Hệ thức tán xạ chỉ ra rằng các plasmon bề mặt có véc tơ sóng lớn hơn các photon ở cùng tần số: k// > ω/c = k0. Do đó, plasmon bề mặt không thể bị kắch thắch bằng ánh sáng truyền trong không gian tự do. Để kắch thắch plasmon bề mặt, xung lượng phải được thêm vào bằng cách nào đó. Trong thực tế, điều này được thực hiện bằng cách đặt một cách tử ở giao diện hoặc bằng cách để ánh sáng kắch thắch qua một môi trường có chiết suất cao (vắ dụ một lăng kắnh). Trong trường hợp này thì ánh sáng kắch thắch có thể đến từ một mặt của môi trường điện môi (được gọi là cấu hình Otto), hoặc từ mặt kim loại (cấu hình Kretschmann) trong hình (2.2).Trong cấu hình Otto, phải có một khe nhỏ giữa bề mặt điện môi và kim loại. Trong cấu hình Kretschmann, tấm phim kim loại phải rất mỏng để trường ánh sáng tới được.
Hình 2.2: a) Cấu hình Otto và b) cấu hình Kretschmann
Plasmon bề mặt lan truyền dọc một giao diện điện môi - kim loại sẽ bị tán xạ và phản xạ bởi các khuyết tật như các chỗ lõm, hố, mép, hay các chỗ bị trũng xuống. Trong hầu hết thực nghiệm, plasmon bề mặt được kắch thắch không cục bộ bởi các sóng phẳng và được dò cục bộ bởi kắnh hiển vi PSTM (tunneling scanning photon) hoặc bởi kắnh hiển vi quang học trường gần SNOM.
Gần đây, người ta quan tâm nhiều đến sự truyền ánh sáng qua các hệ của các hố kắch thước nửa bước sóng trong các màng mỏng kim loại chắn sáng. Người ta cho rằng sự truyền này có thể lớn hơn so với các tắnh toán lắ thuyết đối với các hố riêng biệt.
Hiệu ứng lắ thú này có thể được ứng dụng trong các bộ lọc hoặc bộ hiển thị. Sự truyền này được tăng cường nhờ
đóng góp của plasmon bề mặt được kắch thắch bởi ánh sáng tới hệ. Các plasmon này được liên kết với nhau qua các hố và cạnh của màng mỏng. Tuy nhiên, bản chất chắnh xác của sự tương tác plasmon bề mặt với các hố nửa sóng vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ.