9. Kết cấu của luận văn
3.2 Những giải pháp thúc đẩy hoạt động thông tin khoa học – công nghệ trong
trong các tổ chức xã hội dân sự
Một là, thay đổi nhận thức căn bản về tính chất của thông tin khoa học nói chung và hoạt động thông tin khoa học - công nghệ nói riêng.
Trƣớc hết chúng ta cần coi thông tin nhƣ một thứ hàng hóa đặc biệt. Điều này có nghĩa là coi thông tin và các sản phẩm từ thông tin phải có tính trao đổi đƣợc, bán đƣợc và tính cạnh tranh. Tuy nhiên, khác với các sản phẩm khác, thông tin và thông tin khoa học - công nghệ có tính đặc trƣng hơn ở chỗ: khi bán đi, ngƣời bán không mất đi sản phẩm mà ngƣời mua lại đƣợc.
Coi thông tin khoa học - công nghệ là hàng hóa, đồng nghĩa với cần quán triệt nguyên tắc “hàm lƣợng trí tuệ trong hàng hóa càng cao, hàng càng có giá”. Chúng ta cần nhận thấy rằng, kể cả khi nhà khoa học đã nghiên cứu ra công trình rồi, thì chu trình tiêu thụ thông tin khoa học hoàn toàn mới chỉ bắt đầu, còn rất nhiều công việc đi sau đó mà các nhà khoa học chƣa làm, cần có một đội ngũ những ngƣời làm công tác thông tin khoa học - công nghệ phải làm. Đó là tổ chức lại thông tin, tìm ra kênh phân phối, tìm khách hàng có nhu cầu, tiến hành làm công tác marketing với thông tin…
Toàn bộ điều này là những cơ sở để làm nên một ngành công nghiệp mới ở Việt Nam mà có thể nhiều ngƣời chƣa quan tâm: ngành công nghiệp nội dung.
Thực tế, quan điểm coi thông tin là một nguồn lực trong phát triển là đúng nhƣng theo tác giả là chƣa đủ, cần coi đó là một tài sản, một hình thức mới của sản phẩm hàng hóa. Và việc chất lƣợng đề tài khoa học cao hay thấp một phần là có kế thừa từ các đề tài cũ và đồng thời tạo ra đƣợc những thông tin, tri thức mới cho xã hội hay không.
Hai là, tạo lập và phát triển nguồn tin khoa học - công nghệ
Mục đích của hoạt động này là nhằm:
Xây dựng, tăng cƣờng và phát triển nguồn lực thông tin khoa học - công nghệ theo định hƣớng nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng thông tin của quá trình HĐH - CNH đất nƣớc.
Kiểm soát, quản lý nguồn tin khoa học - công nghệ đƣợc tạo ra bằng nguồn ngân sách đầu tƣ nhà nƣớc và phi nhà nƣớc, không ngừng tạo lập và phát triển kho thông tin khoa học - công nghệ quốc gia.
Xây dựng chiến lƣợc dài hạn về chia sẻ và phát triển, tổ chức lại nguồn tin, nâng cao hiệu quả sử dụng theo hƣớng phục vụ đến đông đảo quần chúng nhân dân và các nhà khoa học, các tổ chức có nhu cầu sử dụng thông tin.
Ba là, phát triển khả năng truy nhập và sử dụng thông tin thông qua nghiên cứu nhu cầu của đối tƣợng dùng tin
Trong giai đoạn ngày nay, có lẽ không chỉ có các tổ chức nghiên cứu và các nhà khoa học mới cần đến thông tin, mà đây đã trở thành nhu cầu (ngày càng bức thiết) của toàn dân. Đây chính là nhu cầu khách quan mang tính tất yếu của thời đại.
Do đó, phát triển khả năng truy cập, sử dụng thông tin trong xã hội là một xu thế tất yếu, không thể bỏ qua đối với toàn hệ thống thông tin khoa học - công nghệ ngày nay.
Thông qua phổ biến thông tin, hy vọng chúng ta sẽ có một nền khoa học lành mạnh hơn, và đƣa thông tin đến với quảng đại nhân dân sẽ góp phần nâng cao nhận thức và trình độ của nhân dân.
Mở rộng khả năng truy nhập sử dụng thông tin trong xã hội là nhiệm vụ có tính chiến lƣợc lâu dài. Bình đẳng hóa quyền truy nhập thông tin khoa học - công nghệ giữa mọi tổ chức và thành viên trong xã hội, nhƣ đã phân tích ở trên là một cách góp phần làm giàu cho nhà khoa học, cho công trình khoa học và tạo ra một môi trƣờng thông tin năng động trong cả nƣớc.
Bốn là, hiện đại hóa các công nghệ ứng dụng trong hoạt động thông tin khoa học - công nghệ
Tin học hóa và tự động hóa các quá trình thông tn theo hƣớng số hóa và liên kết mạng trong nƣớc và ngoài nƣớc. Tích hợp hạ tầng cơ sở thông tin theo hƣớng hội tụ các công nghệ hiện đại trong lĩnh vực truyền thông, truyền hình, đa phƣơng tiện.
Hiện đại hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin nhằm nâng cao giá trị gia tăng và khả năng tƣơng thích với các sản phẩm và dịch vụ của nƣớc ngoài.
Hiện đại hóa các điểm truy nhập thông tin khoa học - công nghệ và tạo khả năng tới các nguồn thông tin cần thiết trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là ngoài nƣớc.
Các trung tâm thông tin khoa học - công nghệ cần đƣợc đầu tƣ để phát triển theo hƣớng thƣ viện điện tử, số hóa, đảm bảo quyền lƣu trữ tập trung nhƣng có thể truy cập tới các mạng thông tin trong và ngoài nƣớc, đồng thời đối tƣợng dùng tin từ mọi nơi có thể truy cập dữ liệu cơ sở và dữ liệu toàn văn.
Xây dựng và hoàn thiện các bộ tiêu chuẩn trong lĩnh vực thông tin khoa học trên cơ sở học hỏi và ứng dụng kinh nghiệm các nƣớc phát triển cao hơn chúng ta về trình độ khoa học - công nghệ cũng nhƣ trình độ phát triển của nền kinh tế thị trƣờng.
Năm là, số hóa hệ thống cơ sở dữ liệu hiện có
Số hóa hệ thống các CSDL bắt đầu đƣợc thực hiện từ cuối những năm 80 và phát triển mạnh vào những năm 90. Hiện nay, với sự trợ giúp của máy vi tính, việc số hóa là rất đơn giản (xét trên phƣơng diện lý thuyết). Các cơ CSDL chủ yếu đƣợc thiết kế theo chuẩn CDS/ISIS, FOXPRO, ORACLE, ACCESS…Phổ biến nhất vẫn là các CSDL về sách, các bài báo, tài liệu hội thảo, hội nghị, luận văn, kết quả nghiên cứu, tiêu chuẩn, mô tả sáng chế, thiết bị và công nghệ, chuyên gia tƣ vấn.
- Các CSDL đã số hóa cần đƣợc coi là tiêu chuẩn nền tảng của sản phẩm đầu ra trong hoạt động thông tin khoa học và công nghệ trong phạm vi một cơ quan, một lĩnh vực, một ngành và cả hệ thống. CSDL đƣợc số hóa là phƣơng tiện hữu hiệu nhất để lƣu trữ và phục vụ thông tin, đảm bảo việc tra cứu và cung cấp thông tin phù hợp cho các đối tƣợng một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ. Từ CSDL số hóa có thể tiến hành bao gói và in ra các ấn phẩm hoặc tạo thành các bản tin điện tử theo chuyên đề; có thể chuyển giao một phần hoặc toàn bộ CSDL trên CD/ROM hoặc đƣa các CSDL lên mạng để phục vụ rộng rãi trong nƣớc và trên thế giới.
Từ chỗ chỉ số hóa các CSDL thƣ mục, chỉ dẫn và sau đó là các CSDL tóm tắt, đến nay nhiều cơ quan thông tin tiến đến đã xây dựng các CSDL toàn văn. Các
CSDL đó liên kết với nhau tạo thành ngân hàng dữ liệu và hình thành các thƣ viện điện tử về khoa học và công nghệ.
Sáu là, tiếp tục phát triển các cổng thông tin điện tử (Portal)
Việc liên kết giữa cá nhân hay các viện nghiên cứu độc lập có vẻ nhƣ đến nay vẫn là khâu yếu nhất của toàn bộ lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung và trong hoạt động thông tin khoa học nói riêng. Đó phải chăng cũng là điểm yếu của ngƣời Việt Nam từ trƣớc đến nay và trở thành một cố tật mang tính chất nhân chủng học.
Tuy nhiên, mọi sự manh mún của bức tranh nghiên cứu khoa học chính là từ điểm hạn chế này. Nếu không có sự gắn kết về mặt khoa học, các đề tài sẽ dễ dẫn đến sự trùng lặp, đề tài sau nghiên cứu lại nội dung của đề tài trƣớc gây lãng phí lớn về thời gian cũng nhƣ công sức và tiền của chi cho khoa học. Việc xây dựng cổng thông tin điện tử chính là nhằm khắc phục hạn chế này.
Cổng thông tin này cần sự góp sức của tất cả các cơ quan liên quan trong cũng nhƣ ngoài cơ quan Liên hiệp hội. Nó phải đƣợc nhận thức nhƣ là tổng kho lƣu trữ cũng nhƣ liên kết các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học. Hiện nay, cơ quan Liên hiệp hội đã xây dựng đƣợc cổng thông tin này, tuy nhiên CSDL trong cổng thông tin này còn rất ít. Thiết nghĩ, Liên hiệp hội nên quan tâm phát triển cổng thông tin này nhƣ là một mũi nhọn của hoạt động thông tin KH-CN trong thời gian tới.
Bảy là, phát triển cơ quan chuyên trách tham gia hoạt động thông tin khoa học – công nghệ tại Liên hiệp hội
Hình thành các công ty hoặc các trung tâm truyền thông thực hiện nhiệm vụ thông tin khoa học và công nghệ. Hiện nay, các công ty truyền thông có nhiều đóng góp trong các hoạt động truyền thông và sáng tạo các tác phẩm văn hóa và đƣa đến cho ngƣời tiêu dùng. Chính các công ty này là sự nối kết giữa công chúng và hệ thống các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Đối với các nhà khoa học, khi có các đề tài họ có thể tự do lựa chọn các phƣơng tiện truyền thông để công bố công trình khoa học của mình. Và công ty truyền thông tƣ nhân có thể đƣợc coi là một lựa chọn của các nhà khoa học.
Tiếp tục hợp tác với các cơ quan thông tin đại chúng, đƣa các chƣơng trình phổ biến kiến thức KH&KT vào cuộc sống. Hoàn thiện và nâng cấp Website của LHH, bổ sung các cơ sở dữ liệu điện tử, hoàn thiện kho thông tin của LHH. Tổ chức thực hiện và hỗ trợ hoạt động phổ biến kiến thúc trong cộng đồng bằng nhiều hình thức thông qua các hội ngành và LHH địa phƣơng.
Nhà xuất bản Trí thức xây dựng thêm các bộ sách, các tủ sách khoa học thƣờng thức gia đình, tủ sách khoa học kỹ thuật cho nông thôn, tủ sách cho trí thức trẻ…và nên coi đây là một hƣớng đi cần đƣợc chú trọng trong thời gian tới.
Củng cố và phát triển hoạt động của hệ thống báo, tạp chí thuộc LHH; nghiên cứu thành lập Hội nhà báo hoặc Hội truyền thông khoa học – công nghệ thuộc LHH.
Định hƣớng hoạt động đào tạo, phát triển và quản lý hoạt động của các cơ sở đào tạo của LHH.
Tám là, quy hoạch, quản lý và phát triển tổ chức Liên hiệp hội
Cần đổi mới về nội dung và phƣơng thức hoạt động nhằm thu hút thêm nhiều cán bộ khoa học và công nghệ tham gia tổ chức hội. Phát triển thêm nhiều loại hình tập hợp và có các chuẩn mực đối với hội viên, đặc biệt là việc đáp ứng và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của hội thành viên, hội viên.
Tăng cƣờng vai trò đầu mối, kết nối để tạo điều kiện và hỗ trợ các hội thành viên trong đào tạo nâng cao năng lực, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hoạt động; thực hiện các dự án, đề án liên ngành, đƣa thông tin khoa học và công nghệ nhanh chóng thâm nhập vào đời sống, sản xuất; mở ra các loại hình tổ chức mới trong các hoạt động nghề nghiệp, dịch vụ, tƣ vấn phản biện và giám định xã hội, nghiên cứu khoa học; xây dựng các mối quan hệ với các tổ chức quốc tế, đặc biệt quan tâm đến hợp tác và chia sẻ thông tin, kết nối các CSDL.
Hoàn thiện qui chế về mối quan hệ hợp tác, điều hòa, phối hợp hoạt động giữa Liên hiệp hội (ở trung ƣơng và địa phƣơng) và các hội KHKT ngành, đặc biệt là mối quan hệ giữa Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ƣơng với các Ban chấp hành hội thành viên.
Nhà nƣớc sớm có Luật về hội và cho phép các chuyên gia của Liên hiệp hội đƣợc tham gia xây dựng Luật đó ngay từ đầu; giao thêm nhiệm vụ, một số dịch vụ công (chứng chỉ hành nghề, văn bằng tƣơng đƣơng với nƣớc ngoài, đạo đức nghề nghiệp…) cho các hội thực hiện; có chính sách phù hợp để các hội tiếp cận các nguồn lực đầu tƣ cho khoa học và công nghệ ; thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ và ban hành cơ chế khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ. Đề nghị Nhà nƣớc có chủ trƣơng phát triển mạnh và sử dụng tƣ vấn độc lập trong các dự án phát triển.
Kết luận Chƣơng 3
Hệ thống các giải pháp trên chỉ có thể thi hành có hiệu quả khi chúng đƣợc nằm dƣới sự điều chỉ của không chỉ một mà là ít nhất hai Bộ Luật, đó là Luật về hoạt động của Hội và Luật về quyền tiếp cận thông tin (bao gồm cả thông tin chung và thông tin KH-CN).
Thiết nghĩ, Nhà nƣớc và Quốc hội nên sớm thông qua và ban hành hai bộ luật này, trong đó nên cân nhắc đến những vấn đề mà tác giả đề tài đã đề xuất. Bởi kinh nghiệm cho thấy rằng, không có vấn đề nào của xã hội có thể thực hiện đƣợc nhanh chóng và triệt để nếu thiếu một hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch. Điều này càng đúng ở đất nƣớc ta.
Nếu hệ thống giải pháp trên đƣợc hiện thực hóa, chắc chắn nguồn nội lực chất xám đƣợc thể hiện trong các kết quả nghiên cứu, trong hoạt động thông tin KH-CN sẽ từng bƣớc đƣợc nâng cao và cho chúng ta một chỗ đứng, chí ít là cũng cao hơn vị trí hiện tại trên trƣờng khoa học quốc tế. Bởi lẽ, thông tin chính là sức mạnh, và sức mạnh đó hiện tại đang tiềm ẩn trong các nhà khoa học Việt Nam.
PHẦN KẾT LUẬN
Thông tin nói chung là một vấn đề lớn cần sự quan tâm nghiên cứu và thảo luận sâu và rộng giữa các nhà khoah học và các nhà lãnh đạo của đảng và nhà nƣớc. Phát triển và hoàn thiện bức tranh về thông tin khoa học - công nghệ là một đóng góp quan trọng để nâng cao trình độ khoa học của Việt Nam.
Thông tin là một chủ đề đã đang và sẽ luôn là một chủ đề thu hút sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các nhà khoa học và mọi ngƣời dân – những ai quan tâm đến sự phát triển của nền khoa học Việt Nam. Bởi thông tin và tri thức đang ngày càng đóng vai trò là đặc trƣng của thời đại thông tin, thời đại tri thức ngày nay.
Về mặt thực tiễn, thông tin – yếu tố đóng vai trò là nguyên liệu của tri thức đang đóng một vai trò lớn nhất đối với các các nền kinh tế và có tác động sâu sắc với các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc đi đầu về lĩnh vực này nhƣ Mỹ, Nhật Bản và các nƣớc EU.
Về mặt lý luận, tuy các nhà khoa học chƣa đi đến thống nhất, có ngƣời gọi nền kinh tế tiếp theo là nền kinh tế thông tin, có ngƣời coi đó là hậu công nghiệp…nhƣng theo quan điểm nào thì các nhà khoa học cũng đều khẳng định sản xuất tri thức và thông tin có ƣu thế vƣợt trội hơn hẳn so với sản xuất ra hàng hóa vật chất.
Thông tin khoa học - công nghệ đóng vai trò hết sức to lớn trong nền kinh tế và xã hội thông tin, đặc biệt là vai trò tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác.
Hoạt động thông tin khoa học - công nghệ Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn và tích cực cho công cuộc xây dựng đất nƣớc theo hƣớng CNH-HĐH. Trong bƣớc chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và phần nào đó là kinh tế tri thức, hoạt động thông tin khoa học - công nghệ đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy con thuyền đó đi lên. Trong thành tích chung đó, có một phần đóng góp không nhỏ của các tổ chức dân sự nói chung và của LHH nói riêng.
Tuy nhiên, để hoạt động thông tin khoa học - công nghệ vƣơn lên mạnh mẽ xứng tầm với yêu cầu và đòi hỏi của đất nƣớc, với mức phát triển bức tranh thông