Lựa chọn tỉ lệ cao su thích hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu ma sát (VLMS) trên cơ sở các hệ polime - compozit (Trang 32)

n D Trog đó: p áp lực é, ks

3.4.Lựa chọn tỉ lệ cao su thích hợp.

Để có m ột loại vật liệu vừa có tính chất cơ lí, hoá học của các loại nhựa tương hợp sử dụng cho VLMS, có tính mềm dẻo, có khả năng hồi phục cao, nhiều công trình nghiên cứu trước đây [2] đã sử dụng cao su làm tác nhân biến tính nhựa.

Những loại vật liệu vừa có tính chất như một loại nhựa nhiệt rắn vừa có tính đàn hổi cao như cao su đã được nghiên cứu từ những năm 1942.

Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm cao su biến tính nhựa cũng rất đa dạng, từ sơn, vecnụ cho các công trình chịu hoá chất, chịu nhiệt, keo dán các kết cấu kim loại - kim loại, dán VLMS với kim loại với cao su, đến các sản phẩm ép như dạng tấm phẳng từ phôi nhỏm,v.v...

Cao su liên kết với nhựa bởi liên kết hoá học chỉ đơn thuần là liên kêt vật lí (chỉ trộn hợp thông thường).

Cao su sau khi lưu hoá thường có độ mài mòn lớn, hệ số ma sát cao, khả năng biến dạng, hồi phục cao [7]. Nhựa là một hợp chất sau khi đóng rắn có độ cứng cao, giòn, độ mài mòn lớn và hệ số ma sát nhỏ. Sản phẩm biến tính thu được ngoài những tính chất cơ bản của nhựa còn có thêm những tính chất quí khác, nổi bật là độ cứng của vật liệu giảm và khả năng chịu va đập tăng lên m ột cách rỗ rệt.

Theo các công trình nghiên cứu trước đây người ta đã nghiên cứu khả năng tăng cưồng độ bền va đập của tổ hợp cao su. Dưới tác động của ngoại lực thì vật liệu bị biến dạng và điểm bị phá huỷ đầu tiên là điểm có liên kết yếu nhất. Nếu vật liệu chỉ có nhựa và bột độn thì điểm phá huỷ này có thể trên bề mặt phán chia pha của nhựa và chất độn hay trong liên kết của các phân tử nhựa. Khi có mặt của cao su trong vật liệu thỉ năng lượng cần thiết để phá huỷ bề mặt cần phải lớn hơn nhiều.

Ngoài ra các công trình nghiên cứu [1-9] còn chỉ ra rằng khi tỉ lệ nhựa trong tổ hợp càng lớn thì sản phẩm sẽ trở nên giòn hơn. Hàm lượng cao su tăng dẫn đến độ cứng cuả sản phẩm giảm xuống. Nhựa phenol - focmandehit là một loại nhựa phân cực có khả năng trộn hợp với các loại cao su có cực.

Theo một số công trình nghiên cứu trước [1,2] thì hàm lượng cao su tối đa đưa vào tổ họp vật liệu là 15% (tính theo trọng lượng).

Trong phần nghiên cứu này chúng tôi đã thay đổi hàm lượng cao su tìr 6 % đến 15% trọng lượng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu ma sát (VLMS) trên cơ sở các hệ polime - compozit (Trang 32)