Phong trào đấu tranh chính trị, diệt ác phá kìm kẹp, tiến tới Đồng Khởi, giành quyền làm chủ về tay nhân dân.

Một phần của tài liệu LICH SU DOAN TNCS HO CHI MINH ( 3 ) (Trang 35)

Khởi, giành quyền làm chủ về tay nhân dân.

Với âm mưu chia cắt đất nước lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, đế quốc Mỹ từng bước hất cẳng Pháp, đưa Ngô Đình Diệm cùng bọn tay sai lên nắm quyền thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng miền Nam và phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Nhân dân và tuổi trẻ miền Nam vừa được hưởng niềm vui thắng lợi của 9 năm kháng chiến đã phải tiếp tục cuộc đấu tranh trong điều kiện mới vô cùng gay go, gian khổ để đòi Mỹ - Diệm phải thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi quyền dân sinh, dân chủ, bảo vệ các quyền lợi ta đã giành được, chống khủng bố và trả thù những người kháng chiến cũ.

Để bảo toàn lực lượng, tiếp tục lãnh đạo nhân dân miền Nam tranh đấu với kẻ thù mới vô cùng xảo quyệt, gian ác, tổ chức của Đảng phải rút vào hoạt động bí mật. Các Đảng bộ miền Nam tiến hành sắp xếp và củng cố lại tổ chức, thực hiện chủ trương bám đất, bám dân, trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh để gìn giữ lực lượng cách mạng và chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới.

Các tổ chức cách mạng đều rút vào hoạt động bí mật. Đoàn Thanh niên Cứu quốc không còn hệ thống dọc, chỉ còn chi đoàn cơ sở do chi bộ Đảng trực tiếp lãnh đạo. Các tổ chức quần chúng công khai đã hình thành.

Ở nông thôn, cùng với nông dân, thanh niên tham gia vào các tổ vần công, đổi công, các hội hiếu, hội hỉ, các đội đá banh, bóng chuyền, đội múa lân, đội văn nghệ. Để duy trì các hoạt động đó, nhiều nơi còn đòi Hội đồng hương chính tài trợ tiền để đi biểu diễn văn nghệ, đấu giao hữu thể thao giữa các ấp, các xã với nhau... qua đó móc nối liên kết phong trào.

Ở đô thị, thanh niên được tổ chức vào nghiệp đoàn, thanh niên học sinh, sinh viên lập các nhóm học tập, vào hội truyền bá quốc ngữ, nhóm du ngoạn, thể thao, văn nghệ... Tổ chức đi tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, truyền bá các bài ca yêu nước, bài ca kháng chiến.

Tại thành phố và đô thị miền Nam, nổi lên phong trào đấu tranh bảo vệ hòa bình, đòi hiệp thương tổng tuyển cử, chống “trưng cầu dân ý” lừa bịp, chống bầu cử quốc hội bù nhìn, chống đuổi nhà, dồn dân, đòi công ăn việc làm. Từ cuối năm 1954 đến giữa năm 1955, hàng trăm ủy ban đấu tranh bảo vệ hòa bình được thành lập, tiêu biểu là phong trào hòa bình Sài Gòn - Chợ Lớn. Hưởng ứng phong trào bảo vệ hòa bình do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch, ngày 1-8-1954, 50 ngàn thanh niên và nhân dân Sài Gòn, 15 ngàn nhân dân và thanh niên Huế, 25 ngàn nhân dân và thanh niên Đà Nẵng xuống đường mít tinh, biểu tình mừng hòa bình, đòi thi hành

Hiệp định Giơnevơ, đòi tổ chức tuyển cử tự do, hòa bình thống nhất đất nước.

Hoảng sợ trước làn sóng đấu tranh đó của tuổi trẻ và nhân dân miền Nam, Mỹ - Diệm thẳng tay đàn áp các cuộc mít tinh, biểu tình, trả thù những người kháng chiến.

Cuối năm 1954, Mỹ - Diệm bắt giam các nhân sĩ, trí thức lãnh đạo phong trào bảo vệ hòa bình, trong đó có Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Giáo sư Nguyễn Văn Dưỡng, Giáo sư Phạm Huy Thông, Giáo sư Từ Bá Đước,v.v... Mỹ - Diệm còn cho bọn mật vụ, ác ôn, lùng sục, vây bắt rồi bí mật thủ tiêu những người kháng chiến cũ. Tại Quảng Nam, nhiều vụ trả thù tàn khốc xảy ra như vụ Vĩnh Trinh, Duy Xuyên, Tiên Phước.

Đàn áp, trả thù tàn bạo, nhưng Mỹ - Diệm cũng không thể dập tắt được phong trào đấu tranh của thanh niên và nhân dân miền Nam. Hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Liên Nam Bộ, ngày 10-7-1955, ở Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn và nhiều nơi khác như Mỹ Tho, Sa Đéc, Long Xuyên, Gò Công... nổ ra tổng bãi công, bãi thị. Nhân dân và thanh niên đã tảy chay trò hề “trưng cầu dân ý” của Diệm. Ngày 10-11-1955, 40 ngàn công nhân cao su Biên Hòa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh... đình công đòi tăng lương, đòi tự do dân chủ. Ngày 1-5-1956, gần nửa triệu công nhân, thanh niên lao động Sài Gòn và các tỉnh, giương cao khẩu hiệu “Thống nhất đất nước

bằng phương pháp hòa bình”, “Nước Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm”.

Cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên vốn đã có từ trước, nay cũng có bước phát triển mới, mang sắc thái riêng. Ngay sau ngày hòa bình lập lại, hình thức tổ chức hiệu đoàn học sinh được ta đưa từ vùng chiến khu vào thành phố để tổ chức tập hợp học sinh, chăm lo đến quyền lợi của học sinh về đức, trí, thể, mỹ, được đông đảo thanh niên học sinh hưởng ứng. ở Sài Gòn, các Trường Huỳnh Khương Ninh, Nam Việt, Việt Nam học đường đã tổ chức được hiệu đoàn, dần dần lan rộng ra hầu hết các trường. Tuy nhiên, đây cũng là một cuộc đấu tranh quyết liệt, vì chế độ Ngô Đình Diệm biết rằng hiệu đoàn học sinh là của ta, nên chúng không dễ gì chấp nhận. Tại Trường Kiến Thiết (Sài Gòn), các vị trí quan trọng như Hiệu trưởng, Giám thị đều do bọn phản động nắm nên cuộc đấu tranh phải kéo dài từ 1954 đến 1959 mới giành được thắng lợi. Hình thức đấu tranh của học sinh phổ biến là đòi lập hiệu đoàn, cử đại diện, đưa kiến nghị, yêu sách với ban giám hiệu, dần dần các trường liên kết với nhau dưới hình thức liên trường, hỗ trợ nhau kịp thời khi cần thiết, mở rộng hoạt động thành phong trào và tranh thủ sự đồng tình của các giới. Đây là một tổ chức hợp pháp, có hệ thống do Đoàn chỉ đạo, mở ra cho phong trào học sinh nói riêng và phong trào thanh niên đô thị nói chung một khả năng phát triển mới.

Một phong trào không kém phần sôi nổi, là đấu tranh chống sự xâm nhập của văn hóa đồi trụy, phản động cũng do các tổ chức Đoàn và hiệu đoàn học sinh chỉ đạo. Hình thức phổ biến là phát động thanh niên “Tẩy chay không nhận, không xem, không hưởng ứng”... các loại sách, báo, văn hóa phẩm, phim ảnh của Mỹ - Diệm và phương Tây. Chúng tung hàng loạt Tạp chí “Thế giới tự do” vào các trường, các khu phố, nhưng không được đông đảo thanh niên hưởng ứng. Do trái với đạo lý, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc nên các giới, cha mẹ học sinh ủng hộ phong trào đấu tranh của giới học sinh, thanh niên. Ngoài ra, phong trào đấu tranh đòi chuyển ngữ đại học, đòi dạy tiếng Việt ở bậc đại học vốn đã có từ năm 1953-1954, nay lại dấy lên trong các trường đại học. Phong trào tuy không rầm rộ, sôi nổi, nhưng quyết liệt. Bởi, nếu phải chấp nhận thì Mỹ - Diệm buộc phải thay đổi toàn bộ giáo trình bậc đại học. Cuộc đấu tranh kiên trì từng bước của học sinh, sinh viên cho đến năm 1960 buộc địch phải thực hiện chuyển ngữ hoàn toàn từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt ở các trường đại học. Tháng 7-1957, cuộc đấu tranh của hàng trăm học sinh trường tư, do đồng chí Hồ Hảo Hớn, Phó Bí thư Ban Cán sự học sinh, sinh viên Sài Gòn - Gia Định trực tiếp chỉ đạo đã cử đoàn đại diện gồm 5 người đưa kiến nghị trực tiếp với Tổng giám đốc Nha học chính, đòi mở thêm trường công, chuyển ngữ đại học. Đây là cuộc đấu tranh trực diện đầu tiên với chính quyền Diệm, do đó chúng rất lúng túng, không kịp đối phó, cuối cùng chúng phải nhận đơn và hứa hẹn giải quyết. Tháng 2 - 1958, phát huy thắng lợi cuộc đấu tranh lần trước, Ban cán sự học sinh - sinh viên Sài Gòn - Gia Định lại tổ chức cuộc đấu tranh đòi tăng học bổng, bỏ lệ phí thi cử, giảm học phí trường tư, chuyển ngữ đại học. Cuộc đấu tranh lần này liên kết được nhiều trường, quy mô lớn hơn, tập hợp thành đoàn biểu tình, có biểu ngữ, đấu tranh trực diện với Bộ quốc gia giáo dục ngụy. Địch đối phó, bắt nhiều học sinh đưa về bốt. Chúng đe dọa, khủng bố tinh thần, nhằm tìm ra đầu mối tổ chức, nhưng anh chị em không nao núng, kiên quyết đòi phải trả tự do cho những người bị bắt. Chỉ sau vài tiếng đồng hồ, buộc chúng phải trả hết những anh chị em bị bắt, cuộc đấu tranh tuy chưa thu được kết quả ngay nhưng là một dịp tuyên truyền, giác ngộ quyền lợi dân sinh, dân chủ học đường trong học sinh, sinh viên nhiều trường, liên kết lực lượng, tập dượt đấu tranh trên quy mô lớn, góp phần phá vỡ một bước quan trọng âm mưu “tách chính trị ra khỏi học đường”.

Đầu năm 1959, địch đưa ra tòa xét xử 5 đại diện học sinh trong cuộc đấu tranh trực diện với Nha học chính năm 1957 hòng ngăn chặn phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên. Hàng ngàn học sinh, sinh viên kéo đến trước tòa án biểu dương lực lượng, đòi địch hủy bỏ bản án. Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, chúng đã phải tuyên bố hủy bỏ vô thời hạn cuộc xử án.

Cuộc đấu tranh chống văn hóa lai căng, đồi trụy, phản động của thanh niên, học sinh, sinh viên miền Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, với những hình thức phong phú, đa dạng, từ chỗ tập hợp lẻ tẻ từng nhóm, từng lớp, từng trường liên trường và mở rộng ra cả đường phố, dưới các dạng học tập, báo tường, báo liếp, sinh hoạt văn nghệ thể thao, du ngoạn, cắm trại; nhất là nhân dịp diễn ra các ngày kỷ niệm như 9-1, 19-5, 20-7, kỷ niệm Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung,v.v... anh chị em đã tổ chức họp mặt, diễn đàn, hội thảo, thăm mộ anh Trần Văn Ơn, tham quan các di tích lịch sử,v.v... để cổ vũ tinh thần dân tộc.

Sự phát triển phong trào học sinh, sinh viên và thanh niên đô thị đã làm cho Mỹ - Diệm lo sợ. Chúng tăng cường đàn áp, khủng bố với nhiều hình thức từ bắt bớ, tù đày, tra tấn đến mua chuộc, dụ dỗ,v.v... tuy có gây nhiều khó khăn, thiệt hại nhưng phong trào học sinh, sinh viên vẫn tiếp tục phát triển, vẫn là mũi nhọn sắc bén trong cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam. Các phong trào đấu tranh đòi hòa bình, dân chủ, dân sinh, chống “tố cộng, diệt cộng” đã lôi cuốn hàng triệu lượt người tham gia bao gồm mọi lứa tuổi, các dân tộc, tôn giáo, ở khắp mọi nơi từ Quảng Trị đến Cà Mau. Trong 2 năm (1955-1956) có 7 triệu lượt người tham gia đấu tranh chính trị; năm 1957 có 3 triệu lượt người; năm 1958 có 3,7 triệu lượt người; năm 1959 có 5 triệu lượt người tham gia.

Để chuẩn bị lâu dài cho cuộc chiến đấu với kẻ thù, lợi dụng địch bắt lính ồ ạt, nhiều cán bộ, đoàn viên và thanh niên cốt cán được bố trí vào các sắc lính của địch làm cơ sở nội tuyến. Ở Biên Hòa, Bà Rịa, Bến Tre... có tới một nửa số dân vệ là người của ta. Tại Thủ Dầu Một, riêng đồng chí Mười Niên, cán bộ thanh niên tỉnh đã đưa trên 200 thanh niên vào dân vệ, bảo an và quân chủ lực địch. Tại Rạch Giá, đại đội cảnh vệ binh đặc khu An Phước có 130 người thì 90 người là của ta... Trong các giáo phái đối lập với chính quyền Ngô Đình Diệm, ta đều cài được người của ta. Khi Diệm đàn áp các giáo phái, ta dùng danh nghĩa giáo phái lập các đội vũ trang ly khai, diệt bọn ác ôn, tề, điệp để bảo vệ tổ chức Đảng, bảo vệ cán bộ, giữ vững phong trào. Tây Ninh có đại đội 25 Cao Đài ly khai; Bà Rịa, Biên Hòa có các đội vũ trang Bình Xuyên, Hà Tiên, Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng, Long Xuyên có các đơn vị vũ trang Hòa Hảo, nòng cốt trong các đội này là đoàn viên và thanh niên do các đảng viên lãnh đạo.

Trong khi địch đánh phá tổ chức Đảng, lùng bắt đảng viên quyết liệt, đoàn viên và thanh niên vịn cớ thôn xóm mất an ninh, buộc Hội đồng hương chính phải cho lập các đội tự vệ, dân canh, tuần sương chống trộm cướp. Các đội này tổ chức bảo vệ cán bộ, đảng viên, chống bọn mật vụ, thám báo.

Giai đoạn 1955 - 1956, Mỹ - Diệm tiến hành cuộc chiến tranh một phía, đánh phá ta quyết liệt, đó là thời kỳ khó khăn nhất của cách mạng miền

Nam. Nhưng Mỹ - Diệm đã không thể diệt tận gốc cộng sản được, dù chúng đã phải tổ chức các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” đến đợt hai, đợt ba như ở Liên Khu V. Nhiều tấm gương giữ vững khí tiết và niềm tin yêu vào lý tưởng cách mạng xuất hiện khắp nơi. Tiêu biểu là Trần Thị Lý, người con gái Gò Nổi, đất Quảng anh hùng, bị tra tấn dã man, chết đi sống lại nhiều lần, với trên 40 vết thương để lại trên cơ thể vẫn giữ vững khí tiết của người đoàn viên thanh niên cộng sản. Noi gương Trần Thị Lý, Phan Thị Cam, Trần Thị Vân, Võ Chuẩn và hàng vạn đoàn viên, thanh niên khác đã nêu cao ý chí cách mạng kiên cường, thà chết chứ không khuất phục, kiên quyết không khai báo cơ sở cách mạng, không ly khai Đảng.

Em Nguyễn Thị Chi, 13 tuổi ở Giồng Trôm (Bến Tre), địch lùng bắt cán bộ, mình em ở nhà nhưng đã đưa anh cán bộ xuống hầm bí mật, ngụy trang, xóa dấu vết, vì có chỉ điểm nên chúng bắt em đánh đập, bắt chỉ hầm, nhưng em vẫn khăng khăng không nhận. Em Nguyễn Thị Thanh, 15 tuổi, ở xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận, (Bình Thuận) làm giao liên cho chi bộ, địch bắt khám trong người có tài liệu, chúng đánh đập, tra khảo, đốt cháy hai lòng bàn chân, em cắn răng chịu đau, không khai nửa lời.

Khí tiết của những đảng viên, đoàn viên thanh niên cộng sản đã cổ vũ khí thế đấu tranh của quần chúng nhân dân và thanh niên. Dù khó khăn đến mấy vẫn một lòng bảo vệ, nuôi giấu cán bộ, đảng viên. Thanh niên vùng căn cứ cũ ở U Minh thượng, U Minh hạ (miền Tây Nam Bộ), chiến khu Đ và vùng căn cứ miền Đông Nam Bộ, các huyện miền núi Trung Bộ và Tây Nguyên không chịu khuất phục Mỹ - Diệm, rủ nhau vào lập Làng Rừng, Làng Thanh niên, Làng Xã hội chủ nghĩa (Cà Mau); lập các căn cứ, trại bí mật miền Đông Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên). Tại Bình Định, 20 thanh niên ở Bình Khê lập “Đội thanh niên nghĩa hiệp” chống Mỹ - Diệm; 45 thanh niên xã Hoài Sơn, Hoài Nhơn lập “Trung đội Cứu quốc” rồi cử người lên núi tìm Đảng xin vũ khí đánh giặc. ở Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn thanh niên tự động tổ chức các “Hội thanh niên yêu nước chống Mỹ” có hai nghìn hội viên...

Đầu tháng 6-1956, Bộ Chính trị họp đánh giá tình hình miền Nam, xác định cụ thể: “Hình thức đấu tranh của ta trong toàn quốc hiện nay là đấu tranh

chính trị... nói như thế không có nghĩa là tuyệt đối không dùng vũ trang tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định...” Từ thực tiễn chỉ đạo phong trào

cách mạng miền Nam, tháng 8-1956 đồng chí Lê Duẩn soạn thảo “Đề cương cách mạng miền Nam” vạch ra nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là: “Trực tiếp đánh đổ chính quyền độc tài, phát xít Ngô Đình Diệm tay sai

Mỹ, giải phóng nhân dân miền Nam khỏi ách đế quốc, phong kiến, thiết lập ở miền Nam một chính quyền liên hiệp có tính chất dân tộc, dân chủ, để cùng miền Bắc thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất...”

Chủ trương mới của Đảng là dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, đưa cách mạng đến thắng lợi, được nhân dân, nhất là thanh niên nhiệt liệt đón nhận. Tháng 10- 1957, tại chiến khu Đ, một căn cứ chủ yếu của cách mạng, Đại đội 250,

Một phần của tài liệu LICH SU DOAN TNCS HO CHI MINH ( 3 ) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w