Khoa học xã hộ

Một phần của tài liệu Thế giới nghề nghiệp (Trang 58)

C. Ngành nghề:

7. Khoa học xã hộ

A. Diễn tả chung:

Khoa học học xã hội là một ngành khoa học nghiên cứu về xã hội và con người, là lĩnh vực của sự trao đổi tư tưởng. Nhiệm vụ của khoa học xã hội là cung cấp các luận cứ cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, chính sách phát triển đất nước nhanh và bền vững trên các mặt trận kinh tế, văn hóa, chính trị. Có nhiều ngành trong lĩnh vực khoa học xã hội. Điển hình như ngành xã hội học, trên cơ sở nhận diện hiện trạng xã hội và sử dụng các lý thuyết dự báo, các nhà xã hội học sẽ dự đoán sự vận động của xã hội trong tương lai. Hay như ngành kinh tế học, ngành này nghiên cứu về quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ.

B. Phẩm chất và năng lực:

• Thích tìm hiểu các quy luật trong đời sống xã hội • Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo

• Có khả năng tự tổ chức công việc, khả năng tự học, tự nghiên cứu • Thích đọc sách, thích tìm hiểu các kiến thức trên internet

• Chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp • Thích học các môn xã hội

C. Ngành nghề:

• Nhà xã hội học, nhà đô thị học, nhà tâm lý học, nhà văn hóa, Việt Nam học, quốc tế học, nhà chính trị học, nhà triết học, hành chính học, khoa học quản lý, kinh tế học, nhà ngôn ngữ học, nhà sử học, khảo cổ học, bảo tồn, bảo tàng, nhà nhân học

• Các ngành nghề liên quan: Một số ngành khoa học tự nhiên, dịch vụ xã hội, luật, nhà ngoại giao, chính trị gia * * * * *

Ngành xã hội học:

Sinh viên XHH có kiến thức về lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu những quy luật xã hội và những hiện tượng xã hội.

Được ứng dụng các lý thuyết trong việc đánh giá thực trạng các hiện tượng xã hội, các hành vi của con người cùng với những định chế xã hội, định hướng hành vi của họ; được thực hành các kỹ năng nghiên cứu sự khác biệt của các nhóm xã hội trong các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội.

Ngoài ra, sinh viên Xã hội học cũng được rèn luyện các kỹ năng phân tích, phê phán, lý giải và xử lý các tình huống, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp.

Những kiến thức và kỹ năng tích lũy trong quá trình học tập là hành trang quan trọng để một sinh viên có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực, và đáp ứng được nhu cầu đang ngày càng biến đổi của thị trường lao động.

Chuyên viên nghiên cứu: tại các viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học, các ban ngành của trung ương, tỉnh, thành phố, các tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, các công ty và doanh nghiệp.

Giảng viên: tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

Chuyên viên tư vấn: cho các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà máy, xí nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau của xã hội, các tổ chức phi chính phủ.

Cán bộ công tác xã hội: trong các cơ quan hoặc các tổ chức, xã hội, đoàn thể.

Tác viên phát triển cộng đồng: hoạt động trong các dự án của các cơ quan và tổ chức trong và ngoài nước. Tham gia hoạt động: trong các cơ quan truyền thông báo chí, truyền thanh, truyền hình

Ngành đô thị học:

Ngành đô thị học là một ngành học mới ở Việt Nam. Mục tiêu của ngành là cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết, kết hợp gắn liền lý thuyết với thực tiễn, học viên theo học ngành này, ngoài kiến thức cơ bản như đô thị, dân số, môi trường, kiến trúc, xã hội học, công tác xã hội…, SV còn được học các kiến thức chuyên sâu như: Kinh tế học phát triển, quy hoạch đô thị, quản lý đô thị, quản lý môi trường, phát triển đô thị bền vững, xây dựng và quản lý dự án, nhà ở và quản lý nhà ở, dịch vụ công đô thị, kiến trúc cảnh quan đô thị, phát triển cộng đồng, dư luận xã hội và truyền thông đại chúng đô thị…

Cử nhân ngành đô thị học có thể làm tư vấn điều phối, quy hoạch kinh tế - xã hội, thiết kế và xây dựng chính sách, thẩm định và đánh giá các dự án có liên quan đến việc phát triển đô thị trong các cơ quan công quyền ở các cấp quản lý hành chánh khác nhau, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức phát triển quốc tế, các tổ chức phi chính phủ quốc tế…

Ngành tâm lý học:

Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người (cụ thể là cảm xúc, ý chí và hành động). Tâm lý học chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người. Ngành này chủ yếu tập trung nghiên cứu các đặc tính tâm lý con người, tuy nhiên, trong một vài khía cạnh cũng được nghiên cứu trên động vật, như là những chủ thể độc lập, hoặc - một cái nhìn gây tranh cãi hơn - được nghiên cứu như một cách tiếp cận đến sự hiểu biết bộ máy tâm

thần của con người (qua tâm lý học so sánh). Tâm lý học được định nghĩa một cách rộng rãi như là "khoa nghiên cứu những hành vi và những tiến trình tâm lý của con người".

Tâm lý học vừa được nghiên cứu một cách khoa học lẫn phi khoa học. Tâm lý học chủ đạo ngày nay đa phần đặt nền tảng trên thuyết thực chứng, thông qua những phân tích định lượng và sử dụng những phương pháp khoa học để thử và bác bỏ những giả thuyết. Tâm lý học có khuynh hướng chiết trung, sử dụng và tiếp thu kiến thức thu thập được từ nhiều ngành khoa học khác để hiểu và lý giải hành vi của con người.

Ngành này cung cấp cho sinh viên các kiến thức về lịch sử tâm lý học, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu tâm lý học, thống kê xã hội, tâm lý học xã hội, tâm lý học phát triển, tâm lý học nhân cách, chẩn đoán tâm lý, tâm lý học quản lý, tâm lý học lao động, tâm lý học giáo dục… Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng tư vấn tâm lý thuộc các lĩnh vực như tình yêu hôn nhân gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên, tâm lý học đường, chẩn đoán, tư vấn và trị liệu tâm lý…

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp:

Làm việc trong ngành này bạn phải tiếp xúc với nhiều người, nhiều đối tượng. Người làm nghề tâm lý phải có kiến thức vững vàng về tâm lý học, biết vận dụng các kiến thức vào thực tế, có kỹ năng giao tiếp lắng nghe, phản hồi để có thái độ thận trọng, tận tâm và công bằng trong công việc.

Những người học ngành này có thể tham gia vào nhiều lĩnh vực trong xã hội: trong các cơ sở đào tạo (làm giảng viên giảng dạy tâm lý học tại các trường ĐH, CĐ…); trong các cơ sở nghiên cứu (làm cán bộ nghiên cứu, cán bộ phát triển dự án cộng đồng), các trung tâm làm dịch vụ tư vấn tâm lý tại các cơ sở giáo dục, đài phát thanh, truyền hình, tổng đài tư vấn qua điện thoại, các trường giáo dưỡng. Ngoài ra, có thể làm việc trong lĩnh vực chẩn đoán và trị liệu tâm lý tại bệnh viện, tư vấn tâm lý học đường, quản lý nhân sự và tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp, giảng dạy tâm lý học ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, viện nghiên cứu…

Nhân học:

Ngoài các kiến thức đại cương về các ngành khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên học ngành này sẽ được trang bị các kiến chuyên sâu về nhân học, kiến thức về lịch sử hình thành và phát triển các tộc người trên thế giới, về văn hóa xã hội cũng như sự ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của loài người. Ngoài ra, sinh viên được hước dẫn các phương pháp nghiên cứu về nhân học, các kỹ năng thực hành và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Sau khi ra trường, có thể làm việc trong các cơ quan trung ương và địa phương liên quan đến ngành học, có thể làm cán bộ giảng dạyđại học, cao đẳng và cán bộ nghiên cứu ở các viện và trung tâm nghiên về dân tộc học, xã hội học hoặc các cơ quan văn hóa.

Ngành văn hóa học đào tạo cử nhân có trình độ chuyên sâu về lý luận văn hóa, lịch sử văn hóa, địa lý văn hóa, văn hóa tộc người... cũng như các vấn đề khác có liên quan đến văn hóa Việt Nam và thế giới. Sinh viên được trang bị kiến thức về: các ngành văn hóa cổ thế giới, các di sản văn hóa nổi tiếng thế giới, mỹ thuật thế giới, nghệ thuật kiến trúc thế giới, Văn hóa trang phục các dân tộc trên thế giới, văn hóa ẩm thực các dân tộc trên thế giới, phong tục lễ hội các dân tộc, địa văn hóa thế giới, văn hóa Đông Bắc Á, văn hóa châu Âu, văn hóa Anh-Mỹ, văn hóa phật giáo, văn hóa Kitô giáo, văn hóa thế giới hồi giáo, văn hóa chính trị, địa danh học và địa danh Việt Nam...

Cử nhân ngành văn hóa học có khả năng làm công tác nghiên cứu về văn hóa Việt Nam và thế giới tại các viện hoặc trung tâm nghiên cứu khoa học, làm công tác giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, các trường nghiệp vụ về văn hóa - thông tin, chính trị - hành chính, các trường nghiệp vụ của các tổ chức xã hội (thanh niên, công đoàn...). Ngoài ra, cử nhân văn hóa học có đủ kiến thức chuyên môn cần thiết để làm tốt công tác quản lý nghiệp vụ tại các tổ chức, cơ quan thuộc ngành văn hóa - thông tin; công tác hướng dẫn du lịch bậc cao, hoạt động hữu hiệu hơn trong mọi ngành nghề đòi hỏi các trí thức về văn hóa học như truyền thông đại chúng, quảng cáo, kinh tế, kiến trúc, mỹ thuật công nghiệp... Cử nhân văn hóa học có thể học tiếp để nhận các học vị cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ văn hóa học.

Quản lí văn hoá:

Khi học ngành quản lý văn hóa sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chung về khối khoa học cơ bản cùng với kiến thức cơ bản dành cho ngành, đồng thời sinh viên còn được trang bị khối kiến thức chuyên ngành về đường lối chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước về văn hoá, văn nghệ và những quy phạm quản lý các hoạt động văn hoá như: quản lý văn hóa ở Việt Nam - Những bài giảng về văn hoá - Văn hóa học - Xã hội học văn hoá ... Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng quản lý các loại văn hoá phẩm, các hoạt động văn hoá. Sinh viên học ngành văn hoá du lịch ,quản lý văn hoá sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại: Viện Văn hoá thông tin, Tổng Cục Du lịch và các cơ quan trực thuộc,các cơ sở kinh doanh du lịch; Làm công tác phong trào quần chúng về Văn hoá văn nghệ tại các nhà văn hoá ,quản lý câu lạc bộ văn hoá văn nghệ từ cơ sở đến trung ương; Các phòng chức năng: Quản lý văn hóa,Nghiên cứu văn hoá , Văn hoá cơ sở ...trực thuộc Sở văn hóa văn nghệ từ cơ sở đến trung ương; Giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo chuyên ngành Văn hóa du lịch , Văn hoá quần chúng, Quản lý văn hóa.

Ngành học tương tự: Quản lí âm nhạc, Quản lí nghệ thuật, Quản lí sân khấu, Quản lý tư tưởng - văn hóa

Việt Nam học:

Ngành học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại và thiết thực về Việt Nam học. Đối với sinh viên là người nước ngoài, chương trình đào tạo chú trọng rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt, giúp người học có đủ trình độ để phiên dịch, biên dịch, nghiên cứu giảng dạy tiếng Việt và Việt Nam học. Đối với sinh

viên Việt Nam, chương trình đào tạo giúp tăng cường khả năng sử dụng tốt một ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu công việc sau này.

Sau khi tốt nghiệp ngành Việt Nam học, có thể tham gia nghiên cứu và giảng dạy về Việt Nam học, làm hướng dẫn viên du lịch, làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phí chính phủ.

Quốc tế học:

Quốc tế học là một chuyên ngành, nghiên cứu về ngoại giao và các vấn đề toàn cầu giữa các nước thông qua những hệ thống quốc tế, bao gồm các quốc gia, tổ chức đa chính phủ, tổ chức phi chính phủ, và các công ty đa quốc gia. Bên cạnh chính trị học, quan hệ quốc tế còn quan tâm đến những lĩnh vực khác nhau như kinh tế, lịch sử, luật, triết học, địa lý, xã hội học, nhân loại học, tâm lý học, và văn hóa học. Ngành này liên quan đến những vấn đề đa dạng như toàn cầu hóa và những tác động đến xã hội và chủ quyền của các quốc gia, bảo vệ sinh thái, tăng trưởng hạt nhân, chủ nghĩa dân tộc, phát triển kinh tế, khủng bố, tội phạm có tổ chức, an ninh nhân loại, và nhân quyền.

Chương trình đào tạo cử nhân Quốc tế học bao gồm những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, trong đó chú trọng đến những kiến thức về lịch sử Việt Nam và thế giới, lịch sử quan hệ quốc tế và khu vực để vận dụng vào việc nghiên cứu những vấn đề của các quốc gia, khu vực và quốc tế. Chương trình đào tạo còn giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ bao gồm các kỹ năng nghe, nói, viết và dịch thuật. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng thực hành nghiệp vụ nghiên cứu, giảng dạy, giao dịch, các công tác trong lĩnh vực quan hệ quốc tế…

Sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nghiên cứu, giảng dạy về quốc tế học và quan hệ quốc tế tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, làm chuyên viên quân hệ quốc tế tại các cơ quan đối ngoại, an ninh, truyền thông, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ…

Một số ngành học tương tự: Đông phương học, Hàn Quốc học, Hoa kỳ học… Chương trình đào tạo các chuyên ngành này giống ngành quốc tế học, nhưng chuyên sâu hơn cho các đối tượng quốc gia khu vực cụ thể.

Ngành chính trị học:

Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc và các quốc gia trong việc giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc của nhà nước và xã hội; là hoạt động chính trị thực tiễn của các giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích.

So với một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác, Chính trị là ngành khoa học vừa có tính lí thuyết, vừa có tính thực tiễn cao. Trong xã hội hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về Chính trị đang dần trở

nên bức thiết đối với nhiều cơ quan nghiên cứu, giảng dạy trong hệ thống các trường chính trị, các trường đại học và cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các cơ quan báo chí và truyền thông, các tổ chức trong hệ thống chính trị, các cơ quan hành chính và cả đối với các tổ chức kinh tế - xã hội.

Khi theo học ngành này, học viên được trang bị những kiến thức cơ bản về Chính trị học, phù hợp với thực tiễn chính trị-xã hội của Đất nước trong điều kiện mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới. Qua đó, sinh viên không

Một phần của tài liệu Thế giới nghề nghiệp (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w