Xây dựng một số trò chơi trong dạy học môn Giáo dục

Một phần của tài liệu SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi trong môn giáo dục công dân góp phần nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Trang 29)

a. Cơ sở xây dựng và các nguyên tắc của việc thiết kế trò chơi trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12

Để xây dựng trò chơi phục vụ cho việc dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12, tôi căn cứ vào các tiêu chí sau:

+ Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, phương pháp của bài học. + Căn cứ vào logic của quá trình dạy học trên lớp.

+ Căn cứ vào cách phân loại trò chơi trong dạy học (đã trình bày ở phần cơ sở lý luận của đề tài).

+ Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tiễn dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 tại trường THPT Nguyễn Văn Trỗi.

+ Căn cứ vào đặc điểm của học sinh lớp 12.

+ Căn cứ vào chương trình dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12.

+ Căn cứ vào sách giáo khoa, bài giảng dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12.

b. Các nguyên tắc của việc thiết kế trò chơi trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12

Đảm bảo tính mục đích: Mục đích của trò chơi là phát huy tính tích cực học

tập của học sinh. Vì vậy nhiệm vụ chơi, luật chơi và hành động của trò chơi đòi hỏi

học sinh phải sử dụng các giác quan, các thao tác trí tuệ, đặc biệt là thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, để lĩnh hội kiến thức của bài học, môn học.

Đảm bảo tính chất của hoạt động chơi: Mỗi trò chơi học tập phải là trò chơi

đích thực, thực sự hấp dẫn, kích thích tính tích cực, tự lập, sáng tạo của học sinh. Những trò chơi nhằm tích cực hóa hoạt động học tập cho học sinh phải tạo cơ hội cho các em hứng thú, tự nguyện tham gia vào trò chơi, tích cực vận dụng vốn hiểu biết và năng lực trí tuệ của mình để giải quyết nhiệm vụ học tập trong những hoàn cảnh chơi sinh động với yếu tố thi đua lẫn nhau.

Đảm bảo tính hệ thống và tính phát triển: Các trò chơi được sắp xếp từ đơn

giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, tạo thành một hệ thống gồm các nhóm trò chơi nhằm nâng cao năng lực phát triển trí tuệ của học sinh.

Đảm bảo tính đa dạng: Các trò chơi hệ thống phải đa dạng, phong phú tạo

cơ hội cho học sinh thực hành, vận dụng vốn hiểu biết thuộc nhiều lĩnh vực khác

nhau và khả năng tư duy của các em để giải quyết nhiệm vụ học tập trong những tình huống chơi đa dạng, phong phú.

c. Thiết kế Modul bài giảng có sử dụng trò chơi trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12

o Mô tả chung các nhóm trò chơi dạy học:

dạy học được thiết kế trong đề tài nghiên cứu này gồm 3 nhóm trò chơi chính được

xếp theo 3 hướng như sau:

 Nhóm các trò chơi giới thiệu nội dung mới (gây hứng thú nhận thức)

 Nhóm trò chơi tìm hiểu tri thức (lĩnh hội tri thức mới)

 Nhóm trò chơi củng cố ôn tập

Nhóm 1: Nhóm trò chơi giới thiệu nội dung mới

Những trò chơi này có thể sử dụng khi bắt đầu vào 1 tiết học, nó có tác dụng khởi động tư duy của học sinh, dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội dung, học tập một cách tự nhiên, thoải mái và vui vẻ. Không chỉ vậy, trò chơi này còn được sử dụng khi chuyển tiếp sang một nội dung mới trong giờ học. Cách chuyển tiếp này giúp học sinh thay đổi trạng thái, kích thích hoạt động trí tuệ để đạt được mục tiêu bài học.

Nhóm 2: Nhóm trò chơi lĩnh hội tri thức mới (dẫn dắt vào từng phần kiến thức của bài học)

Dựa vào quan điểm “Vùng phát triển gần nhất” những loại trò chơi này nhằm huy động vốn hiểu biết của học sinh. Qua trò chơi này, giúp học sinh nắm được trình độ nhận thức hiện tại của học sinh mà đưa ra các yêu cầu cao hơn hướng đến vùng phát triển gần nhất. Để sử dụng loại trò chơi này, giáo viên phải linh hoạt trong quá trình tổ chức.

Nhóm 3: Nhóm trò chơi củng cố ôn tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những trò chơi trong nhóm này được sử dụng sau khi học sinh đã được học một nội dung hoặc kỹ năng nào đó, những kiến thức hoặc kỹ năng đã học là cơ sở để học sinh thực hiện những trò chơi này. Để tham gia được trò chơi và mong muốn chiến thắng, học sinh phải tích cực huy động trí nhớ, tư duy và khả năng phản ứng nhanh của mình. Điều đó, sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, luyện tập kỹ năng một cách tự nhiên, tự giác và tích cực.

Ngoài cách phân loại như trên, còn có thể phân loại các trò chơi thành nhóm trò chơi trí tuệ, nhóm trò chơi vận động, nhóm trò chơi phối hợp trí tuệ và vận động… Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu của mình, tôi chỉ đưa ra những trò chơi mang tính chất định hướng cho các bài học mà chưa đi sâu vào tất cả các nhóm tiểu tiết trò chơi.

o Quy trình chung để tổ chức một trò chơi trong 1 tiết học như sau: Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.

Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:

+ Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi).

+ Chuẩn bị các dụng cụ dùng để chơi (nếu có).

+ Phổ biến cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm…

+ Phổ biến cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi. (nếu có)

Bước 3: Thực hiện trò chơi.

Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:

+ Giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.

+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải (nếu có).

+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện. o Minh họa việc thiết kế và sử dụng một số chơi trong dạy học môn

Giáo dục công dân lớp 12:

Sau đây là một số trò chơi cụ thể áp dụng vào từng tiết học của môn Giáo dục công dân lớp 12 mà tôi đã áp dụng cho lớp thực nghiệm 12C15 (tất cả đều được thiết kế trên giáo án điện tử bằng phần mềm Powerpoint, có in đĩa kèm theo nên trong khâu chuẩn bị luôn có sự chuẩn bị phòng máy chiếu):

Bài 1: Pháp luật và đời sống

Sử dụng Trò chơi ô chữ

Trò chơi ô chữ trong dạy học có nhiều dạng khác nhau, có thể là giải những ô chữ hàng ngang rồi tìm từ khóa trong ô chữ hàng dọc, có thể là ô chữ dưới dạng sơ đồ… Mỗi ô chữ bao gồm lời gợi ý và nội dung ô chữ có liên quan trực tiếp đến bài học.

Ví dụ: Khi học xong bài này, ta tiến hành củng cố bằng trò chơi ô chữ.

Mục đích: Ôn lại nội dung của bài học và giúp cho học sinh hiểu rõ khái niệm, bản chất của pháp luật, mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, chính trị, đạo đức.

Chuẩn bị: Giáo viên thiết kế ô chữ có câu hỏi gợi ý bằng phần mềm Power point, bảng số thăm thứ tự theo danh sách của học sinh, phần thưởng (kẹo, bánh)…

Cách chơi: Cả lớp cùng chơi.

Giáo viên sẽ bốc ngẫu nhiên một lá thăm có số thứ tự bên trong, học sinh nào có số thứ tự đó sẽ được chọn ô chữ của mình, sau đó nghe lời gợi ý của giáo viên và suy nghĩ trong vòng 10 giây, nếu trả lời đúng đáp án sẽ được một phần quà còn nếu học sinh nào trả lời sai thì nhường cơ hội cho các bạn còn lại. Ai tìm ra được ô từ khóa chính xác và nhanh nhất sẽ là người chiến thắng và dành một phần

quà thật lớn.

Nội dung gợi ý:

+ Ô chữ số 1: “Giết người, cướp của” được gọi là tội phạm gì?  HÌNH SỰ

+ Ô chữ số 2: Một trong các bản chất của pháp luật là gì?  GIAI CẤP

+ Ô chữ số 3: Hãy điền vào từ còn thiếu trong dấu “…” ở ý sau:

Pháp luật có tính quy phạm … , bởi lẽ pháp luật là những quy tắc xử sự

chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.  PHỔ BIẾN

+ Ô chữ số 4: Hãy điền vào từ còn thiếu trong dấu “…” ở ý sau:

Pháp luật là … để quản lý xã hội.  PHƯƠNG TIỆN

+ Ô chữ số 5: Hãy điền vào từ còn thiếu trong dấu “…” ở ý sau:

Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích …………..

của mình.  HỢP PHÁP

+ Ô chữ số 6 : Ngoài bản chất giai cấp, pháp luật còn mang bản chất gì?

 XÃ HỘI

+ Ô chữ số 7: Hãy điền vào từ còn thiếu trong dấu “…” ở ý sau:

Nhờ có pháp luật, Nhà nước ... được quyền lực của mình.  PHÁT HUY

+ Ô chữ số 8: Đây là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và

được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.  PHÁP LUẬT

+ Ô Chữ từ khóa : HIẾN PHÁP

Thời gian thực hiện trò chơi: từ 9 – 10 phút. Bài 2: Thực hiện pháp luật

Sử dụng Trò chơi đi tìm các mảnh ghép

Sau khi giới thiệu xong nội dung của phần các hình thức thực hiện pháp luật, giáo viên tổ chức trò chơi này.

Mục đích: Để học sinh nắm rõ các hình thức thực hiện pháp luật hiện nay. Chuẩn bị: Giáo viên đưa ra các hình thức thực hiện pháp luật và những mảnh ghép có từ gợi ý tương ứng. Tất cả được thiết kế trên Power Point. Chuẩn bị một số phần quà nhỏ (bánh, kẹo),…

Cách chơi: Yêu cầu học sinh nhìn lên màn hình, sau đó hãy lắp ghép các hình thức thực hiện pháp luật với mảnh ghép đúng của nó. Nếu học sinh thực hiện chính xác sẽ dành một phần quà.

+ Tuân thủ pháp luật (1) + Áp dụng pháp luật (2) + Sử dụng pháp luật (3) + Thi hành pháp luật (4)

Nội dung của các mảnh ghép tương ứng:

+ Cảnh sát giao thông xử lý vi phạm những trường hợp không đội mũ bảo hiểm (mảnh ghép 1)

+ Nhà máy không xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường (mảnh ghép 2) + Thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự. (mảnh ghép 3)

+ Ông A mở cửa hàng bán xe ô tô. (mảnh ghép 4)

 Đáp án: (2) – mảnh ghép 1, (1) – mảnh ghép 2, (3) – mảnh ghép 4, (4) – mảnh

ghép 3.

Thời gian thực hiện trò chơi: từ 1 – 2 phút.

Sử dụng Trò chơi đi tìm hình ảnh bí mật sau các mảnh ghép

Khi chuẩn bị giới thiệu các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý, giáo viên tổ chức trò chơi này cho học sinh.

Chuẩn bị: Giáo viên giấu một hình ảnh của một em học sinh đang chấp hành luật an toàn giao thông – đội nón bảo hiểm khi đi xe đạp điện sau 4 mảnh ghép. Mỗi mảnh ghép có một số thứ tự và chứa câu hỏi có nội dung liên quan đến nội dung của bài học. Học sinh phải trả lời đúng câu hỏi của từng mảnh ghép nhỏ thì mới được lật mảnh ghép đó, nếu trả lời sai thì không được lật mảnh ghép đó. Học sinh nào đoán được hình ảnh phía sau mảnh ghép và nói lên ý nghĩa của hình ảnh đó sẽ chiến thắng.

Nội dung câu hỏi sau các mảnh ghép: + Mảnh ghép 1: Bài tập 1: Vi phạm hình sự là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội. B. Hành vi nguy hiểm cho xã hội.

C. Hành tương đối nguy hiểm cho xã hội. D. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.

 Đáp án: B.

+ Mảnh ghép 2: Bài tập 2: Vi phạm kỉ luật là hành vi: A. Xâm phạm các quan hệ lao động.

B. Xâm phạm các quan hệ công vụ nhà nước.

D. Xâm phạm các quan hệ về kỷ luật lao động.

 Đáp án: C.

+ Mảnh ghép 3: Bài tập 3: Vi phạm hành chính là hành vi:

A. Xâm phạm tới các nguyên tắc quản lý hành chính.

B. Xâm phạm tới các nguyên tắc quản lý nhà nước. C. Xâm phạm đến quy tắc xã hội.

D. Xâm phạm đến quy tắc quản lý đất nước.

 Đáp án: A.

+ Mảnh ghép 4: Bài tập 4: Vi phạm dân sự là hành vi:

A. Xâm phạm đến quan hệ tài sản.

B. Xâm phạm đến quan hệ nhân thân

C. Xâm phạm đến quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. D. Xâm phạm đến quan hệ sở hữu.

 Đáp án: C.

Hình ảnh bí mật: Học sinh đang đội nón bảo hiểm khi đi xe đạp điện  Học

sinh chấp hành luật lệ giao thông tốt.

Thời gian thực hiện trò chơi: 4 – 5 phút. Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật

Sử dụng Trò chơi ngôi sao may mắn

Sau khi học xong bài này, giáo viên tổ chức trò chơi này cho học sinh vào cuối giờ học.

Mục đích: Củng cố lại các nội dung đã học trong bài này.

Chuẩn bị: Giáo viên đưa ra 6 ngôi sao may mắn, mỗi ngôi sao gắn với 01 câu hỏi. Tất cả được thiết kế trên Power Point.

Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành hai đội A và B. Yêu cầu một học sinh đại diện cho từng đội chọn câu hỏi, sau khi câu hỏi đưa ra, đội nào có số người giơ tay nhiều hơn và nhanh hơn sẽ giành quyền trả lời. Nếu trả lời sai thì sẽ giành quyền ưu tiên cho đội còn lại. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm. Lưu ý: Đội nào chọn được câu hỏi có ngôi sao may mắn sẽ được cộng 20 điểm nếu trả lời đúng câu hỏi. Đội nào có số điểm cao hơn sẽ giành chiến thắng.

Nội dung câu hỏi như sau:

+ Câu hỏi 1: Cơ sở nào sau đây là cơ sở pháp lý bảo đảm bình đẳng quyền và nghĩa vụ của công dân:

A. Hiến pháp, Luật, Bộ luật. B. Nội quy của cơ quan. C. Điều lệ Đoàn, Đảng.

 Đáp án: A.

+ Câu hỏi 2: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. Mọi công dân đều được hưởng quyền như nhau theo quy định của PL. B. Mọi công dân đều phải có nghĩa vụ như nhau theo quy định của PL.

C. Mọi công dân đều được bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của Pháp luật.

D. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.

 Đáp án: C

+ Câu hỏi 3: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là: A. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:

B. Công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. C. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

 Đáp án: B

+ Câu hỏi 4: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, do người ………. trách nhiệm pháp lý thực hiện.

A. Đủ tuổi. B. Bình thường. C. Không có năng lực. D. Có năng lực.

 Đáp án: D

+ Câu hỏi 5: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là:

A. Mọi công dân đều có quyền lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích của mình.

B. Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử theo quy định của PL. C. Mọi công dân từ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử và đại biểu Quốc hội. D. Những người có cùng mức thu nhập, phải đóng thuế thu nhập như nhau.

 Đáp án: B

+ Câu hỏi 6: Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ của các cá nhân hoặc tổ chức phải

Một phần của tài liệu SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi trong môn giáo dục công dân góp phần nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Trang 29)