Quản lý, kinh doanh

Một phần của tài liệu Thế giới nghề nghiệp (Trang 66)

C. Ngành nghề:

8. Quản lý, kinh doanh

A. Diễn tả chung:

Quản lý, kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo sự tồn tại và vận hành của toàn bộ doanh nghiệp, hướng vào mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong kinh doanh, quản trị bao gồm việc cân nhắc, tạo ra quy trình hệ thống, và tối đa hóa hiệu quả hoạt động quản lý kinh doanh bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý. Quản lý có thể được hiểu là khả năng bao quát của con người và tổ chức nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để hoạt động và đạt được các mục tiêu. Cụ thể hơn, quản trị kinh doanh là tổng hợp của các quá trình:

- Xác định mục tiêu kinh doanh

- Phối hợp, tổ chức, chỉ huy và điều hành hoạt động để thực hiện mục tiêu kinh doanh đã đề ra. - Kiểm tra, kiểm soát hệ thống tổ chức đã hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh. Chuyên ngành quản trị kinh doanh trang bị cho học viên:

- Có kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, quản trị kinh doanh để có thể hoạch định các chiến lược, kế hoạch phát triển lâu dài cho các doanh nghiệp, đồng thời biết tổ chức, quản lý để doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, khắc phục được các rủi ro trong kinh doanh.

- Có những kỹ năng chuyên sâu về các lĩnh vực liên quan đến quản lý điều hành một doanh nghiệp như quản trị dự án, quản trị sản xuất và dịch vụ, quản trị công nghệ và môi trường, quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài chính, quản trị Marketing, quản trị hành chính văn phòng, quản trị chất lượng sản phẩm.

- Có nghiệp vụ về thống kê, kế toán, kiểm toán, ngoại thương và thanh toán quốc tế, ngân hàng và chứng khoán, soạn thảo hợp đồng văn bản, điều hành văn phòng.

B. Phẩm chất và năng lực:

• Tự tin, năng động, có tham vọng và nhiều năng lượng

• Mạnh mẽ, có nghị lực, thích sự cạnh tranh, thích phiêu lưu mạo hiểm, giám chịu trách nhiệm • Có khả năng giao tiếp, biết lắng nghe, thích gặp gỡ, giao lưu

• Có khả năng tổ chức công việc cho chính mình và mọi người

• Có khả năng thuyết phục, gây ảnh hưởng, lãnh đạo và biết khích lệ động viên người khác • Quan tâm đến các tin kinh tế, câu chuyện doanh nhân

• Thông minh, có khả năng phân tích thông tin, dữ liệu • Có tầm nhìn bao quát, định hướng chiến lược

C. Ngành nghề:

• Quản lý, kinh doanh: Quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân sự, đại lý cung cấp các sản phẩm, môi giới chứng khoán, bất động sản, quản trị trung tâm đào tạo / trường học, quản trị công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng

• Marketing và Bán hàng: Nghiên cứu thị trường, tiếp thị, bán hàng, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, truyền thông

• Các ngành nghề liên quan: Tài chính ngân hàng, chính trị gia, diễn thuyết, nhà ngoại giao, và làm quản lý trong các lĩnh vực khác như giáo dục, kinh tế, văn hóa…

* * * * *

Khoa học quản lý:

Đào tạo những sinh viên có kỹ năng về quản lý, có trình độ tốt về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; có kỹ năng tốt về trình bày, giao tiếp và cộng tác trong công việc....Theo học ngành này, sinh viên được cung cấp hệ thống các kiến thức về lý luận và phương pháp quản lý, lãnh đạo; kiến thức về khoa học quản lý và những ngành khoa học liên ngành khác. Đồng thời, có năng lực phân tích và đánh giá; có khả năng tổ chức, huy động và thuyết phục quần chúng thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Sinh viên tốt nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu của các vị trí công tác quản lý ở cấp phòng, ban, phân xưởng xí nghiệp và các vị trí tác nghiệp quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương hoặc địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước hoặc tư nhân...

Quản trị kinh doanh:

Quản trị kinh doanh là việc thự hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo sự tồn tại và vận hành của toàn bộ doanh nghiệp, hướng vào mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngành này đào tạo sinh viên có khả năng quản lý doanh nghiệp trong tương lai với những kiến thức về quản lý ở tầm vi mô tương đối bài bản và toàn diện. Và sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc chủ yếu ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Quản trị doanh nghiệp:

Đào tạo sinh viên có kiến thức rộng về kinh tế và quản trị kinh doanh, có kiến thức chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, truyền thông kinh doanh, hàng không, bưu chính

viễn thông, giao thông vận tải và một số lĩnh vực kinh doanh khác. Sinh viên có kỹ năng thực hiện toàn diện các chức năng quản trị doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực trên như: tạo lập doanh nghiệp mới; xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh, chính sách kinh doanh, chương trình, dự án kinh doanh của doanh nghiệp; tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp; tổ chức, điều hành, kiểm soát quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; phân tích, chẩn đoán, đánh giá doanh nghiệp; tái cấu trúc và tổ chức lại doanh nghiệp cho thích ứng sự thay đổi môi trường.

Sau khi tốt nghiệp, với kiến thức và kỹ năng được trang bị, sinh viên ra trường có thể làm việc tại các loại hình doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, truyền thông kinh doanh, hàng không, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải và một số lĩnh vực kinh doanh khác.

Quản trị nhân sự:

Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nguồn nhân sự có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực, nhất là trong các doanh nghiệp. Đây là những người có kỹ năng về phân tích, đánh giá các mặt liên quan đến quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức, có khả năng xây dựng và tổ chức các hoạt động lao động của một tập thể trong các doanh nghiệp, nắm chắc và vận dụng đúng đắn các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người lao động trong lĩnh vực lao động - tiền lương.

Sau khi tốt nghiệp thì chủ yếu làm việc ở các phòng Tổ chức Hành chính, Nhân sự, Lao động - Tiền lương trong các cơ quan doanh nghiệp. Có thể công tác tại các cơ quan Trung ương và địa phương, trong các viện nghiên cứu, trung tâm khoa học và các trường ĐH, CĐ về lĩnh vực quản lý con người trong lao động.

Marketing và Bán hàng:

Đào tạo cử nhân Marketing có kiến thức và năng lực chuyên môn sâu về lĩnh vực marketing, là những người năng động, sáng tạo, đảm nhiệm được các vị trí nghề nghiệp trong lĩnh vực Marketing như: quản lý bán hàng, quản lý sản phẩm, lập kế hoạch marketing….

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể làm việc ở các phòng kinh doanh, phòng Marketing của đơn vị sản xuất, thương mại, dịch vụ, nghiên cứu thị trường thuộc nhiều thành phần kinh tế để thực hiện nhiệm vụ: nghiên cứu thị trường, khách hàng, lập kế hoạch marketing, lập và thực hiện kế hoạch phân phối, phát triển thương hiệu, định giá, quảng cáo, khuyến mại, hoạt động chào hàng, dịch vụ khách hàng tại đơn vị.

Quan hệ công chúng:

Học ngành này sinh viên được chú trọng trang bị những kiến thức về truyền thông, giao tiếp, học về tin và cách viết tin, viết bài PR và thông cáo báo chí, học về lý luận và lịch sử báo chí... cùng với những kiến thức về kinh tế học như marketing, quản trị...; ngoài ra là các kỹ năng cần thiết cho hoạt động báo chí, truyền thông hiện đại như Indesign, Photoshop...

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể trở thành những người làm công tác truyền thông, tổ chức sự kiện, quảng bá thương hiệu, quan hệ khách hàng, tổ chức - cung cấp thông tin, nhân viên marketing, quảng cáo, thuyết trình viên, tư vấn khách hàng... trong các cơ quan, doanh nghiệp. Đây là những vị trí phù hợp với các bạn trẻ năng động, tự tin.

Các ngành nghề khác hoặc liên quan trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh: đại lý cung cấp các sản phẩm, môi giới chứng khoán, bất động sản, quản trị trung tâm đào tạo / trường học, quản trị công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng, tài chính ngân hàng, chính trị gia, diễn thuyết, nhà ngoại giao, và làm quản lý trong các lĩnh vực khác như giáo dục, kinh tế, văn hóa…

Một phần của tài liệu Thế giới nghề nghiệp (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w