XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG (Trang 46)

I. THANH TRA, KIỂM TRA NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG

2. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG

Người vi phạm pháp luật môi trường thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 127 Luật Bảo vệ Môi trường 2005).

2.1. Trách nhiệm kỷ luật

Trách nhiệm kỷ luật áp dụng đối với người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Trách nhiệm kỷ luật được quy

định trong Pháp lệnh cán bộ, công chức và các văn bản pháp luật chuyên ngành.

2.2. Trách nhiệm hành chính

Trách nhiệm hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Luật Bảo vệ Môi trường 2005 không quy định chế tài cụ thể mà vấn đề này được quy định trong các văn bản sau đây:

- Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/06 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Nghị định 139/2004/NĐ-CP ngày 25/06/04 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Nghị định 150/2004/NĐ-CP ngày 29/07/04 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.

- Nghịđịnh 34/2005/NĐ-CP ngày 17/03/05 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.

- Nghị định 128/2005/NĐ-CP ngày 11/10/05 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

- Nghịđịnh 51/2006/NĐ-CP ngày 19/05/06 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ.

Trách nhiệm hình sự được quy định trong Chương XVII, Bộ luật Hình sự

1999, bao gồm các loại tội phạm sau:

- Tội gây ô nhiễm không khí (Điều 182); - Tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 183); - Tội gây ô nhiễm đất (Điều 184);

- Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không

đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường (Điều 185);

- Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186);

- Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187); - Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 188);

- Tội hủy hoại rừng (Điều 189);

- Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190);

- Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191).

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)