7. Kết cấu khóa luận
2.4. Đặc điểm hình thức
2.4.1. Kết cấu: Tớt, tớt xen, sapo, kết, box, tin khung – bài khung
Đầu đề (tít chính)
Đánh giá của độc giả về sức hấp dẫn của đầu đề phóng sự báo Tuổi Trẻ TP HCM:
45% độc giả (184 phiếu) cho rằng đầu đề phóng sự của Tuổi Trẻ TP HCM mới chỉ đạt chuẩn, truyền đạt được nội dung thông tin nhưng độ hấp dẫn chưa cao.
44% độc giả (181 phiếu) đánh giá đầu đề phóng sự của Tuổi Trẻ TP HCM hấp dẫn, thu hút.
8% (32 phiếu) đánh giá đầu đề phóng sự của báo Tuổi Trẻ TP HCM rất hấp dẫn. Khoảng 2 % còn lại đánh giá đầu đề báo Tuổi Trẻ TP HCM kém hấp dẫn.
Kết quả khảo sát trên đã đánh giá tương đối chính xác thực trạng đặt tít của báo Tuổi Trẻ TP HCM. Tít chính trong các tác phẩm phóng sự của báo Tuổi Trẻ TP HCM thường đơn giản, gọi thẳng tên vấn đề. VD: Thuốc lá lậu tuồn về
theo xe buýt, Nỗi lo từ đất nứt, Thúc heo tăng trọng bằng thuốc cấm: Bằng thạc sĩ giá 18 triệu đồng, Phập phồng…thang máy… Đây là những cái tít báo mà đọc
Những dạng tít kiểu này thường rất “đúng chuẩn”, cung cấp đầy đủ thông tin cho độc giả, nhưng lại kém hấp dẫn.
Đối với những tuyến bài về ký sự nhân vật hoặc thân phận những người lao động nghèo, cần chạm đến chiều sâu nhân bản hoặc những phóng sự về đề tài văn hóa thì tít chính thường được chau chuốt hơn. Các tác giả như Phạm Vũ, Viễn Sự, Tâm Lụa…thường khá cẩn thận trong việc chọn tít, đặt tít.
Một số tít báo hay sáng tạo:
+ Sử dụng các yếu tố văn học nghệ thuật: Sỏi đá tìm nhau, “Mặt trời bé
con” ở Trường Sa, Người “níu giữ” giấc mơ chapi”, Bà Robinson trên đảo hòn khô, Đi tìm “rừng người”…
+ Trích dẫn lời của nhân vật: “Vì tôi yêu Sài Gòn”, “Yêu thương hơn
mình có thể”, “ừ hén làm mẹ cũng phải học” …
+ Sử dụng biện pháp chơi chữ: Lẽ sinh tồn của người Sinh tồn/ Khoác lác
với sừng tê giác…
+ Sự dụng các dấu “” và dấu ….: “Tắng trắng” cho măng bằng chất độc/
Xúm “không chồng” giữa phố, “Phép màu” hóa chất; Lật tẩy “màn kịch” thương tâm….
+ Diễn đạt khác đi: Người bắt mạch “bệnh trời” (chân dung một người
phụ nữ làm công tác dự báo thời tiết) , Chở Tết quê về phố , Bước trên mảnh vỡ thủy tinh (viết về những em bé bị bệnh xương thủy tinh) , I’m a farmer – Tôi là nông dân (về phong trào nông dân học tiếng Anh).
+ Tớt dài dòng, khó hiểu: Cả ngàn người vào rừng đãi quặng, Đường đi khó hiểu của chất gây nghiện Pseudoephedrine….
+ Tít gây hiểu sai, hiểu nhầm: Tái chế vỏ ô tô (Tái chế thì có gì là sai?), Tạm biệt mô hình làm việc nhân đạo…..,
+ Tít không đúng so với nội dung bài viết: Xe ôm nghĩa hiệp, Người sống qua ba thế kỷ….
Tớt xen
Hầu hết phóng sự báo Tuổi Trẻ TP HCM đều sử dụng 2 tít xen trong bài. Và cũng như tít chính, tít xen của phóng sự báo Tuổi Trẻ chủ yếu cung cấp độc giả thông tin chứ không hấp dẫn, thu hút lắm.
Một số tít xen hay trong thời gian khảo sát : Nhanh như rùa (Tận diệt rùa đồng – Trường Đăng), Cà phê…không cà phê (Phù phép đậu bắp thành cà phê – Chính Thành – Bỏ Tăng ), Xắn quần chờ nước rút (Bangkok những ngày chờ nước rút – Phạm Vũ)
Một số bài phóng sự thậm chí không sử dụng tít xen: Thầy Vinh của Hướng Dương. Cả một phóng sự dài 1700 chữ, chỉ được chia thành những đoạn nhỏ, đánh dấu bằng những con số.
…
Sapo
Đánh giá của bạn đọc báo Tuổi Trẻ TP HCM về chất lượng sapo trong các tác phẩm phóng sự của báo:
8% ý kiến đánh giá chất lượng sapo của phóng sự báo Tuổi Trẻ TP HCM là Rất tốt, 69% đánh giá là Tốt, 22% đánh giá là bình thường. Còn lại là Kém và các ý kiến khác.
Đánh giá chung, sapo của phóng sự của báo Tuổi Trẻ thường ngắn gọn, nhiều thông tin, giới thiệu được chủ đề của tác phẩm. Tuy nhiên, sapo của phóng sự báo Tuổi Trẻ còn khô khan, ít chất văn học và còn kém hấp dẫn.
Phóng sự báo Tuổi Trẻ TP HCM có những dạng sapo chủ yếu sau đây: + Liên hệ trực tiếp với những sự kiện thời sự vừa xảy ra, được đông đảo bạn đọc quan tâm để thu hút sự quan tâm của độc giả. Đây là một cách viết sapo rất thông minh và được phóng sự báo Tuổi Trẻ TP HCM sử dụng thường xuyên.
Phóng sự Tàu cá hóa … tàu khách của tác giả Đức Thanh đã khéo léo liên hệ với các vụ tai nạn đường thủy gần đây, rồi đặt vấn đề về hiện tượng “tái chế” tàu đánh cá cũ thành tàu khách: “Gần đây liên tục xảy ra nhiều vụ tai nạn giao
chính là do các tàu cá cũ sau nhiều năm hoạt động được chuyển đổi sai công năng thành nhà hàng nổi, tàu chở khách.”
+ Trong sapo nói rõ là “Điều tra theo thư của bạn đọc” hoặc Đường dây nóng. Theo phóng viên Viễn Sự, báo Tuổi Trẻ TP HCM thì “Viết sapo như vậy
vô hình chung kéo độc giả về phía mình, họ cảm thấy có mình trong đó mặc dù họ không biết người cung cấp nguồn tin là ai. Họ sẽ tự nghĩ: À, cái chuyện đó cũng gần gũi với mình.”
Phóng sự “Tân trang” ruột xe phế thải (Ngọc Khải – Khương Văn) đã mở đầu với sapo như sau: Nhiều bạn đọc gọi điện đến Tuổi Trẻ bức xúc: xe gắn máy
bị thủng ruột, vừa thay ruột xe mới lại hỏng tiếp. PV Tuổi Trẻ đã vào cuộc và phát hiện nhiều lò tân trang ruột xe phế thải lẫn các lò làm nhái ruột xe thương hiệu tại TP.HCM.”
Một số phóng sự khác cũng sử dụng thành công cách viết sapo trên có thể kể đến như: “Phép màu” …hóa chất (Đ.Thanh – M.Mẫn – M.Trung – B.Tăng), Đủ “chiêu” trộm cắp (Ngọc Khải – Sơn Lâm), …
+ Sapo khái quát tình hình, hiện trạng:
VD: Còn hơn nửa tháng mới đến Tết Nguyên đán nhưng thị trường đổi
tiền lẻ, săn ngoại tệ lì xì đã rất “nóng”. Phí đổi tiền lẻ tăng cao đến chóng mặt, rao bán bung ra trên mạng nhiều hơn và có thêm dịch vụ trao tiền mừng tuổi tận tay người nhận. – (Nhộn nhịp dịch vụ đổi tiền lì xì) – Vũ Thanh Bình – Nguyễn
Hà.
Một số sapo phóng sự của báo Tuổi Trẻ TP HCM được viết rất hấp dẫn, mượt mà, chau chuốt và giàu tính văn học.
VD: Trong tác phẩm phóng sự “Ở nơi Michael Jackson chào đời” – tác giả Thanh Yên đã mở đầu sapo bằng lời nói trực tiếp của nhân vật và sau đó đưa thêm những suy nghĩ, đánh giá gợi liên tưởng cho bạn đọc: “Michael Jackson đã
sinh ra ở đây”- người dân ở Gary, một trong những thành phố nghèo nhất nước Mỹ, luôn tự hào nói với du khách như vậy. Kể cả khi người cho họ niềm tự hào ấy đã qua đời và thành phố của họ cũng đang thoi thóp lụi tàn.”
Phóng sự Người níu giữ giấc mơ Chapi của tác giả Viễn Sự được viết với giọng văn rất mượt mà, lẩy từ lời bài hát Giấc mơ Chapi của tác giả Trần Tiến và đặt vấn đề một cách rất duyên: “Đã gần 20 năm ca khúc Giấc mơ chapi của
nhạc sĩ Trần Tiến ra đời, nhiều người vẫn tự hỏi giấc mơ ấy có thật trên đời không? Chúng tôi đã về vùng núi cao có “đàn dê trắng nhởn nhơ quanh đồi” tìm gặp một trong những người cuối cùng còn giữ “giấc mơ chapi” ấy.”
Phóng sự Hạ sát voi rừng của tác giả Tấn Vũ thu hút sự quan tâm của độc giả bằng cách đặt vấn đề sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của các cơ quan chính quyền địa phương và kiểm lâm ngay từ trong sapo, nhằm gợi nỗi bức xúc của bạn đọc:
“Lại thêm hai con voi rừng có ngà tại thung lũng Nà Lau, xã Quế Lâm, huyện Nông Sơn (Quảng Nam) vừa bị sát hại. Đến nay, khi xác voi đã bị cắt mất ngà, phân hủy trơ xương, cơ quan kiểm lâm lẫn chính quyền địa phương vẫn không hay biết.”
Bên cạnh những sapo tốt, phóng sự Tuổi Trẻ TP HCM còn một số sapo chưa thật hay, chưa thật khớp với nội dung phóng sự.
VD: Phóng sự “Tạm biệt mô hình “việc làm nhân đạo” có sapo là: Các
mô hình tạo việc làm cho người khuyết tật dựa trên tinh thần từ thiện, nhân đạo đang trở nên lỗi thời, kém hiệu quả.
Độc giả đọc sapo trên sẽ hình dung tác phẩm sẽ trình bày những bất cập của các mô hình “việc làm nhân đạo” . Nhưng không, tác giả đang muốn giới thiệu một mô hình việc làm mới, chú trọng vào tính hiệu quả của công việc. Nhưng trong sapo không hề có sự so sánh, đối chiếu giữa hai mô hình này vì thế độc giả sẽ bị hẫng trước sự chênh về nội dung giữa tít, sapo và chính văn.
Kết
Một trong những điểm mạnh của phóng sự báo Tuổi Trẻ TP HCM là phần kết thúc vấn đề rất tốt, gợi mở nhiều suy nghĩ và để lại dư âm trong lòng độc giả.
Phóng sự báo Tuổi Trẻ TP HCM có những cách kết chủ yếu sau đây: + Kết bằng lời trích dẫn nhân vật. Trích dẫn được lựa chọn phải thật đặc sắc và gây ấn tượng mạnh.
Phóng sự Kỹ nghệ tái chế đồ nhậu, (Đức Thanh, Minh Mẫn, Minh Trung) đã kết thúc bằng lời nói của một bà chủ bán buôn đồ nhậu:
“Trong bảng báo giá mà nhân viên kế toán đưa cho chúng tôi có ghi rõ dòng chữ: “Hàng mốc bao đổi trước sáu tháng kể từ ngày sản xuất”. Bà chủ giải thích: “Nếu mua hàng thì tui phải giao kèo với các cậu. Bao ghi sử dụng trong vòng một năm nhưng không có lấy cái đó mà bắt đền tui. Hàng các cậu mua trong vòng sáu tháng kể từ ngày sản xuất, nếu bán không hết thì đem lại đây tui giao cho hàng mới”. Rồi bà này tiết lộ: “Hàng hư của các cậu, tui sẽ bảo mấy đứa rán lại, bán rẻ cho mấy người bán bánh tráng trộn, bán hàng rong ở các trường học trong TP là học sinh tiêu thụ sạch. Chứ bỏ đi phí lắm”.
Như vậy là những hàng hỏng, hàng tồn, sẽ được bán lại cho các em học sinh, đối tượng dễ bị tổn thương, đối tượng của “Tất cả dành cho con em chúng
Trong phóng sự Đại gia và những kiểu nhậu độc, P.nguyên – H.Hoa đã kết lại bằng lời của một đại gia.
“Mới đây, trong bữa nhậu của một nhóm đại gia trên sông Hậu cạnh cầu
Cần Thơ, có người đề cập câu chuyện chết đuối của cơ công nhân xấu số trong lần đi chơi cùng một số quan chức huyện Cần Giuộc, Long An. Những lời bàn luận trở nên sôi nổi, bỗng ông Duy, một đại gia kinh doanh vàng bạc đá quý ở Long Xuyên, la lớn: “Có tiền thì cứ ăn chơi thôi, cấm sao được. Chả lẽ lại đánh giá tư cách nhau trên bàn nhậu? Ai xui thì chết, mà chết thì ráng chịu thôi chứ biết sao bây giờ!”.
Đây là một trích dẫn đắt, cho thấy bản chất ở những đại gia như thế này: rất lạnh lùng, vụ nhân tính và coi tiền là tất cả.
+ Kết bằng cách sử dụng các chi tiết bình giá:
Phóng sự Bước trên mảnh vỡ thủy tinh (Tâm Lụa), viết về các em nhỏ bị bệnh xương thủy tinh nhưng vẫn lạc quan và tràn đầy, hy vọng, đã kết thúc bằng chi tiết bình giá như sau:
“Dẫu biết hành trình chữa bệnh còn đầy gian nan nhưng cả bộ Bảo, bộ Quyên, bộ Huy và rất nhiều bộ khác vẫn đang từng ngày biến nỗi bất hạnh thành hi vọng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Niềm tin ấy không mong manh như thủy tinh.”
+ Phóng sự kết thúc bằng hình ảnh ẩn dụ, gợi liên tưởng, suy nghĩ trong bạn đọc:
Trong gian phòng bếp chật chội, nước mưa lọt qua mái tôn cũ kỹ, nhỏ lộp bộp xuống nền nhà, ông Sơn - bà Sửa, mấy chị em Thủy, Thu, Thảo vẫn không ngừng gói bánh, không ngừng nhớ về con, về anh. Đâu đó trong câu nói nhỏ nhẹ của cô gái nhỏ, tôi như thấy nắng đã rọi vào nhà, cũng từ những kẽ hở trên mái tôn.
Chi tiết nắng rọi vào nhà qua những kẽ hở trên mái tôn nói lên hai điều: Gia cảnh khó khăn của gia đình và những hy vọng đang được nhen lên ở những thế hệ nối tiếp của các liệt sĩ.
Box
Box của Tuổi Trẻ thường trích dẫn ý kiến của chuyên gia hoặc những người làm công tác quản lý lãnh đạo. (Xem kỹ phần trích dẫn)
Box cũng cung cấp thông tin nền cho độc giả về vấn đề được đề cập trong bài viết.
VD Trong phóng sự “Giấc mộng …huỳnh đàn”, tác giả: Vị Minh, box giải thích rõ gỗ huỳnh đàn là loại gỗ nào, tại sao lại đắt đến như vậy:
“Nhiều người săn tìm cho biết huỳnh đàn được mua với giá từ 2-10 triệu đồng/kg (tùy loại). Huỳnh đàn hay còn gọi là sưa Bắc bộ, cẩm lai Bắc bộ, huê mộc vàng (có tên khoa học Dalbergia tonkinensis) là loài cây thân gỗ thuộc họ đậu, thân nhẹ nhưng chắc, quyện chứa nguồn tinh dầu thơm như một loại trầm hương nên không có loài mối mọt nào đục khoét được.
Gỗ huỳnh đàn có thớ mịn, vừa cứng lại vừa dẻo, có nhiều hoa văn đẹp, có mùi thơm quyến rũ thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt, tàn có màu trắng đục.
Gỗ này được tìm thấy rải rác tại Hải Nam, Trung Quốc (tại đây gọi là hồng/huỳnh đàn Việt Nam) và vùng Bắc bộ của Việt Nam. Ngoài ra, ở miền Trung và Tây nguyên rải rác vẫn có những vùng huỳnh đàn mọc tập trung nơi khe nguồn heo hút.”
Phóng sự Đỏ đen trên điện thoại, tác giả: Đức Thiện, box giải thích bản chất của trị đỏ đen này là không ai được hưởng lợi cả:
“Mặc dù có sự ăn thua giữa những người chơi nhưng lượng tiền cuối cùng vẫn thuộc về công ty cung cấp dịch vụ bởi lý do đơn giản: người chơi chỉ có thể dựng tiền thật để nạp tiền ảo chứ không thể quy đổi ngược lại.
Người chơi nếu ăn tiền cũng chỉ là tiền ảo và phải dựng để chơi tiếp cho đến khi hết, kẻ chơi hết lại phải nhắn tin nạp tiền, chơi càng thua nhiều càng phải nạp nhiều và đều nạp cho công ty cung cấp dịch vụ.
Đó là chưa kể tiền xâu 5% sau mỗi ván bài góp phần làm hết nhanh số tiền ảo có trong tài khoản người chơi, đồng thời đẩy nhanh quá trình nạp tiền mới.”
Phóng sự chân dung Người bắt mạch “bệnh trời” của tác giả Viễn Sự đã tóm tắt những thành tích nổi bật của bà Xuân Lan trong công tác dự báo thời tiết. Đọc thông tin trong box, độc giả có thể hình dung rõ hơn tầm vóc của người đàn bà này:
“Năm 1997, bà Lê Thị Xuân Lan cùng các đồng nghiệp ở Đài KTTV khu vực Nam bộ chính là nơi đầu tiên phát bản tin bão Linda khi phát hiện một vùng mây xoáy ở Trường Sa, dự báo sẽ mạnh lên thành bão và đổ bộ nhanh vào Nam bộ. Hôm đó là thứ sáu, đúng vào ngày có bản tin dự báo thời tiết 10 ngày trên
VOH và bà đã quyết định phát tin bão ngay khi chưa trung tâm dự báo nào trên thế giới gọi tên cơn bão này. Đúng như dự báo, chỉ 48 giờ sau bão Linda ập vào đất liền khu vực Nam bộ.
Gần đây nhất, tháng 12-2006 khi các dự báo đều cho rằng bão Durian sẽ đổ bộ vào Bình Thuận và các tỉnh miền Đông thì ngay trong cuộc họp ở bộ chỉ huy tiền phương với Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, bà nhận ra cơn bão đã chuyển hướng vào miền Tây Nam bộ. Bà Lan đã mạnh dạn đề xuất với phó giám đốc Đài KTTV khu vực Nam bộ, sau đó vị này nhanh chóng trao đổi với Phó thủ tướng và ông Trọng đã quyết định rút bớt lực lượng cứu hộ từ miền Đông về miền Tây Nam bộ, kịp thời ứng cứu khi cơn bão tràn qua.”
Phóng sự Phập phồng …thang máy, các tác giả Đức Thanh, Ngọc Khải đã