tính toán phục vụ cho công tác quản lý và kế hoạch trong phạm vi doanh nghiệp
3. Những yêu cầu đối với công tác lập kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp nghiệp
Trong quá trình lập kế hoạch, các doanh nghiệp phải luôn quán triệt được các yêu cầu chủ yếu sau đây:
+Công tác kế hoạch hoá trong doanh nghiệp cần quán triệt yêu cầu hiệu quả. Doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường phải là tiêu chuẩn hàng đầu cho việc xây dựng, lựa chọn và quyết định phương thức kinh doanh.
Để quán triệt yêu cầu này đòi hỏi:
- Xây dựng kế hoạch theo phương thức hạch toán kinh doanh, bảo đảm nguyên tắc lấy thu bù chi, kinh doanh có lãi.
- Đặt nền tảng hoạt động của doanh nghiệp trên nguyên tắc kinh doanh đích thực, mọi sự trợ giá, hỗ trợ, bảo hộ sản xuất (nếu thấy thực sự cần thiết) nên thực hiện bên ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Lấy nhu cầu thị trường và các tiềm năng của doanh nghiệp là những căn cứ hàng đầu trong quá trình xây dựng và điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh của dn
+ Kế hoạch hoá doanh nghiệp phải quán triệt yêu cầu hệ thống đồng bộ. Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống nhất, bao gồm các phân hệ là các doanh nghiệp. Thực hiện yêu cầu này, trong các khâu công tác kế hoạch hoá phải đảm bảo cho mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp đồng hướng và góp phần thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu bao trùm của cả hệ thống. Đồng thời bộ phận kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng phải đồng bộ, ăn khớp với các bộ phận kế hoạch khác của doanh nghiệp.
-Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp phải gắn liền với đổi mới cơ chế quản lý và kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân.
- Chuyển hệ thống kế hoạch năm của doanh nghiệp từ chỗ là tổng hợp các chỉ tiêu được tính toán rời rạc sang xác định các phương án kế hoạch theo phương pháp đồng bộ có mục tiêu.
+ Công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải quán triệt yêu cầu “vừa tham vọng vừa khả thi”: kinh doanh trong nền kinh tế thị trường với mục tiêu tối cao là lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng để thực hiện các phương án đó. Tuy nhiên, các kế hoạch này phải có khả năng thực thi
Để quán triệt yêu cầu này đòi hỏi :
-Khi hoạch định kế hoạch phải điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường, môi trường kinh doanh nhằm nắm chắc cơ hội, tránh các rủi ro, cạm bẫy của thị trường
-Kế hoạch đầy tham vọng phải được hoạch định trên cơ sở khai thác các khả năng và nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp có tính đến sự thay đổi của chúng dưới tác động của tiến bộ khoa học công nghệ.
+Công tác kế hoạch hoá doanh nghiệp phải quán triệt yêu cầu “kết hợp mục tiêu chiến lược với mục tiêu tình thế” hay hệ thống mục tiêu kế hoạch phải được xây dựng và điều chỉnh linh hoạt theo yêu cầu thay đổi của môi trường và điều kiện kinh doanh.
Để quán triệt yêu cầu này đòi hỏi:
-Thực hiện phương châm lợi dụng mọi cơ hội kinh doanh, lấy ngắn nuôi dài có lợi ích trước mắt là phương tiện để đạt tới lợi ích cơ bản cao hơn.
-Phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải hoạch định theo hướng kết hợp chuyên môn hoá với kinh doanh tổng hợp
-Xây dựng phương hướng, bước đi và giải pháp trong hình thành cơ cấu lao động tối ưu, đổi mới công nghệ. Công tác kế hoạch doanh nghiệp phải quán triệt yêu cầu kết hợp đúng đắn các loại lợi ích kinh tế trong doanh nghiệp. Điều đó sẽ tạo ra động lực phát triển, là cơ sở đảm bảo thực hiện hiệu quả các phương án sản xuất kinh doanh.
-Hoạch định lựa chọn và điều chỉnh các phương án kinh doanh phải quán triệt yêu cầu toàn diện và hệ thống. Cân đối giữa lợi ích cục bộ với lợi ích của nền kinh tế quốc dân.
-Xử lý các quan hệ tài chính giữa nhà nước với doanh nghiệp và với các phương án phân phối trong nội bộ doanh nghiệp.
-Trong giải quyết các mối quan hệ hợp tác liên doanh và liên kết kinh tế phải trên nguyên tắc : bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau cùng có lợi.