STT LỚP SỈ SỐ LIÊN HỆ VÀ ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu SKKN GDCD lớp 10, 11 Sử dụng phương pháp thuyết trình (Trang 29)

THỰC TIỄN KHÔNG LIÊN HỆ VÀ ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN 1 10B1 40 41/37 4 2 10B2 39 38/31 7 3 10A1 38 48/48 0 4 10A2 40 47/47 0 Lớp 12:

Bài 1: Pháp luận với đời sống.

1-a/ pháp luật là gì?

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, câu hỏi tình huống, hình ảnh minh họa. * cách tiến hành:

- Chia nhóm thảo luận:

+ Nhóm 1: Em hãy cho biết một XH mà không có pháp luật thì điều gì sẽ xẩy ra? Ngược lại một XH có pháp luật sẽ như thế nào? VD minh họa.

+ Nhóm 2: Theo em, có phải pháp luật chỉ là điều bắt buộc công dân không có quyền và nghĩa vụ gì? Pháp luật do ai đặt ra? Nếu không thực hiện nhà nước sẽ làm gì?

- GV: nhận xét, kết luận.

Cho HS trả lời câu hỏi tình huống, sau khi HS trả lời xong cho HS liên hệ thực tiễn qua hình ảnh minh họa.

Bài tập:

Ông A là con trưởng trong một gia đình, dòng họ giữ truyền thống bao đời nay ông bà ta để lại. Là nhà từ đường nên mỗi năm tới ngày lễ, giỗ ông bà, con cháu tụ họp về rất đông đủ để thắp nén nhang tưởng nhớ công lao sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ. Nhưng gia đình ông A chỉ có duy nhất một đứa con trai, khi ông qua đời đứa con trai duy nhất ở lại nhà từ đường đó. Vì không lo làm, ăn chơi…một thời gian sau căn nhà từ đường cũng bán mất, truyền thống lâu nay tới đời con ông A đã không còn.

? Con ông A không thờ cúng tổ tiên có vi phạm pháp luật không? Vì sao?

Tan học về một nhóm HS ra về, người thì dàn hàng ngang, người thì tống 3 không đội nón bảo hiểm. ( Ảnh minh họa)

? Theo em cả hai trường hợp trên có vi phạm pháp luật không? Có bị phạt tiền không? Vì sao?

? Qua 2 VD trên em hiểu thế nào là pháp luật? Do ai ban hành và nhằm mục đích gì?

? Nếu gặp trường hợp là bạn cùng lớp hoặc cùng trường em bắt gặp được như hình ảnh trên em sẽ biểu hiện như thế nào?

? Em hiểu thế nào là quyền và nghĩa vụ hợp pháp? HS: Trả lời câu hỏi bài tập, cả lớp bổ sung, nhận xét.

GV: Nhận xét, kết luận: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung do nhà nước ban hành và được thực hiện bằng quyền lực của nhà nước.

=> KNS: Giúp HS hiểu được khái niệm pháp luật, từng bước hình thành kỹ năng phân tích đánh giá các biểu hiện tình huống pháp luật diễn ra trong cuộc sống hang ngày của bản thân.

HS trang bị cho mình kiến thức pháp luật ( Pháp luật không chỉ là việc cấm đoán ) thông qua bài tập và hình ảnh minh họa, những hình ảnh đó diễn ra hang ngày ngay cả HS khi tan trường về nhà; Từ đó giúp các em có thể tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với nội quy của nhà trường và pháp luật của nhà nước.

HS biết tôn trọng pháp luật, tôn trọng lẽ phải, công bằng, tích cực trong học tập, lao động, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Biết đấu tranh phê phán những hành vi sai trái như vi phạm luật giao thông, gian lận trong thi cử ( Trong giáo dục )…

Bài 2: Thực hiện pháp luật.

Tích hợp KNS vào mục 1-b/ Các hình thức thực hiện pháp luật: - Phương pháp thảo luận nhóm:

- GV: Chia lớp thành 4 nhóm theo 4 hình thức thực hiện pháp luật. Bài tập:

+ Nhóm 1: Trong học tập: Các em được thực hiện quyền của mình như thế nào? Mục đích thực hiện quyền đó để làm gì? VD minh họa?

+ Nhóm 2: Khi gia đình em muốn kinh doanh hay thành lập công ty, gia đình em phải thực hiện nghĩa vụ gì? VD minh họa?

+ Nhóm 3: Chủ thể tuân thủ quy định pháp luật là ai? Mục đích tuân thủ pháp luật để làm gì? Nếu không tuân thủ có bị xử lí gì không?

+ Chủ thể áp dụng pháp luật là ai? Mục đích? VD minh họa?

GV: Đặt câu hỏi theo trình tự logic để HS trả lời, qua đó giúp HS chủ động tham gia nắm vững kiến thức và có thể vận dụng vào cuộc sống một cách tích cực.

HS: Thảo luận nhóm, cả lớp nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, kết luận:

Ở nhóm 1: GV nhấn mạnh “Quyền” Làm những gì mà pháp luật cho phép làm. Ở nhóm 2: GV nhấn mạnh “Nghĩa vụ” ; Nhóm 3: GV nhấn mạnh Những việc pháp luật cấm; Nhóm 4: GV nhấn mạnh “Căn cứ vào quy định của pháp luật để làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền của cá nhân tổ chức” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV: Đặt thêm 1 số câu hỏi để làm rõ thêm các giai đoạn thực hiện pháp luật qua đó tích hợp KNS.

? Theo em độ tuổi nào được đến trường? Quyền và nghĩa vụ xuất hiện khi nào? => KNS: Giúp HS nắm được các hình thức và giai đoạn thực hiện pháp luật. Từ đó biết cách vận dụng pháp luật thực hiện trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi, biết điều chỉnh hành vi của mình làm những gì mà pháp luật cho phép làm, biết đấu tranh loại bỏ những hành vi sai trái với quy định của pháp luật, nâng cao ý thức tôn trọng và bảo vệ pháp luật.

Hiểu được các hình thức thực hiện pháp luật HS cần làm những gì mà pháp luật cho phép, cần phát huy quyền và nghĩa vụ chính đáng hợp pháp của mình, khuyên bạn bè người thân…không làm những gì mà pháp luật cấm.

Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật.

Chọn mục 1- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

- Phương pháp: Bài tập tình huống, câu hỏi gợi mở…. - GV: Cho HS đọc bài tập SGK Tr.27.

? Em hiểu thế nào là quyền bình đẳng của công dân trong lời tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh?

? Theo em công dân phải sống trong một quốc gia như thế nào mới có quyền bình đẳng trên?

? HS nông thôn thi vào các trường đại học được cộng điểm, HS khu vực thành thị thì không. Theo em như thế có mâu thuẫn với khái niệm trong SGK không? Vì sao?

Một nhóm HS rủ nhau đi đua xe gắn máy với lí do 2 bạn trong nhóm mới mua xe máy, bạn A trong nhóm có ý tưởng không đồng ý tham gia vì cho rằng các bạn chưa đủ tuổi và chưa có giấy phép lái xe. Bạn B cho rằng bạn A lo xa vì trong nhóm có Bố bạn B làm trưởng công an huyện. Nếu tình huống xấu bị bắt thì đã có Bố bạn B lo, thế là cả nhòm đồng ý với lời đề nghị của B.

Sau khi HS trả lời các câu hỏi bài tập trên, GV kết luật và tích hợp KNS cho HS. => Giúp hs hiểu thế nào là quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; Trên cơ sở đó HS có thể vận dụng quyền bình đẳng của mình vào trong cuộc sống, lao động và học tập.

Giúp HS hình thành ý thức tránh phân biệt về giới tính, sắc tộc, tôn giáo, thành phần xuất thân, địa vị xã hội…đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.

Giúp HS nữ ý thức biết vươn lên trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, tránh tự ti, mặc cảm về giới, có thể làm chủ được chính mình bằng cách chiếm lĩnh tri thức, tham gia vào tất cả các hoạt động mà nam giới có thể làm được; Từ đó góp phần vào sự phát triển chung của đất nước trong giai đoạn CNH- HĐH hiện nay.

Tích hợp KNS vào bài kiểm tra thu được kết quả sau:

Một phần của tài liệu SKKN GDCD lớp 10, 11 Sử dụng phương pháp thuyết trình (Trang 29)