7. Kết cấu khóa luận
3.2.2. Về nội dung
Phóng sự báo Tuổi Trẻ TP.HCM cần chi tiết và đi sâu vào vào vấn đề hơn nữa. Điều này đòi hỏi phóng viên cần phải thực sự dấn thân,hết mình với đề tài.
Bạn Lê Thị Hồng Nguyên, sinh viên báo chí truyền thông, Đại học Khoa học và Xã hội nhân văn bày tỏ ý kiến: “Những bài phóng sự cần đi sâu cào thực
tiễn đời sống xã hội hơn nữa, phải làm sao để bạn đọc thấy được ở mỗi trang viết chứa đựng tâm huyết và sự nỗ lực của tác giả.Khai thác đề tài không chỉ ở bề rộng mà phải cần cả chiều sâu, như vậy thì tác phẩm phóng sự mới để lại 1 giá trị nào đó trong lòng bạn đọc.”
Độc giả cũng nhận xét, tính chiến đấu của báo không còn được mạnh mẽ như một hai năm về trước.
Mai Quốc Ấn, phóng viên báo “Sài Gòn tiếp thị” cho rằng: “Có cảm giác
đội ngũ Phóng viên thuộc mảng phóng sự - ký sự của báo Tuổi Trẻ vẫn chưa "đi tới cùng" của 1 đề tài cụ thể vì nhiều lý do. Có những phóng sự hoành tráng nhưng đối với dân trong nghề thì xem xong chỉ cười nụ vì nó chưa đi đến tận cùng bản chất vấn đề hoặc chỉ là một phần nhỏ sự thật.”
Anh Lê Quý Đông, hiện đang công tác tại Truyền hình AVG nhận xét:
“Tuổi Trẻ những năm gần đây viết hiền quá và đang dần mất tính chiến đấu. Phóng sự hời hợt không như những năm 2004-2006. Đã không làm phóng sự thì thôi, đã làm thì phải đi đến tận cùng vấn đề và phải có tính chiến đấu. Tôi ghét những phóng sự kiểu nêu vấn đề rồi đặt câu hỏi để đấy của Tuổi Trẻ TP.HCM những năm gần đây. Chỗ nào nghi vấn thì phải tìm đến chân tướng sự thật. Viết báo mà kiểu mập mờ thì chỉ thêm gây mất tin tưởng ở bạn đọc.”
Nguyễn Trọng Tùng, đang công tác tại VTC News nhận xét: “Phóng sự của báo còn mang nặng tính lịch sử chính trị.”
Độc giả Nguyễn Thu Hương đang công tác tại Action Aid Vietnam góp ý:
“Phóng sự báo Tuổi Trẻ Tp.HCM cần đi thẳng vào vấn đề hơn. Nhiều bài nhiều số vẫn mang tính chất “cúng cụ”.
Như vậy, Tuổi Trẻ TP.HCM cần khắc phục một số hạn chế không đáng có như:
- Không nên kéo dài tác phẩm nếu nội dung thông tin không nhiều, không đặc sắc.
- Phóng sự cần đi đến tận cùng của bản chất vấn đề, không nên bỏ lửng giữa chừng, mặc cho độc giả “suy nghĩ” tiếp.
3.2.3 Về hình thức
Trong những ý kiến góp ý nâng cao chất lượng phóng sự báo Tuổi Trẻ TP.HCM, việc tăng cường chất lượng ảnh phóng sự được độc giả nhắc đến nhiều nhất. Ảnh phóng sự của báo Tuổi Trẻ còn nặng tính minh họa và chất lượng chưa cao. Nhiều tấm ảnh chụp lén nên còn bị nhòe và mờ.
Độc giả cũng góp ý về việc sử dụng ngôn ngữ trong phóng sự của báo Tuổi Trẻ TP.HCM: ““Nhiều bài phóng sự về tệ nạn xã hội hơi lạm dụng tiếng
lóng, nên giảm bớt.” (Đinh Thị Thu Thùy, sinh viên báo chí năm cuối, Học viện
Báo chí và Tuyên Truyền); “Ngôn ngữ cần đại chúng hơn (nhiều bài viết sử
dụng từ địa phương, lối nói riêng của miền Nam, không phải ai cũng hiểu”. (Hồng Mỹ Hạnh, bạn đọc báo Tuổi Trẻ TP.HCM)
Nhiều nhà báo đồng nghiệp ở báo bạn nhận xét văn phong của báo Tuổi Trẻ còn khô khan, kém lôi cuốn. Nhà báo Trần Bỏ Phùng, báo Bình Định nhận xét: “Hầu hết các phóng sự - ký sự trên Tuổi Trẻ có giọng điệu, ngôn ngữ thể
hiện na ná nhau. Phóng sự của Tuổi Trẻ kém chất văn học nên ít sinh động, lôi cuốn dự cung cấp nhiều thông tin. Nhưng chỉ có thông tin thôi thì đâu cần có trang này.”
Chị Nguyễn Minh Thúy, đang công tác tại Đài Phát thanh Truyền hình Thanh Hóa – một người theo dõi thường xuyên phóng sự trên báo Tuổi Trẻ cũng cùng chung ý kiến “Tôi thích nhất đề tài viết về biển đảo và chống tham nhũng
gọn, ấn tượng. Đặt tít hay, viết Sapo chuẩn. Nhưng văn phong thì hơi ... bình thường, không có gì sắc sảo hơn những báo khác, thậm chí so với một số báo thì không bằng.”
Dung lượng của phóng sự báo Tuổi Trẻ TP.HCM hiện nay vẫn còn hơi dài ( 1.300 – 1.800 chữ) trong khi có những bài không cần phải viết dài như vậy: VD: Đua bồ câu vì hòa bình, Khát vọng biển khơi, ….Đây là những đề tài nhẹ nhàng, không nhiều chi tiết mới lạ, cần viết ngắn gọn hơn.
3.2.4 Về kế hoạch pháp lệnh
Phóng viên Cao Mạnh Tuấn, đang làm việc tại báo Thể thao Văn hóa góp ý : “Báo Tuổi Trẻ TP.HCM nên đầu tư cho phóng viên thay vì mở rộng cộng tác viên.”
Nhiều độc giả như Nguyễn Thu Hường, sinh viên học viện Báo chí Tuyên truyền cũng chung quan điểm: Cần đầu tư mạnh cho đội ngũ phóng viên hơn nữa vì nhiều trường hợp chất lượng bài vở của cộng tác viên còn chưa đồng đều.
Trong quá trình khảo sát, nhiều đề tài báo Tuổi Trẻ TP.HCM thực hiện theo nhóm phóng viên mà không thực sự cần thiết: Lều chõng theo con, ngọn đèn không tắt….
Tiểu kết chương III
Chương III dựa trên khảo sát các tác phẩm phóng sự trong thời gian Tháng 1/2011 – Tháng 3/2012 và phiếu điều tra xã hội học phản ứng của độc giả đề từ đó đưa ra những góp ý nâng cao chất lượng phóng sự của báo.
- Đời sống lao động, học tập, lối sống, các vấn đề của giới trẻ. - Đề tài chống tham nhũng và tệ nạn xã hội.
- Mảng đề tài vùng sâu, vùng xa, về các vùng ở phía Bắc Về nội dung, phóng sự báo Tuổi Trẻ TP.HCM cần: - Tăng cường tính chiến đấu của mỗi bài phóng sự.
- Phóng sự cần đi đến tận cùng của bản chất vấn đề, không nên bỏ lửng giữa chừng, mặc cho độc giả “suy nghĩ” tiếp.
Về hình thức phóng sự báo Tuổi Trẻ TP.HCM cần: - Tăng cường chất lượng ảnh phóng sự
- Bớt sử dụng tiếng lóng, từ địa phương
KẾT LUẬN
Phóng sự là một thể loại báo chí xung kích, từ khi ra đời đến nay chưa bao giờ giảm đi sức hút của mình đối với công chúng. Phóng sự báo Tuổi Trẻ TP.HCM chuyên nghiệp, chất lượng ổn định và đề tài phong phú …ngày càng khẳng định hơn vị trí của mình trong lòng độc giả.
Khóa luận với kết cấu 3 phần.
Chương 1 hệ thống lại kiến thức lý luận về thể loại phóng sự: Khái niệm và đặc trưng thể loại. Những kiến thức nền tảng này sẽ trở thành tiêu chí xuyên suốt để tác giả đánh giá chất lượng phóng sự của báo Tuổi Trẻ TP.HCM.
Chương 1 cũng giới thiệu khá kỹ về tờ báo Tuổi Trẻ TP.HCM với mong muốn phần nào thể hiện được đặc trưng của tờ báo. Với kiến thức nền tảng về tờ báo được giới thiệu ngay ở phần mở đầu, việc mở rộng và đi sâu tìm hiểu về phong cách phóng sự báo Tuổi Trẻ TP.HCM ở những chương sau sẽ được thuận lợi và dễ dàng hơn.
Chương 2 , chương quan trọng nhất của toàn bộ khóa luận, trả lời câu hỏi thực trạng Phóng sự trên báo Tuổi Trẻ TP.HCM như thế nào. Bằng những hiểu biết của mình, tôi đã cố gắng đưa ra một cái nhìn khái quát, toàn diện nhất về phóng sự của báo: Từ kế hoạch pháp lệnh, Quy trình hoàn thành sản phẩm, Đặc điểm Nội dung, Đặc điểm Hình thức và một số gương mặt phóng viên tiêu biểu.
nâng cao chất lượng phóng sự của báo. Những ý kiến góp ý trên là sự giao thoa giữa quá trình tự nghiên cứu của bản thân và những ý kiến góp ý của độc giả, vì vậy, hy vọng khóa luận có thể đưa ra những ý kiến khách quan, công tâm nhất.
Do hạn chế về trình độ, năng lực cũng như kinh nghiệm, khóa luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu xót. Tôi rất mong muốn nhận được những ý kiến góp ý từ thầy cô, những phóng viên, nhà báo, bạn bè, những ai quan tâm đến vấn đề này để có thể hoàn thiện và phát triển đề tài này ở cấp độ cao hơn.
Hà Nội, Tháng 5/2012 Sinh viên làm khóa luận
DANH MỤC THAM KHẢO
(Tên tác giả xếp theo thứ tự bảng chữ cái a,b,c…)
1. Đỗ Phan Ái – Nguyễn Tiến Mão, Ảnh báo chí, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.
2. GS.TS. Nguyễn Đức Dân, Ngôn ngữ báo chí, Những vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007.
3. PGS.TS Đức Dũng, Phóng sự báo chí hiện đại, NXB Thông Tấn, Hà Nội, 2004.
4. PGS.TS Đức Dũng, Viết báo như thế nào, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2000.
5. PGS.TS Đức Dũng, Các thể loại báo chí, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2001.
6. PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Báo chí truyền thông hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.
7. Hà Minh Đức, Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997.
8. Th.S Nguyễn Tiến Mão, Cơ sở lý luận ảnh báo chí, NXB Thông Tấn, Hà Nội, 2006.
9. The Misouri Group, Nhà báo hiện đại, NXB Trẻ, Hà Nội, 2007.
10.TS Lê Thị Nhã, Lao động nhà báo, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội,
2010.
11.Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, Phóng sự từ giảng đường đến trang viết,
NXB Thông Tấn, Hà Nội, 2007.
14.Nhiều tác giả, Một số vấn đề sử dụng ngôn ngữ báo chí, Luận văn, Hà
Nội, 2003.
15.Nhiều tác giả, Báo chí từ những điểm nhìn thực tiễn, NXB Văn hóa Thông
tin, 2001.
16. TS Hồng Văn Quang, Diện mạo báo chí chính trị Việt Nam trước năm
1954,Hà Nội, Hà Nội, 2010.
17.THs. Hà Huy Phượng, Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in,
NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006.
18.Deborah Potter, Hướng dẫn nghề làm báo độc lập, NXB Văn hóa – Thông
tin, Hà Nội, 2007.
19.Tạ Ngọc Tấn, Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, NXB Văn hóa Thông tin,
Hà Nội, 1999.
20.TS Nguyễn Thị Thoa – PGS.TS Đức Dũng (chủ biên), Phóng sự báo chí,
NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2005.
21.TS. Nguyễn Thị Thoa (chủ biên) – Nguyễn Thị Hằng Thu, Giáo trình Tác
phẩm báo chí đại cương, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011.
22.Kỷ yếu Tuổi trẻ - Ngôi nhà của chúng ta: 35 năm tuổi trẻ, Báo Tuổi trẻ
TP.HCM
23.Báo Tuổi Trẻ TP.HCM T1/2011 – T3/2012
24.Trung tâm Từ điển học Vietlex, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2010. 25.Hội nhà báo Việt Nam, Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Hà Nội,