4. Đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành Dệt May, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển Dệt May Việt Nam. Trong đó chú trọng kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.
5. Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt May Việt Nam. Trong đó, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu.
3.1.2. Nêu phương hướng phát triển của hoạt động gia công quốc tế của ngành dệt may trong những năm tới.
1. Tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động, xây dựng phát triển mạnh thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm của các dự án đã đầu tư. Đồng thời kêu gọi đầu tư dự án may sản phẩm chất lượng cao. Nâng cao giá trị xuất khẩu hàng FOB nhằm giảm tỷ lệ gia công đơn giản, tăng giá trị xuất khẩu. Đồng thời tập trung vào thiết kế mẫu mã, ưu tiên phát triển hàng hóa thương hiệu Việt.
2. Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong ngành, dịch chuyển phương thức sản xuất kinh doanh từ hình thức gia công đơn giản sang các hình thức khác như gia công từng phần, sản xuất trọn gói (FOB), thiết kế - sản xuất – cung cấp sản phẩm và dịch vụ liên quan (ODM) và tiến tới sản xuất sản phẩm với thương hiệu riêng (OBM).
3.2. Kiến nghị giải pháp để phát triển hoạt động gia công quốc tế cho ngành dệt mayViệt Nam Việt Nam