện hành về thuế đối với thị trường chứng khoán Việt Nam Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có bước phát triển rất mạnh trong thời gian qua, đặc biệt là trong 2 năm 2006, 2007 cả về phía cung và cầu. Chính sách thuế ra đời với nhiều ưu đãi, miễn giảm thuế cho các đối tượng tham gia thị trường đã đóng góp một phần vào sự phát triển đó, đồng thời định hướng thị trường theo hướng phù hợp với mục tiêu phương hướng phát triển trong tương lai.

a. Thuế giá trị gia tăng

Hiện tại, Thông tư 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT quy định các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán thuộc dịch vụ tài chính thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Thông tư này hướng dẫn việc kê khai, tính thuế, phát hành hóa đơn, hoàn thuế GTGT dựa theo những thay đổi về chính sách thuế GTGT của Nghị định số 121/2011/NĐ-CP được áp dụng ngày 01-03-2012.

Các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng, bao gồm:

- Môi giới chứng khoán;

- Tự doanh chứng khoán;

- Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;

- Bảo lãnh và đại lý phát hành chứng khoán;

- Tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư chứng khoán do công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, tái cơ cấu tài chính, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán;

- Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;

- Giám sát Quỹ đầu tư chứng khoán;

- Lưu ký chứng khoán;

- Đại diện người sở hữu trái phiếu;

- Các hoạt động đầu tư của Quỹ đầu tư chứng khoán.

- Dịch vụ tổ chức thị trường của các sở hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán, dịch vụ liên quan đến chứng khoán đăng ký, lưu ký tại Trung Tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam,

- Chuyển nhượng vốn bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán;

hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, bán ngoại tệ và các dịch vụ tài chính phái sinh khác theo qui định của pháp luật,

Tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán không chịu thuế GTGT thì không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động không chịu thuế GTGT.

Như vậy, đối với các hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán thì theo qui định này sẽ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Các đối tượng tham gia TTCK bao gồm công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng lưu ký, SGDCK, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán khi thực hiện các hoạt động không thuộc lĩnh vực chứng khoán vẫn phải chịu thuế GTGT theo qui định.

b. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Đối với công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

Công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ trong giai đoạn đầu hoạt động của thị trường được hưởng các ưu đãi miễn giảm thuế và thuế suất thuế TNDN. Kể từ ngày Nghị định số 108/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành không được hưởng ưu đãi về thuế TNDN đối với điều kiện ngành nghề ưu đãi đầu tư và đối xử như các doanh nghiệp bình thường khác.

Giai đoạn đầu từ 2000 – 2004 hoạt động đầu tư qua thị trường chứng khoán chưa thực sụ phát triển. Vì vậy, để khuyến khích sự phát triển của thị trường, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 39/2000/QĐ-TTG qui định tạm thời ưu đãi thuế đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán, cụ thể sẽ được miến thuế 1 năm và giảm 50% số thuế TNDN 2 năm tiếp theo đối với công ty chứng khoán và Công ty quản lý quỹ mới thành lập. Sau thời gian hưởng ưu đãi trên thì các CTCK và Công ty quản lý quỹ sẽ áp dụng thuế suất thuế TNDN theo qui định Luật thuế TNDN.

Từ 1/1/2004 đến 25/10/2006: Luật thuế TNDN mới 2003 bắt đầu có hiệu lực thi hành, Bộ Tài Chính ban hành thông tư 100/2004/TT-BTC ngày

20/10/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn riêng về thuế GTGT và thuế TNDN đối với lĩnh vực chứng khoán, theo đó CTCK và Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được áp dụng mức thuế suất thuế TNDN là 20% trong thời hạn 10 năm, kể từ khi khai trương hoạt động kinh doanh, hết thời hạn này, công ty phải chuyển sang nộp thuế TNDN theo mức thuế suất 28% như các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, CTCK và Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được miễn thuế TNDN 2 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 3 năm tiếp theo.

Từ 25/10/2006 đến 31/12/2008: Do Luật thuế đầu tư mới 2006 quy định ngành đầu tư, kinh doanh chứng khoán không thuộc lĩnh vực ưu đãi thuế nên các CTCK và Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán mới thành lập được Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kể từ ngày Nghị định số 108/2006/NĐ-CP qui định chi tiết Luật đầu tư 2006 có hiệu lực thi hành thì không được hưởng ưu đãi về thuế TNDN đối với điều kiện ngành nghề ưu đãi đầu tư. Công ty chứng khoán và Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thành lập trước ngày Nghị định 108/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì tiếp tục hưởng ưu đãi thuế TNDN cho thời gian còn lại. Như vậy tất cả các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được cấp Giấy phép hoạt động kinh doanh sau ngày 25/10/2006 không được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế như trên, chịu mức thuế suất thuế TNDN là 28%.

Từ 1/1/2009 đến nay Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2009 qui định các CTCK, Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán sau khi được hưởng hết các ưu đãi về thuế TNDN sẽ chịu thuế suất thuế TNDN là 25% trên thu nhập chịu thuế. Trong đó, thu nhập chịu thuế được xác định là các khoản thu từ dịch vụ môi giới, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, quản lý quĩ đầu tư, phát hành chứng chỉ quĩ, dịch vụ tổ chức thị trường và các dịnh vụ chứng khoán khác theo qui định của pháp luật.

Đối với các tổ chức đầu tư chứng khoán

Trước đây, các tổ chức đầu tư chứng khoán thực hiện chính sách thuế theo quy định tại Thông tư 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 hướng dẫn về thuế GTGT và thuế TNDN đối với lĩnh vực chứng khoán và Thông tư 2/2006/TT-BTC ngày 10/08/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư 100/2004/TT- BTC. Từ ngày 1/1/2009, Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 có hiệu lực, các tổ chức đầu tư chứng khoán thực hiện chính sách thuế TNDN theo quy định của Luật thuế này và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Đối với các Quỹ đầu tư chứng khoán

Quỹ đầu tư chứng khoán không thuộc đối tượng nộp thuế TNDN. Khi Quỹ đầu tư chứng khoán chia lợi tức cho các nhà đầu tư thì phần lợi tức được chia của tổ chức đầu tư (không phân biệt tổ chức đầu tư trong nước hay tổ chức đầu tư nước ngoài) phải chịu thuế TNDN theo thuế suất thuế TNDN.

Đối với tổ chức niêm yết trên SGDCK

Trước năm 2007, các tổ chức phát hành có chứng khoán được niêm yết lần đầu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 2 năm kể từ khi thực hiện niêm yết.

Từ 2007 trở đi, doanh nghiệp niêm yết lần đầu không còn được hưởng ưu đãi thuế TNDN.

Đối với Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán

Trước đây, SGDCK thành phố Hồ Chí Minh và SGDCK Hà Nội, Trung tâm lưu kí chứng khoán là đơn vị hoạt động sự nghiệp; nhưng theo Luật chứng khoán thì các đơn vị này sẽ từng bước chuyển đổi mô hình sang mô hình công ty TNHH một thành viên. Quyết định 599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Trung tâm GDCK thành phố Hồ Chí Minh thành SGDCK thành phố Hồ Chí Minh đã đưa SGDCK thành phố Hồ Chí Minh trở thành doanh nghiệp đặc biệt đầu tiên, thành lập và

hoạt động theo Luật chứng khoán, chịu sự quản lý và giám sát của Ủy ban

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 29)