Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động gia công dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng về tình hình gia công quốc tế của ngành dệt may Việt Nam (Trang 34)

Theo TS. Lê Bá Chí Nhân, giảng viên trường Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may rất lớn, trên 20 tỷ USD mỗi năm, nhưng nếu phân tích kỹ giá trị gia tăng của ngành rất thấp. Nguyên nhân muôn thuở vẫn do chưa chủ động

nguồn nguyên liệu đầu vào nên khiến cho phần lớn doanh nghiệp dệt may Việt Nam chỉ tham gia chuỗi sản xuất ở khâu gia công. Hiện nay các doanh nghiệp dệt may tiếp tục đối

mặt với hạn chế lớn đó là thiếu nguyên liệu, phụ liệu. Đa phần nguyên phụ liệu sản xuất vẫn phải nhập khẩu.

Để có thể sản xuất được các sản phẩm dệt may, Việt Nam phải nhập khẩu một khối lượng lớn nguyên phụ liệu do ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành chưa phát triển tại Việt Nam. Ngành dệt may Việt Nam sử dụng các nguyên liệu chính là: bông xơ, xơ sợi tổng hợp, len, đay, tơ tằm, xơ liber khác, các loại hoá chất cơ bản khác và thuốc nhuộm… trong đó quan trọng nhất là bông xơ và xơ sợi tổng hợp. Ngoài ra, Việt Nam còn phải nhập khẩu công nghệ sản xuất mới và máy móc, trang thiết bị. Ngành dệt may Việt Nam có tính gia công lớn, công nghiệp phụ trợ chậm phát triển nên sự phụ thuộc ngày càng gia

tăng. Xuất khẩu của ngành đạt mức tăng trưởng khá nhưng nhập khẩu cho sản xuất của ngành cũng tăng mạnh qua các năm.

Biểu đồ 6: Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu và xuất khẩu dệt may (2005 – 2013) Nguồn: Báo cáo ngành dệt may năm 2013

Đơn cử như trong năm 2012, nguyên phụ liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được gần 50% nhu cầu sản xuất của ngành dệt may nên giá trị thặng dư của ngành khó được cải thiện. Mặc dù tỷ lệ nguyên phụ liệu nội địa hóa đang từng bước được cải thiện, mỗi năm tỉ lệ nội địa tăng từ 3%-5%, hiện đạt tới 30% (2012), nhưng vẫn còn thấp xa so với mức 90% của Ấn Độ và 95% của Trung Quốc.

Hay chỉ trong 4 tháng đầu năm năm 2013, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu khá cao với kim ngạch 4,286 tỷ USD, bằng 84,3% kim ngạch xuất khẩu dệt may. Cụ thể hơn, vải (2,34 tỷ USD), sợi dệt (471 triệu USD), bông (393 triệu USD).

Công nghiệp phụ trợ ngành dệt may chưa phát triển. Nhiều chuyên gia từng phân tích rằng ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang tập trung làm ở khâu sợi và may, còn nguyên liệu đầu vào như trồng bông, hóa chất, thuốc nhuộm chưa làm được, đầu tư dệt nhuộm cần vốn rất lớn, đòi hỏi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phải được cụ thể hóa bằng các giải pháp thiết thực, hiệu quả, bên cạnh việc thu hút FDI. Hiện sản lượng bông trong nước chỉ đáp ứng được 1%, 99% phải nhập khẩu, ngành vẫn phải nhập khẩu gần 100% các loại xơ tổng hợp, hóa chất thuốc nhuộm, máy móc, thiết bị và phụ tùng, 50% vải và 50-70% các loại phụ liệu cho may xuất khẩu.

Tại Mỹ, châu Âu hay Nhật, một chiếc quần của các thương hiệu như Zara, H&M, Mango, Uniqlo hay Levi’s có giá bình quân từ 50 - 80 USD. Thế nhưng các doanh

nghiệp sản xuất ra cái quần đó tại Việt Nam chỉ nhận được từ 1,6 - 2,2 USD/sản phẩm. Nếu trừ đi tiền công, chi phí điện, nước, thuê đất, vận chuyển... lợi nhuận ròng mà các doanh nghiệp hưởng trên giá bán từ 50 - 80 USD/quần nói trên chỉ là... 20 cent. Đây là lý do, dù có thâm niên gần 2 thập niên đóng vai "người khổng lồ" trong thành tích xuất khẩu của Việt Nam nhưng theo đánh giá của các chuyên gia trên thế giới, dệt may Việt Nam vẫn nằm ở đáy trong chuỗi giá trị của ngành này.

Nguyên nhân của nghịch lý này là do chúng ta phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nhập khẩu nguyên vật liệu. Do không chủ động được nguồn nguyên liệu (70% nguyên liệu sử dụng cho ngành dệt may phải nhập từ nước ngoài) nên ngành dệt may Việt Nam phải chịu sức ép nặng nề của việc tăng giá nguyên liệu trên thế giới. Mặt khác, nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu mà không thống nhất ở một vài đơn vị có chức năng nhập và do nhiều đầu mối, thậm chí không phải ngành dệt may vẫn đứng ra nhập và phân phối theo nhiều loại giá khác nhau, làm cho biến động chi phí đầu vào khiến đầu ra không ổn định. Hiện nay phần lớn nguyên liệu sử dụng cho ngành dệt may phải nhập từ Trung Quốc. Ngoài ra còn nhập của một số nước như: Thái Lan, Australia, Hàn Quốc, Pakistan… làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành dệt may, gây nên tình trạng bị động trong điều hành sản xuất.

Nhiều năm nay các doanh nghiệp dệt may đã đề xuất đầu tư nguồn nguyên phụ liệu nhằm chủ động sản xuất xuất khẩu, như đề xuất thành lập Trung tâm Cung ứng nguyên phụ liệu để tập hợp các nhà cung ứng nguyên phụ liệu Việt Nam và cả nước ngoài.Tuy nhiên, dường như các cơ quan chức năng đang xem dệt may là ngành thâm dụng lao động nên không quan tâm đầu tư. Đây là vấn đề cấp bách cần được đặc biết quan tâm và giải quyết nhanh chóng.

CHƯƠNG III: CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG QUỐC TẾ CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thực trạng về tình hình gia công quốc tế của ngành dệt may Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w