Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Một phần của tài liệu SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi trong môn giáo dục công dân góp phần nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Trang 51)

Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong trường THPT Nguyễn Văn Trỗi – Nha Trang, tôi đã tạo được một sự hứng thú cao trong bộ môn phát huy được hiệu quả giáo dục, góp phần thúc đẩy tính chủ động, tích cực của học sinh trong tìm hiểu, tiếp thu và bổ trợ được phần nào kiến thức mà các em đã học, thái độ tích cực của các em đối với các hoạt động tập thể. Kết quả các bài kiểm tra, bài tập về nhà cho thấy các em đã thực sự nghiêm túc trong học tập, trong việc tìm hiểu tri thức; xác định trách nhiệm công dân rất rõ ràng. Điều đó càng khẳng định sự thành công của tiết dạy.

Ngoài ra, để thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành nghiên cứu trên hai nhóm tương đương: đó là hai lớp 12C1 và 12C15 của Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi. Lớp 12C15 là lớp thực nghiệm và lớp 12C1 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện: Sử dụng phương pháp trò chơi trong khi dạy môn Giáo dục công dân, còn lớp 12C1 thì không sử dụng phương pháp trò chơi. Kết quả đã cho thấy tác động của việc sử dụng phương pháp trò chơi đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã có kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Bằng chứng là điểm bài kiểm tra học kỳ I, đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là: 7.13; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là: 8.3.

Kết quả kiểm chứng T – Test cho thấy p = 0.69510-9 < 0.05 có nghĩa là có

sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc sử dụng phương pháp trò chơi trong quá trình giảng dạy làm nâng cao kết quả học tập cho học sinh lớp 12C15 nói riêng, và học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi nói chung. Điều này cũng đã chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận:

Sử dụng phương pháp trò chơi vào môn Giáo dục công dân 12 là rất cần thiết, đây là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. là một trong những kỹ thuật dạy học hiệu quả, nhằm tạo ra quá trình tương tác, thu hút, động viên học sinh tham gia hợp tác để nâng cao tính chủ thể và tự giác, tạo cơ hội cho các em thực hành vận dụng những kinh nghiệm, những tri thức đã học… để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân, đặc biệt là trong vấn đề giáo dục pháp luật.

Phương pháp dạy học mới này sẽ kích thích tư duy học sinh, phát huy tính

tích cực, tự giác, sáng tạo chủ động trong học tập. Thông qua những trò chơi các em càng hiểu sâu sắc hơn nội dung của bài học và nhớ bài học lâu hơn. Bên cạnh tác động tích cực từ phương pháp này mang lại, giáo viên cũng không nên quá lạm dụng phương pháp này, chỉ sử dụng nó trong thời gian ngắn như khởi động buổi học, giới thiệu một nội dung mới hoặc để củng cố một số vấn đề trọng tâm của bài học. Nếu trong buổi học thấy tình trạng học sinh mệt mỏi cũng có thể sử dụng trò chơi để giúp học sinh thay đổi trạng thái, lấy lại tinh thần học tập nhằm giúp học sinh lĩnh hội những tri thức mới tốt hơn.

Qua kết quả thực nghiệm tôi đã kiểm chứng ở trên, một lần nữa tôi có thể khẳng định rằng: Việc giảng dạy phần công dân với pháp luật ở lớp 12 bằng phương pháp trò chơi là rất có ích. Phương pháp này giúp học sinh có thêm hiểu biết, có thêm niềm tin; tự tin bước vào cuộc sống, trang bị cho các em hành trang trước khi bước vào đời. Sử dụng phương pháp dạy học này kết hợp với các phương pháp khác sẽ đào tạo ra những con người năng động, hoạt bát, phát triển toàn diện, có ích cho xã hội.

Hiện nay, đã có một số giáo viên sử dụng trò chơi để dạy học không chỉ ở bộ môn Giáo dục công dân mà còn ở các bộ môn khác, nhưng nhìn chung việc sử dụng các trò chơi trong dạy học còn đơn điệu, nhàm chán do giáo viên vẫn chưa đầu tư nhiều vào việc thiết kế các loại trò chơi, hình thức tổ chức chơi chưa thật phong phú, hấp dẫn nên đôi khi chưa thu hút, lôi cuốn được tất cả học sinh tham gia. Đề tài mà tôi giới thiệu ở đây, giáo viên có thể sử dụng để dạy cho các tiết học của mình. Tuy nhiên, đề tài này cũng có một mục đích khác đó là mang tính chất gợi ý để giáo viên có thể thiết kế ra những trò chơi khác phù hợp với thực tế bản thân mình góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân ngày càng tốt hơn.

2. Khuyến nghị

Các cấp, các ngành cần quan tâm hơn nữa công tác giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học phổ thông, thường xuyên tổ chức hội nghị chuyên môn: 2

lần/năm vào đầu tháng 8 và sau khi sơ kết học kỳ 1 để bồi dưỡng, nâng cao trình

độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy và cập nhật kiến thức pháp luật mới cho giáo viên, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học môn Giáo dục công dân cũng như các biện pháp dạy học khác nhau nhằm tích cực hóa quá trình học tập của học sinh.

Bên cạnh đó, giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian, công sức trong công tác chuẩn bị lên lớp, cần nghiên cứu dự kiến các loại trò chơi, các yêu cầu cũng như kịch bản dạy học trên lớp. Ngoài ra, giáo viên cần nghiên cứu tùy theo số lượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức các trò chơi sao cho phù hợp với đặc điểm của từng lớp học.

Trong quá trình dạy học, giáo viên cần yêu cầu học sinh nghiêm túc trong học tập và thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị học tập của học sinh ở nhà, phải chuẩn bị các phiếu theo dõi quá trình học tập của học sinh làm cơ sở cho quá trình kiểm tra đánh giá được khách quan hơn, tạo động cơ học tập tốt cho học sinh.

Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo đối với bộ môn Giáo dục công dân. Bên cạnh đó, nhà trường cũng nên xây dựng một tủ sách pháp luật và đưa vào hoạt động. Trong thực tế dạy học, sử dụng các trò chơi phải kết hợp khéo léo với các phương pháp dạy học khác để đạt hiệu quả cao nhất.

Về phía học sinh, phải có ý thức học tập, chủ động, tích cực tìm hiểu tư liệu liên quan đến bài học; phải ý thức được tầm quan trọng của môn Giáo dục công dân đối với bản thân, phải tích cực học tập để trang bị các tri thức cần thiết cho công việc tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

+ Sách giáo khoa Giáo dục Công dân 12 (NXB Giáo dục, 2011) + Sách giáo viên Giáo dục Công dân 12 (NXB Giáo dục, 2011) + Sách Bài tập trắc nghiệm GDCD 12 (NXB GD, 2008)

+ Sách Thực hành Giáo dục Công dân 12 (NXB Giáo dục, 2008) + Bài tập GDCD 12 (Trần Văn Thắng - chủ biên, NXB GD, 2008) + Báo pháp luật TP.Hồ Chí Minh

+ Giáo dục công dân 12, Sách giáo viên (NXB Giáo dục, 2008)

+ Phát huy tính tích cực tự học của học sinh trong quá trình dạy học (Nguyễn Ngọc Bảo, Bộ GD&ĐT, Vụ giáo viên, Hà Nội 1995)

+ Giải pháp giáo dục (Hồ Ngọc Đại, NXB GD, Hà Nội, 1999)

+ Phương pháp nghiên cứu khoa học (Vũ Cao Đàm, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2003)

+ Trò chơi học tập (Vũ Minh Hồng, NXB GD, 1980)

+ Các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của giáo sinh trong giờ lên lớp (Đặng Thành Hưng, Viện KHGD, 1994)

+ Dạy học hiện đại – lý luận, biện pháp, kỹ thuật (Đặng Thành Hưng, NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội, 2002)

+ Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học (Thái Duy Tuyên, Tạp chí NCGD, số 2, 1996)

+ Website: http://www.tuoitre.vn, http://www.baokhanhhoa.com.vn, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHỤ LỤC 1

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TRỖI Nha Trang, ngày …… tháng …… năm 2013.

Để giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình, mong quý Thầy (Cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách đánh dấu (x) vào trước câu trả lời đúng với ý kiến của Thầy (Cô) (ở một số câu có thể chọn nhiều hơn 1 câu trả lời, khoanh tròn các lựa chọn); hoặc ghi câu trả lời vào một số câu hỏi dưới đây. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy (Cô).

Câu 1: Thầy (Cô) cho biết sự cần thiết của việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 như thế nào?

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết.

Câu 2: Theo Thầy (Cô) sử dụng trò chơi trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 ở trên lớp có tác dụng như thế nào?(Khoanh tròn vào các số lựa chọn: 1. Hoàn toàn không có tác dụng; 2. Không tác dụng lắm; 3: Bình thường ; 4. Tác dụng; 5. Rất tác dụng)

Các tác dụng của việc sử dụng trò chơi Mức độ

Tập trung sự chú ý của học sinh 5 4 3 2 1

Hình thành không khí vui vẻ, hứng khởi trong học tập 5 4 3 2 1

Học sinh hiểu và nắm kiến thức sâu hơn 5 4 3 2 1

Hình thành xúc cảm, động cơ, hứng thú học tập đối với

môn học và tạo môi trường thuận lợi trong học tập 5 4 3 2 1

Rèn luyện kỹ năng tương tác, phối hợp giải quyết

nhiệm vụ học tập giữa học sinh với học sinh 5 4 3 2 1

Nâng cao tương tác giữa giáo viên với học sinh trong

quá trình dạy học 5 4 3 2 1

Rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc nhóm, kỹ

năng ứng xử trong học tập 5 4 3 2 1

Rèn luyện trí nhớ của học sinh 5 4 3 2 1

Các ý kiến khác (nêu rõ) 5 4 3 2 1 Câu 3: Trong dạy học môn Giáo dục công dân trên lớp, Thầy cô thường sử dụng trò chơi trong các phần nào?

Bài 1: Pháp luật và đời sống Bài 2: Thực hiện pháp luật

Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật

Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ

Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân

Ý kiến khác... ... Câu 4: Mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học môn Giáo dục công dân trên lớp như thế nào?

Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ít khi Không bao giờ

Câu 5: Trong dạy học môn Giáo dục học trên lớp,nếu có sử dụng trò chơi, theo Thầy (Cô) nên phân bố thời gian cho hình thức này như thế nào?

Không sử dụng Một tiết/ hai tiết

Cả hai tiết Linh động theo nội dung dạy học

Câu 6: Đánh giá của Thầy (Cô) như thế nào khi sinh viên tham gia trò chơi của giảng viên đặt ra?

Hào hứng tham gia trò chơi, qua trò chơi để nắm nội dung Đọc, nghiên cứu tài liệu để thực hiện trò chơi

Thảo luận với bạn để giải quyết trò chơi

Tìm mọi cách để đối phó với giảng viên Phớt lờ, không quan tâm đến trò chơi Hoạt động khác...

... Câu 7: Thầy (Cô) cho biết mức độ sử dụng các loại trò chơi trong dạy học môn Giáo dục công dân trên lớp như thế nào? (Khoanh tròn vào số lựa chọn: 5. Rất thường xuyên; 4. Thường xuyên; 3. Thỉnh thoảng; 2. ít khi; 1. Chưa bao giờ).

Trò chơi phát triển nhận thức (các trò

chơi phát triển cảm giác, tri giác, rèn luyện trí nhớ, phát triển tư duy,…)

5 4 3 2 1

Trò chơi phát triển các giá trị (thái độ,

cảm xúc, tình trạng, ý chí,…) 5 4 3 2 1

Trò chơi phát triển vận động (chơi

bóng, leo trèo, chạy nhảy, đuổi bắt,…) 5 4 3 2 1

Câu 8: Trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12, khi xây dựng và sử dụng các trò chơi, Thầy (Cô) thường căn cứ vào các vấn đề gì để xây dựng trò chơi cho học sinh?

Căn cứ vào các khâu của quá trình dạy học Căn cứ vào nội dung học tập

Căn cứ vào hình thức và phương pháp học tập Căn cứ vào số lượng học sinh của một lớp Căn cứ vào không khí học tập của lớp học Căn cứ vào trình độ hiểu biết của học sinh Căn cứ vào diễn biến trong quá trình dạy học.

Ý kiến khác... ... Câu 9: Thầy (Cô) cho biết hiệu quả của việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trên lớp như thế nào? (Khoanh tròn vào số lựa chọn: 5: Rất hiệu quả; 4: Hiệu quả; 3: Bình thường; 2: Không hiệu quả; 1: Hoàn toàn không hiệu quả)

Các loại trò chơi Mức độ sử dụng

Trò chơi phát triển nhận thức (các trò chơi phát triển cảm giác, tri giác, rèn luyện trí nhớ, phát triển tư duy,…)

5 4 3 2 1

Trò chơi phát triển các giá trị (thái độ,

cảm xúc, tình trạng, ý chí,…) 5 4 3 2 1

Trò chơi phát triển vận động (chơi

bóng, leo trèo, chạy nhảy, đuổi bắt,…) 5 4 3 2 1

Câu 10: Thầy (Cô) cho biết những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng và sử dụng trò chơi khi dạy học môn Giáo dục công dân ở trên lớp là gì?

... ... Khó khăn ... ... ... Câu 11: Theo ý kiến của Thầy (Cô) làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng trò chơi khi dạy học môn Giáo dục công dân ở trên lớp được tốt hơn?

... ... Xin Thầy (Cô) vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Giới tính: Nam Nữ

2. Tuổi:

3. Trình độ: Cử nhân Thạc sỹ Tiến sỹ

4. Số năm giảng dạy: Dưới 5 năm Từ 5 đến 10 năm Trên 10 năm

PHỤ LỤC 2

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA HỌC SINH LỚP 12

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TRỖI Nha Trang, ngày …… tháng …… năm 2013.

Họ tên học sinh: ... Giới tính: ... Lớp: ... Câu hỏi thăm dò ý kiến:

Câu 1: Trong dạy học môn Giáo dục học, anh (chị) thích giảng viên sử dụng những phương pháp và hình thức dạy học nào?

Thuyết trình (không đặt câu hỏi)

Đàm thoại (đặt câu hỏi để Học sinh trả lời) Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả

Kết hợp vừa dạy thuyết trình vừa đặt câu hỏi. Sử dụng trò chơi trong dạy học

Hình thức khác ………

Câu 2: Em hãy cho biết khi dạy môn Giáo dục công dân, giáo viên có sử dụng trò chơi trong dạy học không?

Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng

ít khi Không bao giờ

Câu 4: Trong dạy học môn Giáo dục công dân, theo em, giáo viên sử dụng trò chơi cho học sinh tham gia là: Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết. Câu 5: Trong dạy học môn Giáo dục công dân, khi giáo viên sử dụng trò chơi, em cảm thấy:

Rất thích, hào hứng tham gia Thích Bình thường

Căng thẳng, mệt mỏi sợ phải gọi trả lời Uể oải, chán nản.

Không quan tâm

Ý kiến khác:... Câu 6: Trong dạy học môn Giáo dục công dân, sau khi giáo viên tổ chức trò chơi khi dạy học, em thường:

Suy nghĩ vấn đề nhưng không tự giác tham gia Không quan tâm , không tham gia

Ý kiến khác... ... Câu 7: Trong dạy học môn Giáo dục công dân, em thường tham gia những hoạt động nào để giải quyết trò chơi của giáo viên đặt ra:

Tự suy nghĩ, huy động vốn kinh nghiệm của bản thân để thực hiện Đọc, nghiên cứu SGK để giải quyết vấn đề

Thảo luận với bạn để giải quyết

Không quan tâm, không tham gia giải quyết

Hoạt động khác...

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi trong môn giáo dục công dân góp phần nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Trang 51)