- Tài sản bị hủy hoại, hư hỏng:
15. Phân biệt bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng với bồi thường thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết?
đáng với bồi thường thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết?
Tiêu chí Vượt quá phòng vệ chính đáng Vượt quá yêu cầu tình thế cấp thiết
Khái niệm Đặc điểm
Điều kiện psinh
Chủ thể
b) Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trong ví dụ trên nếu A đánh chết B thì A phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải bồi thường thiệt hại.Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Ví dụ: Vợ A ở nhà trông con nhỏ 2 tuổi, do mải giặt quần áo không để ý đứa nhỏ chạy ra giữa đường chơi. Xe ô tô của B vừa đi tới, không kịp phanh, để tránh thiệt hại cho bé, B phải cho xe lao lên hè đâm vào gánh hàng bún riêu của bà C làm đổ nồi canh và vỡ hết bát đựng bún, bà C và khách ăn nhanh chân tránh được. Trong trường hợp này B không phải bồi thường cho bà C; người phải bồi thường là vợ chồng A (người gây ra tình thế cấp thiết).
b) Trong trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết cho người bị thiệt hại.
Ví dụ: do bị chập điện, nhà tập thể dãy A bị cháy, để tránh lửa lan sang dãy B anh Tám đã dỡ bỏ mái bằng giấy dầu của một quán hàng gần dãy B. Lẽ ra chỉ dỡ mái là đủ, anh Tám lại đập phá toàn bộ quán, trong trường hợp này anh Tám phải bồi thường thiệt hại phần bị vượt quá tình thế cấp thiết.