Thực trạng về công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH một thành viên phân đạm và hóa chất Hà Bắc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên phân đạm và hóa chất Hà Bắc giai đoạn 2011- 2015 (Trang 34)

III Doanh thu Tỷ đồng

2.2. Thực trạng về công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH một thành viên phân đạm và hóa chất Hà Bắc

một thành viên phân đạm và hóa chất Hà Bắc

2.2.1. Đặc điểm của ngành phân bón và ảnh hưởng của nó tới công tác kế hoạch

- Giới thiệu chung:

Hiện nay, ở các nước phát triển, lượng phân bón hóa học được sử dụng đang có xu hướng giảm xuống, thay vào đó là các loại phân vi sinh để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên thì ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, phân vô cơ vẫn được sử dụng nhiều nhờ vào ưu thế về chi phí và tác động nhanh lên cây trồng.Trong vài năm qua, tiêu thụ phân bón của Việt Nam tăng mạnh. Ngành sản xuất phân bón trong nước tuy chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhưng cũng đã dần thoát khỏi sự bảo hộ của nhà nước tự tạo cho mình vị trí nhất định trên thị trường.

Nhập khẩu vẫn đóng vai trò lớn trong việc đảm bảo nguồn cung trong nước. Từ năm 2005, lượng phân bón nhập khẩu có xu hướng giảm, do phân bón được sản xuất trong nước đã thay thế được một phần lượng phân bón nhập khẩu.

- Đặc thù ngành:

Phân bón là một ngành hỗ trợ nông nghiệp nên có mối liên hệ mật thiết đến tính mùa vụ và sự phân bố diện tích đất nông nghiệp. Qua số liệu về diện tích cây trồng chủ yếu, có thể thấy cây lúa là cây trồng có diện tích lớn nhất và diện tích nông nghiệp của nước ta tập trung ở miền Nam. Như vậy, cây lúa là đối tượng chủ yếu sử dụng phân bón và miền Nam là thị trường tiêu thụ phân bón lớn nhất cả nước.

Ở nước ta, cây lúa được trồng ba vụ trong năm: vụ Đông- Xuân, vụ Hè- Thu và vụ mùa. Trong đó vụ Đông- Xuân là vụ chính của năm, lượng phân bón sử dụng trong vụ này luôn cao hơn nhiều so với vụ Hè- Thu và vụ mùa. Thông thường, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu phân bón sẽ chuẩn bị hàng trước vụ mùa một

tháng sau đó chuyển về kho dự trữ tại các khu vực để kịp phân phối khi đến vụ trồng. Phía Nam là thị trường tiêu thụ phân bón nhiều nhất nên các doanh nghiệp tại thị trường này cũng lớn hơn ở phía Bắc. Yếu tố cạnh tranh tại hai thị trường này khá khác nhau. Ở thị trường miền Nam, nông sản sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu nên năng suất và phẩm chất nông sản đều được quan tâm, do đó người nông dân thường sử dụng những loại phân bón có chất lượng. Còn tại phía Bắc, các sản phẩm phân bón sẽ cạnh tranh với nhau về giá do người nông dân ít quan tâm đến phẩm chất của nông sản

So với các nước sử dụng nhiều phân bón trên thế giới, Việt Nam mới sử dụng phân bón ở mức 2% trong chi phí đầu vào cho nông nghiệp, tuy nhiên đây cũng là một khoản chi phí tương đối lớn. Nhu cầu phân bón năm 2008 của Việt Nam khoảng 7,5- 8 triệu tấn phân bón các loại, trong đó phân NPK có nhu cầu cao nhất khoảng 2,5 triệu tấn/năm, tiếp đó là phân Urê 2 triệu tấn/năm, phân lân 1,3 triệu tấn/năm.

Hàng năm, Việt Nam vẫn cần nhập khẩu đến 50% nhu cầu sử dụng phân bón, sản xuất phân bón trong cả nước chỉ có khả năng cung cấp ba loại phân bón:

•phân Đạm do hai nhà máy: nhà máy Đạm Hà Bắc ( 180.000 tấn/năm) và nhà máy Đạm Phú Mỹ sản xuất (740.000 tấn/năm) , cả hai nhà máy chỉ sản xuất được một nửa nhu cầu trong nước

•phân lân: supe lân do CTCP supe Phosphat và hóa chất Lâm thao( 880.000 tấn/năm) và nhà máy Supe Phosphat Long Thành( 180.000 tấn/năm); phân lân nung chảy do CTCP phân lân Ninh Bình (300.000 tấn/năm) và CTCP phân lân Văn Điển ( 300.000 tấn/năm). Năng lực sản xuất phân lân trong nước đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu.

•Phân NPK phối trộn: số lượng nhà máy có cung cấp phân NPK trong nước khá nhiều, có khả năng cung cấp 4,2 triệu tấn NPK/năm. Về cơ bản, khả năng sản xuất trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Một số doanh nghiệp đã xuất khẩu loại phân này sang thị trường Lào và Campuchia

- Các yếu tố đầu vào của ngành:

•Phân Đạm: có thể sản xuất từ hai nguồn nguyên liệu là than đá và khí thiên nhiên. Việt Nam đang có thế mạnh về cả hai nguồn nguyên liệu này nhờ đó phân Đạm sản xuất trong nước thường rẻ hơn so với giá thế giới. Tuy nhiên, nếu so sánh hai nguồn nguyên liệu cho sản xuất phân đạm hiện nay thì khí thiên nhiên đang có ưu thế hơn than đá về cả chi phí cũng như nguồn cung. Do chi phí khai thác than có xu hướng tăng mạnh nên giá nguyên liệu than vì thế cũng tăng theo. Hơn nữa, than

đá còn là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của ngành điện, xi măng và giấy nên sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh nguyên liệu với các ngành nói trên cộng thêm thách thức về an ninh năng lượng quốc gia càng làm hạn chế nguồn cung loại nguyên liệu này.

•Phân lân: hai yếu tố đầu vào quan trọng cho sản xuất phân lân trong nước hiện nay là quặng Apatit( nguyên liệu) và than cốc( nhiên liệu). Mỏ Apatit ở Lào Cai là mỏ có trữ lượng quặng rất lớn và duy nhất tại Việt Nam, cung cấp gần như toàn bộ quặng làm nguyên liệu cho sản xuất phân lân. Trữ lượng lớn, tuy nhiên các công ty sản xuất phân lân thường bị thiếu nguyên liệu này do công suất tuyển quặng của các đơn vị khai thác cũng như khả năng vận chuyển quặng đến các nhà máy quá yếu. Còn nguồn nhiên liệu than cốc cho sản xuất phân bón trước đây đều phải nhập khẩu nay đã được thay thế bằng than antraxit nội địa. Nhìn chung, các yêu tố đầu vào cho sản xuất phân lân ở Việt Nam đều có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất.

•Phân kali: nhập khẩu toàn bộ

•Phân NPK: tổng hợp của phân đạm, kali và DAP

•Phân DAP: nhập khẩu toàn bộ - Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành

•Nhu cầu nông sản: là một ngành phụ trợ cho sản xuất nông nghiệp thì ngành phân bón sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nhu cầu đối với nông sản bao gồm nông sản phục vụ cho nhu cầu dùng làm thực phẩm và làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp( bông vải, cao su,…). An ninh lương thực đang là vấn đề căng thẳng của nhiều quốc gia. Theo thống kê của FAO, cho dù lượng cung ngũ cốc hàng năm tăng liên tục trong suốt giai đoạn 1996-2008 vẫn gần như không theo kịp mức tăng nhu cầu. Lượng dự trữ lương thực thế giới giai đoạn 2007- 2008 có thể được ghi nhận ở mức thấp nhất trong hai thập kỷ qua. Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu hụt này. Sử dụng ngũ cốc cho mục đích sản xuất nhiên liệu sinh học là một nguyên nhân khác. Những năm gần đây, tiêu thụ ngũ cốc trong công nghiệp đã tăng nhanh hơn nhiều so với mục đích sử dụng làm lương thực. Giai đoạn từ 2003- 2007, tiêu thụ ngô trong công nghiệp trên toàn thế giới tăng 80%, trong khi đó sử dụng làm lương thực chỉ tăng 5%.

•Biến động giá dầu mỏ: sự biến động giá dầu mỏ có mối tương quan thuận chiều với giá phân bón. Dầu mỏ tác động lên ngành phân bón từ nhiều khía cạnh. Thứ nhất, giá dầu mỏ biến động sẽ ảnh hưởng lên chi phí sản xuất và giá cả của các nguyên liệu sản xuất phân bón có gốc dầu mỏ. Thứ hai, chi phí vận chuyển và nhập khẩu phân bón cũng sẽ tăng giảm theo biến động của dầu mỏ. Ở cả hai khía cạnh

này, biến động dầu mỏ đã tác động lên giá cả các loại phân bón. Ngoài ra, giá dầu mỏ tăng cao còn gián tiếp tác động lên cầu phân bón khi nó làm tăng nhu cầu đối với những loại ngũ cốc dùng sản xuất nhiên liệu sinh học, được sử dụng như một nhiên liệu có thể thay thế cho dầu mỏ.

•Chính sách phát triển ngành phân bón hóa chất trong nước: trước tình hình nhu cầu phân bón trong nước tăng nhanh, để đảm bảo cho nguồn cung ổn định, những năm qua nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích cho ngành phân bón. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, nhà nước sẽ hỗ trợ giá nguyên liệu đầu vào như bù giá khí và giá than cho sản xuất phân đạm. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu phân cũng được ưu tiên cho vay ngoại tệ để nhập khẩu phân. Tuy nhiên, thời gian tới thì các chính sách ưu đãi sẽ dần giảm bớt.

•Chính sách xuất- nhập khẩu phân bón của các nước cung cấp phân bón chính trên thế giới: do ngành phân bón nước ta còn phụ thuộc khá nhiều vào nhập khẩu nên chính sách xuất khẩu của các quốc gia cung cấp phân bón lớn trên thế giới đều có thể ảnh hưởng đến tình hình phân bón tại Việt Nam. Đặc biệt Trung Quốc, một quốc gia sản xuất và sử dụng phân bón lớn nhất trên thế giới và cũng là nhà cung cấp chiếm đến 60% cơ cấu nhập khẩu phân bón của Việt Nam thì bất kỳ thay đổi nào trong chính sách của nước này sẽ có tác động trực tiếp đến Việt Nam. Trong năm 2007, nhập khẩu phân bón về từ thị trường Trung Quốc tăng khá mạnh, tăng tới 70% về lượng và 94% về giá trị so với năm 2006, đạt 2,1 triệu tấn, trị giá trên 579 triệu USD. Cơ cấu chủng loại phân bón nhập khẩu là: đạm, DAP, SA, MAP, NPK, phân lân, Kali, MOP. Năm 2008, từ đầu năm tới khi giá phân bón leo thang, để đảm bảo nhu cầu trong nước, chính phủ Trung Quốc đã hai lần tăng thuế xuất khẩu với mặt hàng phân bón. Trong lần tăng thuế thứ hai vào tháng 9/2008, thuế xuất khẩu đặc biệt với phân nito và amoniac tăng lên mức 150%, ngoài hai loại phân bón nói trên, Trung Quốc tiếp tục thu 100% thuế xuất khẩu đặc biệt với các loại phân bón khác.

Từ những phân tích về ngành phân bón, đầu vào của ngành và các yếu tố tác động lên ngành, chúng ta có thể thấy cầu của ngành phân bón ở nước ta có xu hướng tăng. Tuy nhiên, do tình hình tài chính thế giới, giá dầu mỏ và giá các nguyên, nhiên liệu đầu vào khổng ổn định, biến động thất thường nên việc dự báo trong ngành là rất khó, cũng như việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp trong ngành gặp rất nhiều khó khăn

Công ty phân đạm và hóa chất Hà Bắc ra đời từ rất sớm( 1960) trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, và phòng kế hoạch giữ vai trò vô cùng quan trọng trong điểu phối các hoạt động sẩn xuất kinh doanh. Năm 1990 Việt Nam chính thức chuyển sang nền kinh tế thị trường, công tác kế hoach vẫn được duy trì và phát triển cho đến tận bây giờ với chức năng chính là tham mưu chiến lược kinh doanh, đề suất kế hoạch dài hạn ( kế hoạch 5 năm) , trung hạn ( kế hoạch năm) và ngắn hạn ( kế hoạch quý/ tháng )… cho Tổng giám đốc.

Quy trình kế hoạch hóa của công ty được tổng giám đốc phê duyệt trong Quy chế kế hoạch (Ban hành kèm theo quyết định số 87/QĐ-ĐHB ngày 27 tháng 4 năm 2006 của Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc), được áp dụng theo quy trình PDCA. Các hoạt động liên quan đến kế hoạch được chia làm một số giai đoạn cụ thể qua sơ đồ:

2.2.3. Căn cứ để lập kế hoạch

Để lập một bản kế hoạch, các cán bộ kế hoạch phải có các căn cứ rõ ràng, chính xác. Đối với phòng kế hoạch của Công ty TNHH một thành viên phân đạm và hóa chất Hà Bắc, các căn cứ để lập kế hoạch là:

- Kế hoạch 5 năm được xây dựng dựa vào kế hoạch phát triển dài hạn của Nhà nước, của ngành Công nghiệp, kế hoạch năm được xây dựng dựa vào kế hoạch 5 năm, được triển khai nhằm thực hiện mục tiêu của kế hoạch 5 năm. Kế hoạch quý, tháng là kế hoạch tác nghiệp triển khai thực hiện kế hoạch năm, được xây dựng dựa trên kế hoạch năm. Các kế hoạch 5 năm, kế hoạch năm, kế hoạch quý, tháng còn dựa trên thông báo kế hoạch hướng dẫn của Công ty( nếu có), dựa trên các quy định về giá hạch toán nội bộ, định mức kinh tế kỹ thuật, định biên lao động, tiền lương

Lập kế hoạch ( Plan) Tổ chức thực hiện ( Do ) Kiểm tra, theo dói, đánh giá ( Check) Điều chỉnh ( Act)

và các vấn đề liên quan khác đến việc lập kế hoạch do Công ty hoặc các phòng hướng dẫn hoặc ban hành và dựa vào đặc điểm tình hình cụ thể của từng đơn vị.

- Căn cứ vào tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm năm xây dựng kế hoạch (kỳ kế hoạch trước). Cán bộ kế hoạch thu thập kết quả sản xuất kinh doanh của năm xây dựng kế hoạch để phân tích, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm để thấy được tình hình thực hiện kế hoạch, đã được ở khâu nào, chưa được ở khâu nào, đồng thời đưa ra những nguyên nhân của hạn chế từ đó rút ra kinh nghiệm cho công tác lập kế hoạch kỳ tới.

- Căn cứ vào nhu cầu thị trường và lượng sản phẩm dự trữ. Nhu cầu thị trường được xác định thông qua các đơn hàng (thường thì các đơn hàng này là của khách hàng truyền thống của công ty. Ngoài ra còn một số đơn hàng mới có được nhờ kết quả tìm kiếm của phòng thị trường), hợp đồng đã ký kết với khách hàng, thị phần hiện tại của công ty trên thị trường, tổng nhu cầu thị trường. Các thông tin này do phòng thị trường cung cấp.

- Căn cứ vào năng lực sản xuất của nhà máy. Các quản đốc phân xưởng nhà máy theo yêu cầu của phòng kế hoạch sẽ cung cấp cho họ những thông tin về tình hình sản xuất hiện tại của phân xưởng (xí nghiệp): năng suất bình quân hiện tại của 1 công nhân, khả năng sản xuất của hệ thống dây truyền kỳ kế hoạch, mặt mạnh của từng xí nghiệp. Đồng thời yêu cầu phòng kỹ thuật cung cấp các thông tin kỹ thuật của hệ thống dây truyền sản xuất và kế hoạch sửa chữa hàng năm, kế hoạch sửa chữa lớn và những dự báo về khả năng sản xuất của nhà máy trong năm kế hoạch.

- Căn cứ vào kết cấu của sản phẩm để xác định được định mức nguyên vật liệu cho một tấn sản phẩm và dựa vào công tác dự báo giá các nguyên vật liệu được dùng trong sản xuất, khả năng cung ứng nguyên vật liệu của bên cung.

- Căn cứ vào yêu cầu tiến độ giao hàng. Các đơn đặt hàng, các hợp đồng đều quy định rõ ngày phải giao hàng, và kế hoạch giao hàng: hàng được giao một lần, hay được chia làm nhiều lần, mỗi lần giao với khối lượng bao nhiêu, vào thời gian xác định nào. Căn cứ vào đó cán bộ kế hoạch xác định tiến độ sản xuất.

2.2.4. Các điều kiện lập kế hoạch tại Công ty

- Năng lực của cán bộ kế hoạch: Phòng kế hoạch là một trong những cơ quan đầu não của công ty, được thành lập ngay từ những ngày đầu thành lập công ty. Phòng Kế hoạch là phòng nghiệp vụ kinh tế, có chức năng tham mưu, giúp Tổng Giám đốc Công ty về chiến lược kinh doanh, về công tác kế hoạch hoá và kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay, phòng có 9 cán bộ kế hoạch, trong đó có 5 cán bộ tuổi đời từ 35- 50 tuổi, đã gắn bó với công ty từ lâu, một cán bộ trẻ mới

vào nhận công tác năm 2010. Tất cả các cán bộ trong phòng đều là cử nhân kinh tế kế hoạch. Một khía cạnh nữa mà tôi muốn đề cập đến đó là thái độ làm việc. Hàng ngày, các cán bộ toàn Công ty nói chung và cán bộ phòng kế hoạch nói riêng đến công ty làm việc theo đúng giờ giấc, làm việc đúng yêu cầu, nhiệt tình trong công

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên phân đạm và hóa chất Hà Bắc giai đoạn 2011- 2015 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w