a) Nối buộc:
+ Nối buộc những thanh cốt thép trơn đặt ở vùng bêtông chịu kéo thì hai đầu mối nối phải uốn cong thành móc và ghép chập vào nhau một đoạn 30d-45d và dùng dây kẽm quấn quanh chỗ nối.
+ Nối buộc những thanh cốt thép trong vùng chịu nén thì không phải uốn móc nhưng phải buộc kẽm dẽo quanh chỗ nối. Đoạn ghép chập phải dài 20d-40d b).
b) Nối hàn:
- Có các kiểu sau đây: + Nối đối đỉnh
+ Nối ghép chập + Nối ghép táp + Nối ghép máng
Công nghệ nối cốt thép bằng bu-lông,đai ốc là công nghệ tiên tiến được ứng dụng rộng rãi,phổ biến trong các kết cấu kiến trúc hạ tầng ở Việt Nam cũng như của thế giới.
* Ưu điểm:
+ Chất lượng mối nối ổn định và độ tin cậy cao + Cốt thép làm việc đồng tâm
+ Thời gian thi công nhanh, công việc tạo ren sẽ được làm trước.
+ Phạm vi ứng dụng rộng rãi, thích hợp dùng cho loại thép CII, CIII có đường kính từ 16 đến 50mm.
+ Bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường.
+ Công nghệ tiên tiến, thích hợp với các công trình đòi hỏi chất lượng mối nối cao.
+ Năng lượng tiêu thụ thấp, tiết kiệm khối lượng lớn thép ngắn và đầu mẩu.
+ Mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt với cốt thép có đường kính trên 20mm
+ Yêu cầu kỹ thuật của mối nối ren rất cao(đầu ren chỉ cần bị mẻ một ít, là sẽ rất khó thi công )
+Thép phải đúng tiêu chuẩn về kích thước và hình dạng.
+ Yêu cầu nghiêm ngặt trong công tác vận chuyển và bảo quản.
* Lắp cốt thép:
- Móng băng: thép ngang đặt trước,thep dọc đặt sau,thép dầm,móng,đối với các loại móng to và cao phải dùng bộ giá.
- Sàn:Đặt phương ngắn ở dưới(đặt trước),đặt phương dài ở trên (đặt sau),dùng phấn vạch đầu khoảng cách, buộc theo 1 phương có định sau đó điều chỉnh - Dầm : loại nhỏ làm ngoài, loại to làm tại chỗ.
* Phương pháp lắp dựng:
- Lắp từng thanh:lắp dựng kết cấu thép từ các thanh dời thành khung hoặc lưới.Lắp cốp pha đáy dầm rồi lắp cốp pha dầm sau đó ghép cốp pha thành dầm và cốp pha thành sàn.
- Lắp đặt từng phần:cốt thép được lắp sẵn thành từng phần như 1 đoạn cốt thép dầm, thép đế móng độc lập.
- Lắp đặt toàn bộ: cốt thép được buộc hoặc hàn hoàn chỉnh thành 1 tấm hoặc khung ,sau đó đặt vào cốp pha và bổ xung các chi tiết liên kết.
- Thi công lắp cốt cứng:chuẩn bị tốt sàn công tác để tạo mặt bằng, bắc giáo và các dụng cụ chuyên dụngnhư thang, giáo treo.Đối với nha khung khi tiến hành đổ cần chú ý đổ cột sau để bắt vào tường tăng tính liên kết giưa tường và cột. Một số lưu ý khi thi công nghề sắt lá về cột thì sau khi hoàn tất cột phải thẳng . không bị vặn soán ,nhiều khi đai buộc không tốt sẽ gây ra sự soắn đó . đai buộc phải đạt được mức tương đối đồng đều
Những công trình lớn thì phấn kết câu thép chịu lực chính thường đươc sử dụng các mối hàn nên việc gia công săt làm mỏ chờ với mức vừa phải theo quy định chánh ngắn qua gay kho khăn trong liên kết mối hàn , dài qua gây lãng phi tổn thất đến giá thành xây dựng. Mỏ bẻ phải vuông nếu không sẽ không thẳng đứng khi dựng sắt cột .
Về phần sắt sàn thì yêu cầu rải đều tạo thành các mắt lưới có diện tích tương đối bằng nhau . đầu mỏ của các thanh mômen phải hướng xuống rưới mạng lưới mômen phải phù hợp với hình dáng kiến trúc công trình .
Sắt dầm thì phần sắt rưới các đầu mỏ hướng đuổi nhau , các thanh trên thì mỏ hướng xuống . các đai thì đấu khóa đai được sắp sếp so le nhau . về cơ bản là như vậy