Ên Độ là một nước rộng lớn, diện tích đứng thứ 7 thế giới và đứng thứ hai Châu Á. Giải quyết vấn đề Ên Độ nói chung làm rung động hệ thống toàn cầu nói riêng, việc giải quyết vấn đề Ên Độ tức là giải quyết số phận đế quốc Anh. Thắng lợi của nhân dân Ên Độ 26/1/1930 đã góp phần to lớn làm thay đổi hẳn cục diện của Châu Á và thế giới. Ên Độ được xem như "viên ngọc trên mũ miện của nữ hoàng Anh", là " xương sống của đế quốc Anh", căn cứ chiến lược tối trọng yếu của thực dân Anh ở Ên Độ Dương và Thái Bình Dương, cho nên đối với đế quốc Anh "giữ nguyên được Ên Độ thì mới giữ nguyên được đế quốc Anh". Chính vì vậy thất bại của thực dân Anh ở đây là sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân téc trên thế giới.
Vấn đề quan hệ giữa các "cộng đồng" tôn giáo khác nhau chủ yếu là giữa người Hinđu và người Hồi giáo luôn là vấn đề có tính sắc thái riêng biệt ở Ên Độ nhưng lại không là vấn đề riêng củaÊn Độ. Đây là vấn đề nhức nhối của toàn thế giới. Sự xung đột giữa người ARập và người Do Thái tại đất Palextin, giữa người Xlavơ và người Do Thái ở Nga dưới thời Nga hoàng. Cách mà Gandhi đã thực hiện để giải quyết mâu thuẫn là một
"cách giải quyết đặc sắc". Một phương thức tưởng chõng đơn giản nhưng nó lại đưa con đường cứu nước của Gandhi đưa dân téc Ên Độ đến thắng lợi và nó trở thành con đường thành công " xưa nay hiếm"
Tư tưởng, đường lối cứu nước "hoà bình" của Gandhi là một đóng góp vào lí luận phong trào đấu tranh giải phóng dân téc. Dù là bạo lực hay ôn hoà chỉ cần nhất quán trong mục tiêu, đường lối như sự linh hoạt, sáng tạo và mềm dẻo của con đường đi đến độc lập, thì sẽ đảm bảo cho nó sự thắng lợi.
Ngày nay, con đường hoà bình của Gandhi đưa ra là kinh nghiệm có ý nghĩa to lớn đối với các dân téc Châu Á nói riêng và với thế giới nói chung. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, xu thế quốc tế hoá với sự xuất hiện của những "cuộc chiến tranh không tiếng súng", "chiến tranh sắc téc" thì vấn đề đoàn kết và phương pháp "đấu tranh hoà bình" của Gandhi càng có ý nghĩa hơn bao giê.
Tuy nhiên, đường lối của Gandhi vẫn có những điểm còn hạn chế: Học thuyết "bất bạo động" của Gandhi đã biểu hiện tính chất hai mặt và sự yếu đuối của giai cấp tư sản Ên Độ. Một mặt, do sù gia tăng mâu thuẫn của nó với đế quốc Anh làm cho giai cấp tư sản Ên Độ thấy cần phải thoát ra khỏi sự áp bức của thực dân Anh. Mặt khác, giai cấp tư sản Ên Độ vẫn còn có những gắn bó chặt chẽ với các tổ chức độc quyền của nước ngoài, nó đang được đế quốc Anh ủng hộ, đồng thời nó vẫn duy trì các hình thức bóc lột phong kiến với những độc quyền của giai cấp mình.
Gandhi không công nhận bạo động là đường lối cách mạng mà tìm cách xoá nhoà đấu tranh giai cấp, kiêng kị hết mọi hình thức đấu tranh, khước từ nền văn minh phương Tây muốn trở về kinh tế tự nhiên. Sự phi bạo lực của Gandhi trên thực tế đã hạn chế sự phát triển thêm một bước của phong trào công nông, làm chướng ngại cho việc chuyển biến từ một cuộc cách mạng chính trị để tranh thủ giải phóng dân téc thành một cuộc cách
mạng xã hội chống sự áp bức giai cấp và bóc lột của quần chúng lao động. Qua điểm này cho thấy rõ quan điểm chính trị của Gandhi trên cơ bản là nhằm phục vụ lợi Ých cho giai cấp tư sản của Ên Độ.