Chất lượng dịch vụ mạng EVNTelecom

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ MPLS và ứng dụng trong mạng IPVPN (Trang 78)

- Chi phí thuê kênh rẻ, nhất là trong việc kết nối điểm – đa điểm, hoặc đa điểm – đa

4.2Chất lượng dịch vụ mạng EVNTelecom

Gói Vàng: Mức độ ưu tiên cao nhất dùng để truyền các ứng dụng yêu cầu độ trễ thấp ví dụ như voice, video.

Gói Bạc: Lưu lượng ổn định theo yêu cầu với độ trễ và mất gói theo cam kết như các dịch vụ SAP, ERP và những giao dịch tài chính khác.

Gói Đồng: Lưu lượng không ổn định áp dụng cho các dịch vụ như Email, Intranet hoặc lưu lượng Internet.

Tùy thuộc vào khách hàng lựa chọn gói dịch vụ nào mà mức độ ưu tiên trên đường truyền sẽ khác nhau. Hình 4-4 mô tả mức độ ưu tiên giữa các gói trong mạng:

Hình 4.4 : Mức ưu tiên giữa các gói dịch vụ của EVNTelecom

Các tham số đánh giá mức độ ưu tiên

• Độ trễ gói trong mạng:

Độ trễ toàn trình “Delay”: trễ quá mức từ đầu cuối đến đầu cuối khiến cuộc đàm thoại bất tiện và mất tự nhiên. Mỗi thành phần trong tuyến truyền dẫn: máy phát, mạng lưới, máy thu đều tham gia làm tăng độ trễ. ITU-TG.114 khuyến cáo độ trễ tối đa theo một hướng là 150ms để đảm báo thoại có chất lượng cao. Dưới đây là thông số trễ gói trong mạng mà EVNTelecom cam kết cung cấp cho khách hàng đối với các kênh cấp trong khu vực.

Bảng 4.1 : Thông số trễ gói trong mạng EVN Telecom

Để phân biệt được các lớp dịch vụ khác nhau thì bộ CE chịu trách nhiệm đánh dấu bit ToS/Differv cho các lớp dịch vụ khác nhau của lưu lượng khi lưu lượng đi vào PE. Sau đó PE sẽ sao chép những bit ToS/Differv tương ứng vào bit EXP MPLS và

chuyển tiếp gói vào mạng MPLS

• Khả năng cấp dịch vụ - Service Availability

Khả năng cấp dịch vụ được xác định như là khả năng của trao đổi gói IP của một khách hàng với mạng EVNTelecom.

• Độ trễ pha “Jitter”:

Định lượng độ trễ trên mạng đối với từng gói khi đến máy thu. Các gói được phát đi một cách đều đặn từ Gateway bên trái đến được Gateway bên phải ở các thời khoản không đều Jitter quá lớn sẽ làm cho cuộc đàm thoại đứt quãng và khó hiểu. Jitter được tính trên thời gian đến của các gói kế tiếp nhau. Bộ đệm jitter được dùng để giảm tác động “trồi sụt” của mạng và tạo ra dòng gói đến đều đặn hơn ở máy thu.

• Độ mất gói “packet Loss”:

Có thể xảy ra theo cụm hoặc theo chu kỳ do mạng bị nghẽn liên tục. Mất gói theo chu kỳ đến 5-10% số gói phát ra có thể làm chất lượng thoại xuống cấp đáng kể. Từng cụm gói bị mất không thường xuyên cũng khiến đàm thoại gặp khó khăn.

Các thông số này (độ truyền gói - packet delivery, độ trễ, khả năng cấp dịch vụ - service availability) được đo bằng cách lấy trung bình của những mẫu đo trong một tháng giữa các PoP VPN trong cùng một khu vực hoặc giữa các khu vực.

Chú ý: QoS có áp dụng cho giao diện ngoài cua CE, EVNTelecom sẽ áp dụng các dạng lưu lượng cho lưu lượng CoS và thông báo tới CE thông lượng lớn nhất của giao diện giữa PE và CE trong trường hợp băng thông IPVPN yêu cầu của khách hàng không tương ứng với kết nối vật lý.

Tên tính năng Yêu cầu của ANC Khả năng hỗ trợ của EVNTelecom

Phân đoạn nội hạt của giao diện hỗ trợ Các dạng khác nhau của dịch vụ này: • n x 64k • Kênh trắng DS1, DS3 • SONET OC3 STM1 • SONET OC12STM4 • E1 • E3 • ATM (DS-3 / OC-3) • Fast Ethernet • Gigabit Ethernet • Others Các dạng khác nhau của dịch vụ này: • n x 64k • SDH STM1 • E1 • E3 • Fast Ethernet • Gigabit Ethernet phương thức đóng gói kênh Hỗ trợ đóng gói: • Cisco HDLC • Frame Relay • ATM • PPP • Ethernet • Others Hỗ trợ đóng gói: • Cisco HDLC • PPP • Ethernet • PPP Hỗ trợ định tuyến LayerVPNT giữa PE và CE Hỗ trợ Layer-3 VPN : • BGP-4 • Static • OSPF • RIPv2 • EIGRP • Others Hỗ trợ Layer-3 VPN: • BGP • Static • OSPF • RIPv2 • Others

Cước phí Phí hàng tháng = cước thuê cổng + băng thông thực sự sử dụng

Phí hàng tháng = cước phí của cổng

CoS ANC đưa ra 5 mức CoS EVNTel đưa ra 4 mức CoS

Internet Access Khả năng truy nhập Internet sử dụng đường kết nối vật lý đơn

Hỗ trợ truy nhập Internet sử dụng đường kết nối vật lý đơn

Bảng 4.2 : Các đặc trưng yêu cầu của ANC

Hình 4-5 dưới đây đưa ra các ví dụ về việc cung cấp dịch vụ IP VPN cho khách hàng kết nối theo kiểu điểm – đa điểm.

Hình 4.5 : Kết nối IP VPN điểm – đa điểm

Hình 4-6 và 4-7 sau đây đưa ra ví dụ về việc kết nối giữa 4 địa điểm khách hàng với nhau và so sánh giữa dịch vụ IPVPN và IPLC trong trường hợp yêu cầu kết nối này.

Hình 4.6 : Kết nối giữa 4 điểm khách hàng dựa trên giải pháp của IPLC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dịch vụ IPLC kết nối giữa 4 điểm tạo thành một mạng full – mesh, giá thành cao hơn rất nhiều và khó vận hành quản lý.

Với dịch vụ IP VPN việc kết nối giữa 4 điểm trở nên đơn giản và giá thành rẻ.

Hình 4.7 Kết nối giữa 4 điểm khách hàng dựa trên giải pháp của IPVPN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ MPLS và ứng dụng trong mạng IPVPN (Trang 78)