TỰ LUẬN(6 Điểm).

Một phần của tài liệu Giới thiệu các đề kiểm tra môn ngữ văn học kỳ và đáp án tham khảo (Trang 27)

1. Yêu cầu về kĩ năng :

- Nắm vững thể loại nghị luận - Diễn đạt rõ ràng mạch lạc

- Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm và liên kết đoạn - Bố cục rõ ràng ba phần.

2. Yêu cầu về kiến thức :

- Nêu suy nghĩ, cảm nhận của mình về tình đồng chí, đồng đội, người lính cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

3. Biểu điểm :

A. Mở bài:(0,5 điêm)

-Giới thiệu bài thơ: “Đồng chí”

-Bài thơ nói lên một cách cảm động tình đồng chí keo sơn gắn bó của anh bộ đội cụ Hồ thời kì kháng chiến chống Pháp.

B. Thân bài:(3 điểm )

-Nêu và phân tích những suy nghĩ của mình về tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ.

1. Đó là một mối tình có cơ sở hết sức vững chắc.(2 điểm )

- Tình đồng chí- tình giai cấp của người lao động ( Người nông dân tha thiết gắn bó với ruộng đồng , gia đình, quê hương ).

- Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên tình giai cấp cùng chung lí tưởng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

- Tình đồng chí được rèn luyện, thử thách trong cuộc sống, chiến đấu vô cùng khó khăn, gian khổ.

2. Đó là mối tình đẹp: Một trong những phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ. ( 1điểm )

C. Kết bài: (0,5 diểm)

-Khẳng định tình đồng chí với những phẩm chất tốt đẹp trong bài thơ.

-Suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay.

*Lưu ý : Tuỳ vào khả năng cảm nhận và phân tích của học sinh,giáo viên có thể linh

hoạt trong cách cho điểm .Khuyến khích những em có những cách cảm nhận hay và sáng tạo.

*****************************Hết ************************

Trường THCS Lý Tự Trọng ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Người ra: Nguyễn Thị Phương Môn :NGỮ VĂN – lớp 9 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4đ).

Câu 1:Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ “ được viết giống với thể thơ của tác phẩm nào ? A. Đêm nay Bác không ngủ.

B. Bài thơ về tiểu đội xe không kính. C. Đồng chí.

D. Đoàn thyền đánh cá.

Câu 2:Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào là chínhtrong đoạn thơ sau? Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. A.So sánh.

B. Ẩn dụ C Hoán dụ. D.Nhân hoá.

Câu 3: Phẩm chất nổi bật nào của cây tre được tác giả nói đến trong khổ thơ đầu của bài thơ “Viếng lăng Bác ”?

A.Cần cù ,bền bỉ.

B.Bất khuất, kiên trung. C.Ngay thẳng ,trung thực.

D.Thanh cao, trung hiếu..

Câu 4: Ý nào nói đúng cảm xúc của tác giả trong bài thơ “Sang thu”? A.Hồn nhiên tươi trẻ .

B.Mới mẻ ,tinh khôi. C.Lãng mạn ,siêu thoát. D.Mộc mạc,chân thành.

Câu 5:Câu nào sau đây là câu đặc biệt ? . A.Tôi một quả bom trên đồi.

C.Cây còn lại xơ xác. D.Đất nóng.

Câu 6:Tác phẩm nào có ngôi kể là nhân vật xưng “tôi” ? A.Làng

B. Bến quê.

C.Chiếc lược ngà. D.Lặng lẽ Sa Pa.

Câu 7:Dòng nào sau đây chưa phải là câu ? A.Nguyễn Trãi,nhà thơ lớn của nước ta.

B.Trường tôi vừa được xây dựng khang trang. C.Cái quạt quay suốt đêm ngày.

D.Con đường làng rợp mát bóng cây. Câu 8:Câu nào sau đây có khởi ngữ?

A.Về đề tài đánh cờ thì nó đứng nhất lớp. B.Nó đứng nhất lớp về đề tài đánh cờ. C.Cờ vua là môn thể thao rất lí thú.

D.Chúng tôi rất thích học đánh cờ.

Câu 9: Điền đúng năm sáng tác mỗi bài thơ vào dấu ngoặc đơn Mùa xuân nho nhỏ ( ) Viếng lăng Bác ( ) Nói với con ( ) Sang thu ( ) Câu 10: Khởi ngữ là thành phần biệt lập .Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai

II. PHẦN TỰ LUẬN :(6đ):

Suy nghĩ của em về bài thơ “Viếng lăng Bác ”của Viễn Phương.

ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 9

I. Phần trắc nghiệm (4đ):Mỗi câu đúng 0,4 đ

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Trảlời A B C A B B A A (sgk) B

II. Phần tự luận (6đ)

Bài làm thể hiện những ý chính sau đây:

-Cảm xúc của tác giả trong bài thơlà cảm xúc chung của toàn dân tộc đối với Bác Hồ kính yêu

-Cảm xúc đó thể hiên ở lòng kính yêu chân thành ,nỗi xúc động thiêng liêng của nhà thơ khi đến lăng Bác Hồ,tình cảm của nhà thơ đối với Bác như tình cha con ruột thịt qua cách xưng hô (con –Bác),cảm xúc thành kính thiêng liêng, long kiên trung bất khuất.

-Tự hào ,tôn kính và biết ơn sâu lắng:Nhớ ơn Người soi đường chỉ lối cho Cách mạng Việt Nam .Ca ngợi Bác như bậc thiên sứ thanh thản khi đã hoàn thành sứ mệnh: nằm trong giấc ngủ bình yên

-Niềm tiếc thương vô hạn thể hiện ở nỗi nhớ Bác ngàn thu:Thương nhớ vô hạn suốt chiều dài thời gian (ngày ngày),vô hạn suốt chiều dài không gian(dòng người),còn không gian quanh lăng thì tràn ngập nỗi nhớ(đi trong thương nhớ),lí trí vẫn (biết Bác) hiểu rằng Bác sống mãi (trời xanh là mãi mãi) nhưng tình cảm không thể không đau đớn (nghe nhói ở trong tim).Lòng lưu luyến không rời khi nghĩ ngày mai về lại miền Nam thì (thương trào nước mắt) và vẫn một long trung hiếu sắt son-điệp ngữ “muốn làm”thể hiện ước nguyện tha thiếtcủa tác giảvà cũng là của những ai khi đến thăm lăng Bác hồ kính yêu.

-Toàn bài giọng điệu thành kính,trang nghiêm,nhiều hình ảnh ẩn dụ đã diễn tả một cách xúc động tình cảm kính yêu,nhớ thương và biết ơn sâu lắng của nhân dân miền Namnói riêng ,của dân tộc Việt Nam nói chung đối với Bác Hồ . Bài làm thể hiện được kĩ năng nghị luận ,có luận điểm luận cứ ,lập luận chặt chẽ. *Biểu điểm:

-Điểm 8-10:Bài làm đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức,có nhiều đoạn văn hay,kĩ năng nghị luận tốt.Có thể còn một vài lỗi chính tảvà diễn đạt.

-Điểm7:Bài làm khá,còn một vài lỗi về diễn đạt và chính tả.

-Điểm 5-6:Bài làm đạt mức thể hiện đúng nội dung ,có vài đoạn văn suôn,còn mắc lỗi diễn đạt và chính tả.

-Điểm 3-4 :Bài làm còn yếuyếu về diễn đạtnhưng cũng tỏ ra hiểu bài thơ. -Điểm 1-2:Bài làm quá sơ sài,lủng củng.

-Điểm 0:Bài làm bỏ giấy trắng.

ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA I TIẾT- LỚP 9 VĂN HỌC: PHẦN THƠ

I. Phần trắc nghiệm (4đ mỗi câu trả lời đúng 0,5đ )

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án A B D C B D 1-b 2-d 3-c 4-a (sgk) II.PHẦN TỰ LUẬN (6đ )

Câu 1: Đoạn văn thể hiện các ý :

-Lớp nghĩa thực:Khi mùa thu đến ,sấm đã ít hơn,cây không còn bị bất ngờ vì sấm sét.

-Lớp nghĩa hàm ẩn: giống như hang cây đứng tuổi, khi con người đã từng trải,từng chịu nhiều going gió trong đời thì tác đọng của ngoại cảnh (sấm )không làm người ta bất ngờ, bị động nữa.

Câu 2 : Chép đúng và đầy đủ hai khổ thơ (1đ ) Nội dung cần phân tích :

-Tác giả đã mượn hình ảnh thiên nhiên (con chim ,cành hoa) để bày tỏ ước nguyện sống có ích, sống đẹp như một lẽ tự nhiên-con chim mang đến tiếng hót hay, bông hoa toả hương sắc cho đời.Dù vậy nhưng vẫn thể hiện sự khiêm tốn đáng yêu ,chỉ là “một nốt trầm”thôi mà xao xuyến long người.

-Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” thể hiện khát vọng cống hiến sức trẻ của đời mình góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của dân tộc.

Chú ý các yếu tố nghệ thuậtcần phân tích :

-Điệp ngữ “ta làm ” có tác dụng bộc lộ ước nguyện tha thiết của tác giả. -Việc thay đổi đại từ xưng hô :tôi-ở khổ 1,đến khổ 5 thì dùng ta với dụng ý:Khát vọng sốngcủa mọi người

-Điệp ngữ “ dù là ” thể hện được cống hiến suốt đời bất chấp tuổi tác, sức lực.

TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Người ra đề : Phạm Tấn Hà NĂM HỌC 2006-2007 Người ra đề : Phạm Tấn Hà NĂM HỌC 2006-2007

MÔN:NGỮ VĂN- K. 9. Thời gian: 90 phút.

Một phần của tài liệu Giới thiệu các đề kiểm tra môn ngữ văn học kỳ và đáp án tham khảo (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w