Định tuyến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ MPLS và ứng dụng trong mạng IPVPN (Trang 41)

Khái niệm định tuyến trong mạng MPLS đề cập đến việc chọn LSP cho một FEC nào đó. Nói chung các LSP có thể được thiết lập bằng một trong ba cách: Định tuyến từng chặng (hop-by-hop), định tuyến hiện (ER-Explicit Routing) hoặc định tuyến ràng buộc (CR-Constrained Routing). Dưới đây sẽ giới thiệu về các phương pháp định tuyến này.

Định tuyến từng chặng

Phương pháp này là tương đương với phương pháp được sử dụng hiện nay trong các mạng IP truyền thống. Các giao thức định tuyến truyền thống chẳng hạn như OSPF, BGP hay PNNI được sử dụng để thăm dò địa chỉ IP. Trong phương pháp này mỗi LSR lựa chọn một cách độc lập tuyến kế tiếp với một FEC cho trước. Mỗi node MPLS xác định nội dung của LIB bằng việc tham chiếu tới bảng định tuyến IP của nó. Với mỗi lối vào trong bảng định tuyến, mỗi node sẽ thông báo một ràng buộc (chứa 1 địa chỉ mạng và 1 nhãn) tới các node lân cận.

Phương pháp định tuyến này hỗ trợ vài ưu điểm của MPLS như chuyển mạch nhãn nhanh, có thể dùng ngăn xếp nhãn và các xử lý khác nhau với các FEC trên cùng một tuyến. Tuy nhiên, do có hạn chế về các tham số trong giao thức định tuyến nên định tuyến từng chặng không hỗ trợ tốt xử lý lưu lượng và các chính sách quản trị.

Định tuyến hiện (ER)

Định tuyến hiện tương tự với định tuyến nguồn. Trong phương pháp này không một node nào được cho phép lựa chọn chặng kế tiếp. Thay vào đó một LSR được lựa chọn trước, thường là LSR lối vào hay LSR lối ra, sẽ xác định danh sách các node mà ER- LSP đi qua. Đường dẫn đã được xác định có thể là không tối ưu. Song do các tuyến có thể chọn trước nên định tuyến hiện cho phép đơn giản hóa công việc quản trị. Dọc đường dẫn các tài nguyên có thể được đặt trước để đảm bảo QoS cho lưu lượng dữ liệu. Điều này làm cho kĩ thuật lưu lượng thực hiện dễ dàng hơn, các dịch vụ được phân biệt có thể được cung cấp bằng cách sử dụng các luồng dựa trên các chính sách hay các phương pháp quản lý mạng.

Hình 2.14 : Định tuyến hiện

Hình 2.14 thể hiện ví dụ về định tuyến hiện. Các đường đi được xác định bắt đầu tại bộ định tuyến lối vào A, sau đó tới B và D rồi ra tại F. Trong trường hợp này định tuyến hiện không cho phép đường đi qua các LSR C và E. Các đường đi trong định tuyến hiện được mã hóa trong bản tin yêu cầu nhãn và có thể được thiết lập bằng việc sử dụng các bản tin LDP.

Cũng như các chức năng khác của MPLS, chức năng định tuyến hiện được chia làm hai phần là điều khiển và chuyển tiếp. Thành phần điều khiển chịu trách nhiệm thiết lập trạng thái chuyển tiếp dọc theo tuyến hiện. Thành phần chuyển tiếp sử dụng trạng

thái chuyển tiếp được thiết lập bởi thành phần điều khiển cũng như thông tin có trong các gói tin để truyền chúng dọc theo tuyến hiện.

Định tuyến ràng buộc (CR)

Một thuật toán định tuyến có tính đến các yêu cầu về lưu lượng của nhiều luồng và tài nguyên hiện có tại các node trong mạng được xem như định tuyến có ràng buộc. Khi sử dụng định tuyến này, mạng có thể biết được mức độ sử dụng mạng hiện tại, dung lượng còn lại của mạng và các dịch vụ được cam kết.

Các tham số được tính đến trong định tuyến ràng buộc có thể là đặc tính liên kết (băng tần, trễ,…vv), hop count hay QoS. Các LSP được thiết lập có thể là các CR-LSP, trong đó các thông tin ràng buộc có thể là các chặng định tuyến hiện hay các yêu cầu QoS. Các chặng định tuyến hiện chỉ ra đường đi nào được dùng. Còn các yêu cầu QoS chỉ ra các tuyến và các cơ chế xếp hàng hay lập lịch nào được sử dụng cho luồng lưu lượng.

Khi sử dụng định tuyến ràng buộc, có thể một đường đi có cost tổng cộng lớn hơn nhưng chịu tải ít hơn sẽ được lựa chọn. Tuy nhiên, trong khi định tuyến ràng buộc gia tăng hiệu năng mạng thì nó cũng bổ sung thêm độ phức tạp trong việc tính toán định tuyến vì đường dẫn được lựa chọn phải thoả mãn các yêu cầu QoS của LSP.

Định tuyến ràng buộc có thể được sử dụng cùng với MPLS để thiết lập các LSP. IETF đã định nghĩa thành phần CR-LDP để làm cho việc thiết lập đường đi dựa trên các ràng buộc trở nên thuận tiện hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ MPLS và ứng dụng trong mạng IPVPN (Trang 41)