PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC 5.1 Khái niệm tài nguyên nước

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG (Trang 31)

5.1. Khái niệm tài nguyên nước

- Theo nghĩa rộng: Tài nguyên nước bao gồm mọi dạng tồn tại của nước (rắn, lỏng, khí). Tất cả các dạng này luân chuyển với nhau tạo thành chu trình nước.

- Theo Luật Tài nguyên nước: Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mưa, nước mặt, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 2 Luật Tài nguyên nước).

Luật Tài nguyên nước đã có sự giới hạn về cách hiểu về tài nguyên nước.

Định nghĩa theo Luật Tài nguyên nước căn cứ vào đặc điểm có thể phân chia

được (thể lỏng), căn cứ vào dạng tồn tại (nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển) và căn cứ vào không gian tồn tại của nước (phạm vi lãnh thổ nước Việt Nam) để xác định tài nguyên nước theo cách hiểu của Luật. Theo đó tài nguyên nước là những dạng tồn tại cụ thể của nước ở một khâu nào đó trong chu trình nước mà thôi (dạng lỏng). Tuy nhiên, không phải tất cả nước tồn tại ở thể

lỏng đều là tài nguyên nước (ví dụ: nước nóng, nước khoáng thiên nhiên do Luật Khoáng sản quy định, nước đã qua khai thác, sử dụng cũng không phải là tài nguyên nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước).

5.2. Chế độ sở hữu đối với tài nguyên nước

Theo quy định của Luật Tài nguyên nước thì Tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý (khoản 1 Điều 1 Luật Tài nguyên nước). Quyền sở hữu đối với tài nguyên nước chỉ gắn với một khoảng thời gian và không gian nhất định. Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đối với tài nguyên nước thông qua việc chiếm hữu (nắm bắt những thông tin về tài nguyên nước như thống kê, đánh giá, đo đạc,…), sử dụng (nhà nước trực tiếp sử dụng hoặc thông qua chủ thể sử dụng - hộ gia đình, cá nhân, tổ chức - chủ thể sử dụng phải trả tiền thông qua những nghĩa vụ pháp lý).

5.3. Chế độ quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước

5.3.1. H thng các cơ quan qun lý nhà nước đối vi tài nguyên nước

Bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền riêng.

- Cơ quan có thẩm quyền chung:Chính Phủ và Ủy ban nhân dân các cấp Chính Phủ thống nhất quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên phạm vi

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG (Trang 31)