Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Tác giả nào sau đây sinh 1924 mất 2003, quê ở Hà Nội , là Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam?
A. Tố Hữu; B. Nguyễn Đình Thi; C. Chế Lan Viên; D. Chính Hữu.
Câu 2. Khởi ngữ là thành phàn câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên ...
A. Đề tài; B. Thời gian địa điểm;
C. Đề tài được nói đến trong câu; D. Đề tài được nói đến trong đoạn văn.
Câu 3. Vũ Khoan là tác giả của văn bản:
A. Bàn về đọc sách;
B, Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỹ mới; C. Con cò;
D. Tiếng nói của văn nghệ.
Câu 4. Gọi là thành phần biệt lập vì:
A. Chúng là một câu;
C. Chúng dùng để bộc lộc tâm lý;
D. Chúng không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
Câu 5. Muốn làm tốt bài văn nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống phải:
A. Tìm hiểu kỹ đề bài, phân tích sự việc hiện tượng; B. Tìm ý, lập dàn ý;
C. Viết bài và sửa bài; D. cả A, B, C.
Câu 6. Văn bản nào sau đây có vận dụng lời hát ru truyền thống?
A. Sang thu; B. Con cò;
C. Nói với con; D. Ánh trăng
Câu 7. tác giả nào sau đây là dân tộc tày?
A. Hữu Thỉnh; B. Thanh Hải; C. Y Phương; D. Cả A, B ,C.
Câu 8. " Thao " và " Nho" là hai nhân vật trong văn bản nào?
A. Bến quê; B. Con Chó Bấc;
C. Những ngôi sao xa xôi; D. Tôi và chúng ta.
Câu 9.Thành phần biệt lập có:
A. Tình thái và khởi ngữ; B. Khởi ngữ và cảm thán;
C. Khởi ngữ, tình thái, cảm thán; D. Tình thái, cảm thán, phụ chú.
Câu 10. Văn học Việt Nam phát triển qua mấy thời kỳ?
A. hai; B. Ba;
C. Bốn; D. Cả a, B, C sai.