KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA VÀ XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ VÀ XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU TẠI CÁC CỤC, CHI CỤC HẢI QUAN (Trang 31)

VÀ XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU

1. Đối với doanh nghiệp

Bản thân các doanh nghiệp cần phải nắm bắt và thực hiện đúng các quy định về việc xác định trị giá tính thuế để ngay từ bước thông quan, tránh gây áp lực về hoạt động kiểm tra, xác định trị giá tính thuế khâu sau thông quan cho cơ

quan hai quan. Đồng thời, thường xuyên bồi dưỡng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, theo kịp sự phát triển của thương mại quốc tế.

2. Đối với cơ quan Hải quan

2.1 Nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra, thanh tra thường xuyênviệc thực hiện Hiệp định về xác định trị giá hải quan. việc thực hiện Hiệp định về xác định trị giá hải quan.

Việc áp dụng Hiệp định trị giá GATT/WTO với nguyên tắc tôn trọng giá giao dịch thực tế của hàng nhập khẩu đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã khai báo thấp trị giá của hàng hóa, trong khi việc kiểm tra, quản lý của cơ quan Hải quan ở cửa khẩu chưa thật sự triệt để. Do đó, đơn vị Hải quan cơ sở đang có giá tính thuế do doanh nghiệp khai báo thấp cần tổ chức tham vấn bác bỏ và xác định lại giá tính thuế đối với các lô hàng đó. Đối với các lô hàng đã hết thời hạn tham vấn, Hải quan địa phương cần chuyển cho bộ phận kiểm tra sau thông quan để tiếp tục kiểm tra làm rõ.

2.2 Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, điều tra chốngbuôn lậu. buôn lậu.

Lực lượng kiểm tra sau thông quan được thành lập từ năm 2003 đến nay đã từng bước trưởng thành, đạt nhiều thành tựu quan trọng trong đó có việc góp phần nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá hải quan. Qua kiểm tra sau thông quan, nhiều lô hàng của các chủ đối tượng vi phạm pháp luật về xác định trị giá hải quan đã bị phát hiện và xử lý song vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Năm 2011 đối với ngành Hải quan là “năm kiểm tra sau thông quan”. Như vậy để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra sau thông quan trong việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu cũng như hoạt động xác định, kiểm tra trị giá tính thuế, cần đẩy mạnh có những biện pháp cụ thể như : ban hành các văn bản pháp luật cụ thể về hoạt động kiểm tra sau thông quan đối với việc xác định trị giá xuất nhập khẩu; đảm bảo đủ lực lượng lãnh đạo và thực hiện; tăng cường công tác đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ, công chức kiểm tra sau thông quan theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp, tăng cường trang thiết bị, máy móc, phương

tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin đảm bảo hoạt động kiểm tra sau thông quan đạt hiệu quả cao nhất….

Bên cạnh đó, các cấp, các ngành liên quan cần kiểm tra, kiểm soát, xử lý tốt vấn đề liên quan đến trị giá tính thuế hàng nhập khẩu, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại: phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tập trung kiểm tra, kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm các địa bàn và tuyến đường có nhiều phức tạp về buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại bảo đảm ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh và bình ổn thị trường giá cả. Các ngành chức năng cần nghiên cứu và xây dựng chế độ hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ làm công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của tỉnh.

2.3. Nâng cao hiệu quả công tác tham vấn giá.

Tham vấn để xác định giá trị thực của mặt hàng nhập khẩu là biện pháp hữu hiệu mà ngành hải quan áp dụng nhằm tránh thất thu ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, tiến hành tham vấn tràn lan dễ dẫn tới việc gây phiền hà cho doanh nghiệp, cản trở quá trình cải cách thủ tục hành chính đang được ngành hải quan triển khai mạnh mẽ. Cần thực hiện việc tham vấn sao cho thực sự hiệu quả; đảm bảo cho các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng, bình đẳng trong kinh doanh; tôn trọng lợi ích, nỗ lực đàm phán của doanh nghiệp trong các giao dịch thương mại; tham vấn đúng, trúng để doanh nghiệp thực sự “tâm phục, khẩu phục” khi xác định lại trị giá lô hàng; khơi dậy tính tự giác, tuân thủ trong việc khai báo trị giá của doanh nghiệp

2.4 Tăng cường chuyên môn nghiệp vụ cho công chức hải quan trongquản lý trị giá tính thuế. quản lý trị giá tính thuế.

Nhân lực luôn là một nhân tố quan trọng trong việc xác định trị giá tính thuế. Trước hết, cần hoàn thiện hệ thống tổ chức cán bộ làm công tác giá trong toàn ngành. Sau nữa, các cơ quan Hải quan cần bố trí, luân chuyển đội ngũ cán bộ theo hướng chuyên sâu, phát huy và đào tạo nhân tố điển hình, có tính kế

thừa và hình thành đội ngũ chuyên sâu về trị giá. Tổng cục Hải quan và các cấp Hải quan cục, chi cục cần tổ chức và tham gia nhiều hơn nữa các khóa đào tạo về nghiệp vụ nói chung và xác định, kiểm tra trị giá nói chung. Các đơn vị phải nâng cao hơn nữa tính chủ động trong công tác đào tạo trong nội bộ. Cụ thể cán bộ nhiều kinh nghiệm/cán bộ luân chuyển đi sẽ được phân công kèm cặp, bổ sung kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ mới nhận nhiệm vụ. Đồng thời, bản thân mỗi cán bộ công chức hải quan phải tự mình rèn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ, không ngừng học hỏi và phát huy năng lực bản thân

3. Quản lý nhà nước

3.1 Hoàn thiện chính sách về vấn đề trị giá tính thuế

Trước những thuận lợi, khó khăn đan xen Nhà nước cần chủ động nghiên cứu báo cáo, đề xuất, kiến nghị của cơ quan Hải quan cũng như các cơ quan ban ngành liên quan vê những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong những văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu trong từng thời kỳ...Qua đó xem xét, đánh giá và chủ động hơn nữa trong dự báo, hoạch định chính sách, ban hành những văn bản pháp quy để giải quyết triệt để và đồng bộ các vấn đề liên quan đến trị giá tính thuế xuất nhập khẩu. Ví dụ như : thường xuyên cập nhật và bổ sung danh mục và mức giá các mặt hàng rủi ro; đồng bộ các văn bản pháp luật về xác định trị giá tính thuế và xử lý vi phạm trị giá tính thuế,….

Thêm nữa, việc hoàn thiện chính sách về vấn đề trị giá tính thuế đòi hỏi nâng cao hơn nữa năng lực hoạt động của các cơ quan ban hành pháp luật

3.2 Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, bộ ngành liên quan

Công tác xác định, kiểm tra trị giá tính thuế đòi hỏi phải có sự phối hợp của các bộ ngành, các cơ quan liên quan. Vì vậy, quản lý Nhà nước phải đảm bảo có sự liên kết về quản lý và thực hiện của cơ quan thuế, chống gian lận buôn lậu...với cơ quan Hải quan

KẾT LUẬN

Hoà cùng với xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá, hội nhập và hợp tác kinh tế đang nổi trội, với sự phát triển mạnh của kinh tế thị trường, với tính phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và thương mại giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc, Việt nam đã và đang không ngừng cố gắng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đưa nền kinh tế hoà nhập kinh tế thế giới.

Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra một hướng đi thuận lợi cho các thành phần kinh tế song cũng cũng đặt ra nhiều thách thức lớn đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu trong đó trị giá tính thuế nhập khẩu là một vấn đề quan trọng. Do đó, các cơ quan Nhà nước cũng như bản thân các doanh nghiệp nhập khẩu cần phải có những biện pháp và phương hướng đúng đắn trong việc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế nhập khẩu nhằm hạn chế và ngăn chặn rủi ro trong thương mại quốc tế như vấn đề gian lận thương mại và đảm bảo chống thất thu ngân sách nhà nước và đảm bảo tính “tuân thủ” trong lĩnh vực hải quan.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ VÀ XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU TẠI CÁC CỤC, CHI CỤC HẢI QUAN (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w