Phương thức nhờ thu

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Thanh Xuân (Trang 33)

Định nghĩa:

- Nhờ thu là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ nào đó cho nhà nhập khẩu sẽ tiến hành ủy thác cho Ngân hàng phục vụ thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu hoặc các chứng từ do nhà xuất khẩu lập.

- Đây là phương thức thanh toán an toàn hơn so với phương thức chuyển tiền. Tuy nhiên phương thức này có thể đơn phương hủy hợp đồng. Ngân hàng thu không chịu trách nhiệm trong hợp đồng này. Họ chỉ việc chuyển chứng từ thông báo cho người bán.

Các hình thức của phương thức nhờ thu. a. Nhờ thu phiếu trơn:

- Đây là phương thức thanh toán trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ gửi hàng thì thẳng thắn cho người mua không qua ngân hàng.

- Trình tự tiến hành nghiệp vụ nhờ thu trơn qua các bước sau:

(1): Người bán sau khi gửi hàng và chứng từ gửi hàng cho người mua , họ sẽ lập một hối phiếu đòi tiền người mua và ủy thác cho ngân hàng của mình đòi tiền hộ bằng chỉ thị nhờ thi.

(2): Ngân hàng phục vụ người bán kiểm tra chứng từ, sau đó ủy thác nhờ thu kèm hối phiếu cho ngân hàng đại lý của mình ở nước người mua nhờ thu tiền.

(3): Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu ( nếu trả ngay) hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu ( nếu trả chậm ).

(4): Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho người bán thông qua ngân hàng chuyển chứng từ. Nếu chỉ là chấp nhận hối phiếu thì ngân hàng giữ hối phiếu hoặc chuyển lại cho người bán. Khi đến hạn thanh toán, ngân hàng

sẽ đòi tiền ở người mua và thực hiện việc chuyển tiền trên. •Quy trình thực hiện: Sơ đồ 2: (2) (4) (1) (4) (4) (3) Gửi hàng và chứng từ

Phương thức này chỉ áp dụng trong các trường hợp người bán và người mua tin cậy lẫn nhau hoặc có quan hệ liên doanh với nhau giữa các công ty mẹ, công tu con hoặc chi nhánh của nhai.

Phương thức này không áp dụng thanh toán nhiều trong mậu dịch và nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán. Đối với người mua, áp dụng phương thức này gặp nhiều bất lợi, vì nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, người mua phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng hay không.

b. Nhờ thu kèm chứng từ

Đây là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền haowcj chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng.

Sơ đồ 3

NH Chuyển chứng từ NH thu và xuất trình chứng từ chøng tõ

(2) (4)

(1) (4) (3) (4)

Gửi hàng

(1): Người bán sau khi gửi hàng cho người mua, lập bộ chứng từ nhờ ngân hàng thu hộ tiền. Bộ chứng từ gồm hối phiếu và các chứng từ gửi hàng kèm theo.

(2): Ngân hàng phục vụ người bán ủy thác cho ngân hàng đại lý của mình ở nước người mua nhờ thu tiền.

(3): Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền. Ngân hàng chỉ trao chứng từ gửi hàng cho người mua nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu.

(4): Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người bán thông qua ngân hàng chuyển chứng từ.

Trong nhờ thu kèm chứng từ người bán ngoài việc nhờ thu hộ tiền còn có việc nhờ ngân hàng khống chế chứng từ vận tải đối với người mua. Với cách khống chế này thì quyền lợi người bán được đảm bảo hơn.

Bảng 2.2: Doanh số thanh toán nhờ thu

Đơn vị: Tỷ VND

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Tổng Doanh số nhờ thu

88,695 48,872 42,995

NH Chuyển chứng từ NH thu & xuất trình chứng từ ch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khẩu

Nhờ thu nhập khẩu

14,466 18.60 9,458

Phí nhờ thu 0,652 0,581 0,137

( Nguồn báo cáo của phòng TTQT BIDV TX)

Thông qua số liệu trên ta thấy doanh số hoạt động nhờ thu thấp, có xu hướng giảm trong năm 2010. Năm 2011, doanh số nhờ thu đạt 42,995 tỷ VND giảm 5,877 tỷ so với năm 2009. Sở dĩ nhờ thu năm 2010 giảm là do những khách hàng chủ yếu của chi nhánh mang lại doanh số nhờ thu nhập khẩu hiện nay không còn phát sinh giao dịch. Năm 2009 doanh số nhờ thu đạt 88,695 tỷ VND sang năm 2010 lại giảm về 48,872 tỷ VND. Điều này là do năm 2009 tình hình kinh tế thế giới dần đi vào ổn định, giá nguyên liệu thế giới bình quân đã giảm 31% trong nă 2009 chỉ còn 21%.

Doanh số nhờ thu đến ( nhờ thu NK) luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong hoạt động nhờ thu, tuy nhiên ngày càng có xu hướng giảm đi rất nhiều. Sự giảm sút mạnh này tuy chỉ ở phạm vi chi nhánh BIDV TX nhưng cũng chứng

tỏ được những biện pháp hạn chế nhập siêu của chính phủ đang dần có hiệu quả, mặt khác cũng chứng tỏ doanh nghiệp VN dã dần có khả năng chủ động trong nguồn nguyên liệu, hạn chế nhập khẩu nước ngoài.

2.1.1.3. Tín dụng chứng từ (L/C).

a. Quy trình mở và thanh toán đối với L/C nhập khẩu

Sơ đồ 4 : Quy trình mở và thanh toán đối với L/C nhập khẩu

(1) Người nhập khẩu mở đơn xin mở thư tín dụng.

(2) Ngân hàng Công thương Ba Đình phát hành L/C, chuyển tiếp lên hội sở chính Ngân hàng Công thương Việt Nam.

(3) Ngân hàng Công thương Việt Nam chuyển cho Ngân hàng thông báo qua mạng SWIFT.

(4) Ngân hàng thông báo chuyển tiếp thông báo L/C cho người xuất khẩu.

(5) Người xuất khẩu giao hàng, người xuất khẩu xuất trình chứng từ theo quy định của L/C và yêu cầu thanh toán.

(6) Ngân hàng thông báo gửi chứng từ đòi tiền Ngân hàng Công thương Người nhập khẩu Ngân hàng CTBĐ Hội sở chính

NHCTVN

Người xuất khẩu Ngân hàng thông báo (1) (2) (9) (3) (8) (7) (6) (4) (5)

(7) Chuyển tiền thanh toán ( nếu là thanh toán ngay ) hoặc thông báo thanh toán ( nếu là thanh toán có kỳ hạn thanh toán chậm ) cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu theo bản hướng dẫn được gửi đến từ ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.

(8) Giao chứng từ cho người nhập khẩu khi đã hoàn thành thủ tục cần thiết.

Với tư cách là Ngân hàng mở L/C, Ngân hàng Công thương Ba Đình thực hiện các bước công việc trong quy trình mở và thanh toán L/C nhập khẩu như sau :

Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Ngân hàng Công thương Ba Đình chỉ được phép tiếp nhận hồ sơ thanh toán L/C hàng nhập khẩu cho khách hàng khi có đủ các điều kiện sau:

+ Chi nhánh chưa sử dụng hết hạn mức vốn điều hoà của NHCT VN hoặc tài khoản điều chuyển vốn của Ngân hàng dư Có.

+Chi nhánh còn khả năng thanh toán tổng giá trị toàn bộ các L/C mà Chi nhánh đã phát hành và có đủ khả năng thanh toán cho L/C mà khách hàng đang yêu cầu phát hành.

+ Loại L/C, giá trị của L/C, số dư mở L/C, mức ký quỹ phải thực hiện đúng các quy định hiện hành của NHCT VN. Các trường hợp ngoại lệ phải được chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Đối với các L/C ký quỹ dưới 100% trị giá L/C đều phải qua Tín dụng thẩm định và được Giám đốc hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt trước khi chuyển sang phòng Thanh toán XNK thực hiện.

Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc NHCT VN về tính trung thực, hợp pháp và hợp lệ của việc phát hành L/C và đảm bảo nguồn vốn thanh toán cho L/C mà Chi nhánhđã phát hành.

Hội sở chính chịu trách nhiệm kiểm tra nội dung L/C theo thông lệ quốc tế và chuyển tiếp đến Ngân hàng thông báo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Đơn xin mở L/C.

+ Hợp đồng ngoại thương gốc ( trường hợp ký hợp đồng qua FAX thì đơn vị phải ký và đóng dấu trên bản photo để xác nhận việc ký hợp đồng và đơn vị hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp pháp của bản hợp đồng).

+ Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác ( Nếu có).

+Giấy phép nhập khẩu của Bộ Công thương ( nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc danh mục quản lý quy định tại quyết định điều hành xuất nhập khẩu hàng năm của Thủ tướng Chính Phủ).

+ Cam kết thanh toán, hợp đồng tín dụng ( trường hợp vay vốn), công văn phê duyệt cho mở L/C trả chậm của Ngân hàng Công thương Việt Nam ( trường hợp mở L/C trả chậm).

+ Hợp đồng mua bán ngoại tệ ( nếu có).

+ Bản giải trình mở L/C do phòng tín dụng của Chi nhánh lập được Giám đốc Chi nhánh hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt ( trường hợp ký quỹ dưới 100% trị giá L/C).

Đối với những đơn vị có quan hệ giao dịch lần đầu thì hồ sơ xin mở L/C cần có thêm

+ Quyết định thành lập + Đăng kí kinh doanh

+ Đăng kí mã số xuất nhập khẩu (nếu có)

Tất cả các chứng từ trên đều phải xuất trình bản gốc và lưu lại Chi nhánh bản photo có đóng dấu treo của đơn vị, các chứng từ sau phải lưu bản gốc: Cam kết thanh toán, hợp đồng vay vốn, hợp đồng mua bán ngoại tệ, đơn xin mở L/C của khách hàng, bản giải trình mở L/C. Trong đóĐơn xin mở L/C phải viết thành 2 bản có chữ ký của Giám đốc đơn vị. Khi được Chi nhánh chấp nhận mở L/C thì phải trả phí mở L/C. Ngân hàng qui định mức phí là 0.10% so với số tiền của L/C ( tối thiểu 10$, tối đa 300$).

Cán bộ TTQT khi tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C của khách hàng phải kiểm tra và phải đảm bảo hồ sơđủ điều kiện.

Khách hàng có nhu cầu thanh toán bằng L/C nếu không có tiền ký quỹ hoặc mức ký quỹ dưới 100%, trước khi làm thủ tục mở L/C đều phảI làm thủ tục cam kết hoặc vay vốn thông qua phòng kinh doanh, cam kết sử dụng vốn hoặc khế ước vay vốn phải được lãnh đạo Ngân hàng phê chuẩn.

Để nâng cao trách nhiệm, giảm bớt thủ tục phiền hà, Ngân hàng có thể tiến hành phân loại, cấp hạn mức tín dụng mở L/C cho khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên, quan hệ vay trả sòng phẳng, xác định mức ký quỹ tối thiểu cho từng đơn vị có quan hệ khi mở L/C thanh toán bằng vốn tự có. Hạn mức tín dụng L/C, tỷ lệ ký quỹ khi mở L/C bằng vốn tự có hoặc cam kết thanh toán do giám đốc ngân hàng quyết định và tự chịu trách nhiệm trên cơ sở đề xuất của phòng kinh doanh tuỳ theo mức độ tín nhiệm, khả năng tài chính hoặc tài sản thế chấp và hiệu quả kinh doanh của người nhập khẩu… và thông báo cho bộ phận thanh toán quốc tế vào đầu quý, khi có nhu cầu thay đổi phải được thông báo bằng văn bản.

Bước 2 : Đăng kí và phát hành L/C nhập khẩu

a. Tạo hồ sơ L/C nhập khẩu

Khi hồ sơđể phát hành L/C nhập khẩu của khách hàng đã hội đủ các đIều kiện theo quy định, thanh toán viên tiến hành mở hồ sơ L/C nhập khẩu trên máy vi tính trong chương trình IBS. Chương trình sẽ tự động kiểm tra các yếu tố cần thiết theo các quy định hiện hành về việc phát hành L/C nhập khẩu NHCT VN. Trường hợp mở L/C cho doanh nghiệp thuộc diện được hưởng ưu đãi nằm ngoài quy định chung, việc mở L/C phải do cán bộ có thẩm quyền phê duyệt. Thanh toán viên sẽ bỏ qua lệnh kiểm tra hồ sơ mở L/C, máy tính sẽ thông báo L/C này chưa được kiểm tra hồ sơ mở L/C khi Trưởng phòng Thanh toán XNK hoặc người được uỷ quyền tính ký hiệu mật cho L/C đó. Nếu chấp nhận tính ký hiệu mật, máy tính sẽ ghi lại thời điểm tính ký hiệu mật và người tính ký hiệu mật cùng với người phê duyệt mở L/C trong quyền hạn và trách nhiệm của mình sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

b. Tạo điện L/C

Sau khi hoàn tất hồ sơ L/C nhập khẩu, trên cơ sở đơn xin mở L/C, thanh toán viên tiến hành tạo điện L/C trên tập tin MT700. Quá trình nhập dữ liệu, thanh toán viên phải tuân thủ quy định về cách lập, sử dụng điện MT700 của NHCT VN, và lưu ý một số vấn đề được quy định trong quy trình thanh toán quốc tế

Bước 3 : Kiểm soát L/C

Nếu L/C hội đủ các điều kiện cần thiết thì tiến hành kiểm soát toàn bộ nội dung L/C để đảm bảo sự khớp đúng giữa nội dung của hợp đồng ngoại thương, đơn xin mở L/C và L/C nếu không thì phải sửa đổi L/C. Trưởng phòng TT XNK hoặc người được uỷ quyền phải xem xét kỹ các đIều khoản của L/C, nếu có điều khoản nào bất lợi cho khách hàng và/hoặc cho ngân hàng thì khẩn trương thông báo cho khách hàng, đề nghị sửa đổi Đơn xin mở L/C làm căn cứ sửa L/C nhằm giảm bớt rủi ro. Nếu khách hàng không chịu sửa đổi thì yêu cầu khách hàng làm bản cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm và bồi hoàn thiệt hại cho Chi nhánh ( nếu có). Trường hợp các điều khoản của L/C có thể mang đến những thiệt hại nghiêm trọng của Chi nhánh mà khách hàng không sửa đổi đơn xin mở L/C thì ngân hàng từ chối không phát hành L/C đó và lập biên bản huỷ L/C trong chương trình mạng IBS

Bước 4 : Sửa đổi L/C

Sửa đổi L/C gồm có hai công việc, đó là tạo điện sửa đổi L/C và kiểm soát.

a. Tạo điện sửa đổi

Sau khi L/C đãđược phát hành, khi có nhu cầu sửa đổi, khách hàng gửi đơn đến Chi nhánh, thanh toán viên nhận yêu cầu sửa đổi của khách hàng, kiểm tra các điều khoản sửa đổi, nếu thấy hợp lý thì nhập dữ liệu sửa đổi trên mẫu điện MT707 tuân thủ theo cách lập và sử dụng tập tin MT707. Nếu L/C sửa đổi tăng tiền thì khách hàng phải bổ sung mức ký quỹ và tài sản thế chấp tương ứng để đảm bảo khả năng thanh toán cho L/C đó và phải làm các nghĩa

vụ khác có liên quan tuỳ theo sự phát sinh như về phí dịch vụ…Sau khi hoàn thành việc nhập dữ liệu, thanh toán viên kiểm tra lại và tiến hành các thao tác liên quan khác.

b. Kiểm soát

Trưởng phòng Thanh toán XNK hoặc người được uỷ quyền có trách nhiệm kiểm soát điện sửa đổi, nếu không có gìsai sẽ ký trên điện sửa đổi và Phiếu chuyển khoản. Điện sửa đổi và hồ sơ sửa đổi được chuyển cho Giám đốc hoặc người được uỷ quyền phê duyệt và chuyển lại cho trưởng phòng Thanh toán XNK hoặc người được uỷ quyền tính ký hiệu mật để chuyển bức điện đó về HSCđể chuyển tiếp cho người hưởng lợi thông qua ngân hàng đại lý.

Bước 5 : Nhận, kiểm tra, xử lý chứng từ, thanh toán L/C

Sau khi nhận được L/C và các sửa đổi liên quan phù hợp với khả năng đáp ứng của mình, người bán sẽ tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán để gửi đến cho Chi nhánh thông qua ngân hàng của người bán. Chi nhánh có trách nhiệm nhận kiểm tra, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán và giao chứng từ cho khách hàng theo quy định và trong từng trường hợp cụ thể thì tiến hành các nghiệp vụ tương ứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ 5: Sơ đồ thanh toán qua mạng SWIFT

Bước 6 : Đóng L/C nhập khẩu

Công việc này được tiến hành khi hồ sơ nhập khẩu được huỷ bỏ đã thanh toán hết hoặc không còn giá trị thanh toán, từ chối thanh toán và bộ chứng từ đã gửi trả lại ngân hàng gửi chứng từ. Những L/C không còn hiệu lực sẽ tự động đóng hồ sơ sau 1 tháng kể từ ngày hết hiệu lực L/C.

Bước 7: Lưu giữ chứng từ

Ngân hàng phải lưu giữ tất cả các chứng từ có liên quan đến giao dịch:

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Thanh Xuân (Trang 33)