0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

nghĩa di sản địa chất của tầng aglomerat trên đỉnh Ba Vì

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TẦNG CUỘI KẾT NÚI LỬA VÙNG BA VÌ VÀ GIÁ TRỊ ĐỊA DI SẢN CỦA CHÚNG (Trang 58 -58 )

b. Thành phần xi măng gắn kết

4.3. nghĩa di sản địa chất của tầng aglomerat trên đỉnh Ba Vì

Tầng aglomerat trên đỉnh Ba Vì có vị trí nổi bật trong cụm địa di sản khu vực Ba Vì, vừa có ý nghĩa khoa học, đào tạo, vừa mang yếu tố tâm linh – gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh.

Tƣơng truyền chính Sơn Tinh đã hóa phép nâng cao núi để chống lại nạn nƣớc dâng do Thủy tinh trả thù. Sơn Tinh đã cho tích trữ đá trên núi để ném xuống

nƣớc giết muôn loài thủy quái. Và chính tầng aglomerat với những tảng, cuội trên đỉnh Ba Vì là những gì còn sót lại của cuộc chiến mà phần thắng đã thuộc về Sơn Tinh (hình: 4.16, 4.17).

Tầng aglomerat kể trên có thể coi là một danh thắng địa chất độc đáo của Việt nam. Với bề dày hàng chục mét, nó chỉ có duy nhất trên đỉnh của dãy núi Ba Vì. Vì tính phức tạp của tầng đá này nên cho đến nay nó vẫn tiếp tục là đối tƣợng nghiên cứu của các nhà địa chất về nhiều phƣơng diện: thạch học, cấu trúc, kiến tạo v.v.. Nó cũng luôn là điểm tham quan giáo học lý thú hàng năm đối với sinh viên các chuyên ngành khoa học về trái đất của Đại học Quốc gia Hà Nội (hình 4.18).

Ý nghĩa nổi bật của tầng aglomerat này còn ở chỗ, chính trên nền tảng của nó hiện đang tọa lạc hai ngôi đền thờ linh thiêng: Đền Thượng thờ Tản Viên Sơn Thánh ở gần đỉnh Tản Viên, và Đền thờ Bác Hồ trên đỉnh Vua. Chính vì thế, đƣờng đến với các ngôi đền thiêng cũng là đƣờng đến với một di sản địa chất độc đáo, kết tụ từ nhiều “tảng”, “cuội” có tuổi hàng trăm triệu năm, gắn với một truyền thuyết vào loại cổ nhất, hào hùng nhất trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc.

(a) (b)

Hình 4.16, 4.17: Những hòn cuội có kich thước lớn ở khu vực đỉnh Tản Viên, trong truyền thuyết chúng được Sơn Tinh mang lên đỉnh núi dùng để chiến đấu với thủy

quái (ảnh Tạ Hòa Phương)

Hình 4.18. Lớp sinh viên địa chất bên tầng aglomerat trên đỉnh Tản Viên

(ảnh Tạ Hòa Phương)

Hình 4.19: Tháp Báo Thiên trên đỉnh Vua, nhìn từ Đỉnh Tản Viên

KẾT LUẬN

Tầng đá chứa “cuội” phân bố trên đỉnh các quả núi Ba Vì từ lâu đã thu hút sự chú ý của các nhà địa chất do vị trí phân bố cũng nhƣ vẻ độc đáo của nó. Từ trƣớc đến nay đã có nhiều nhận định khác nhau của các nhà khoa học về tầng đá này.

Do Ba Vì là một địa danh du lịch, cũng là địa bàn thực tập hàng năm của sinh viên địa chất trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, nên việc xác định chính xác tên gọi của tầng đá kể trên đƣợc học viên đặt làm mục tiêu nghiên cứu của luận văn thạc sĩ của mình. Sau nhiều chuyến đi thực địa quan sát tầng đá, lấy mẫu “cuội” và xi măng gắn kết nhằm xác định tên đá bằng phƣơng pháp phân tích lát mỏng thạch học và nhiễu xạ rơnghen, cũng nhƣ tổng hợp tài liệu từ các bài báo khoa học, các đề tài đã hoàn thành, học viên đã đi đến những kết luận sau đây:

- Tầng đá chứa “cuội” trên các đỉnh núi Ba Vì là một tầng aglomerat. Kết luận trên căn cứ vào thành phần thạch học của xi măng gắn kết và “cuội” (chủ yếu là đá phun trào có thành phần tƣơng tự), đặc biệt dựa vào hình thái của nhiều viên “cuội” thể hiện rõ sự biến dạng do nén ép khi còn ở trạng thái nóng dẻo tại tất cả những nơi có sự hiện diện của tầng đá này. Điều đó chứng tỏ chúng có nguồn gốc từ bom núi lửa. Sau khi tung lên không trung, chúng bị kéo dài hoặc vo tròn trong không khí, và lúc tiếp đất chúng tiếp tục đƣợc vận chuyển trong phạm vi tầng đá núi lửa, có thể đƣợc định hƣớng theo dòng chảy của dung nham. Tầng aglomerat này hình thành do sự phun nổ của núi lửa ở pha phun trào sau cùng hình thành nên hệ tầng Viên Nam (P3 vn).

- Kết luận trên phù hợp với quan niệm của TS. Nguyễn Đắc Lƣ, ngƣời đã nghiên cứu về đá phun trào của hệ tầng Viên Nam, có kết luận tƣơng tự nhƣng chƣa đƣa ra những bằng chứng thuyết phục. Kết luận này cũng đồng nghĩa với việc phủ nhận các ý kiến cho rằng tầng đá kể trên là cuội kết, hoặc cuội kết núi lửa (với nghĩa: các viên cuội có nguồn gốc biểu sinh – epiclastic).

- Tầng đá aglomerat trên đỉnh Ba Vì có vị trí nổi bật trong cụm địa di sản khu vực Ba Vì: Nó phân bố tại khu vực các đỉnh cao nhất của dãy núi, vừa có ý nghĩa khoa học, đào tạo, lại gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh của thời kỳ dựng nƣớc và giữ nƣớc. Đây chính là một danh thắng địa chất độc nhất vô nhị của Việt Nam, với bề dày hàng chục mét, bao gồm vô vàn bom do núi lửa tung ra, rồi chất chồng tại vị trí không xa họng núi lửa cổ.

Việc xác định rõ tên gọi, nguồn gốc của tầng đá chứa “cuội” trên đỉnh Ba Vì không chỉ mang ý nghĩa khoa học, đào tạo, mà còn góp phần xây dựng hồ sơ di sản cho vùng núi Ba Vì – một vùng đất mang hồn thiêng sông núi, giàu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và tâm linh của thủ đô Hà Nội

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đào Đình Bắc (1997), “Địa mạo – thổ nhƣỡng và định hƣớng sử dụng đất khu vực Ba Vì – Hà Tây”, Tạp chí Các khoa học về Trái Đất (9), tr. 11.

2. Nguyễn Xuân Bao và nnk, (1969), Bản đồ địa chất tờ Vạn Yên tỷ lệ 1:200.000, Tổng cục Địa chất, Hà Nội.

3. Nguyễn Xuân Bao, Trần Đức Lƣơng và nnk (1985), Bản đồ địa chất Việt Nam

tỷ lệ 1:500.000. Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc.

4. Phan Thị Bảo (2010), Các cung đền thờ Đức Thánh Tản Viên, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

5. Đovjikov A.E và nnk. (1965), Bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1:500.000, Tổng cục Địa chất, Hà Nội.

6. Trần Trọng Hoà và nnk (1996), “Phân chia và đối sánh các tổ hợp bazantoit P-T đới Sông Đà”, Tạp chí Địa chất, A/267, tr.12-19.

7. Trần Trọng Hoà và nnk (1998), “Các tổ hợp bazantoit cao Titan Permi-Trias ở rift Sông Đà. Thành phần vật chất và điều kiện địa động lực hình thành”,

Tạp chí Địa chất A/244, tr.1-15.

8. Trần Trọng Hòa (2001), “Phân chia và đối sánh các tổ hợp bazantoid Permi - Trias đới Sông Đà” Tạp chí địa chất, A/265, tr. 12 - 19.

9. Nguyễn Hoàng, Nguyễn Đắc Lƣ, Nguyễn Văn Can (2004), “Đá phun trào Paleozoi Sông Đà; Thạch luận và địa hóa”, TC Địa chất (282), tr.19-32. 10. Nguyễn Hoàng, Nguyễn Đắc Lƣ, Nguyễn Văn Can (2004), “Đá phun trào

Paleozoi Sông Đà; tuổi Rb-Sr vùng Đồi Bù” TC Địa chất, (281), tr.11-17. 11. Nguyễn Hoàng, Nguyễn Đắc Lƣ, Nguyễn Văn Can (2004), “Đá phun trào

Paleozoi Sông Đà; Vấn đề nguồn gốc và động lƣc Manti”, TC Địa chất, (283), tr. 10-18.

12. Nguyễn Văn Hoành và nnk (2001), Hiệu đính loạt Bản đồ địa chất và khoáng

sản Tây Bắc tỷ lệ 1:200.000. Tổng cục Địa chất, Hà Nội.

13. Vũ Khúc (2005), Từ điển Địa chất Anh - Việt, NXB. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

14. Hoàng Ngọc Kỷ, Nguyễn Văn Hoành và nnk (1973), Bản đồ địa chất tờ Hà Nội

tỷ lệ 1:200.000, Tổng cục Địa chất, Hà Nội.

15. Nguyễn Ngọc Khôi (2006), Chuẩn hóa vùng thực tập Địa chất đại cƣơng vùng Ba Vì - Đồ Sơn, trƣờng Đại học KHTN, Đại học QGHN.

16. Nguyễn Quang Luật, Nguyễn Đắc Lƣ (2002), “Tài liệu mới về dạng tồn tại của vàng khu Đồi Bù vùng Viên Nam - Tây bắc Việt Nam”, Tuyển tập báo cáo

Hội nghị khoa học lần thứ 15, (2), Đại học Mỏ - Địa chất. Hà Nội.

17. Nguyễn Đắc Lƣ, và nnk (2004), Báo cáo nghiên cứu mối liên quan giữa các đá

núi lửa vùng sông Đà, Viên Nam với khoáng hóa đồng vàng, Viện thông tin

lƣu trữ Địa chất, Hà Nội.

18. Phạm Đức Lƣơng (1976), “Các thời kỳ hoạt động núi lửa miền Bắc Việt Nam”

Tạp chí Địa chất, (179), Hà Nội.

19. Nguyễn Công Lƣợng và nnk (1992, 1995), Báo cáo địa chất và khoáng sản các

nhóm tờ Hoà Bình - Suối Rút và Vạn Yên tỷ lệ 1: 50.000, Liên đoàn Bản đồ

Địa chất Miền Bắc.

20. Nguyễn Tƣờng Miêu (2008), Núi Ba Vì Truyền thuyết và lịch sử, NXB Thông Tấn.

21. Bùi Phú Mỹ và nnk (1978), Bản đồ địa chất CHXHCN Việt Nam tỷ lệ

1:200.000, Tờ Lào Cai và Kim Bình – Hà Nội, Tổng Cục Địa chất.

22. Chu Văn Ngợi (2011), Xây dựng cơ sở dữ liệu hướng dẫn thực tập ngoài trời

thuộc khoa học Trái đất tại khu vực Ba Vì - Sơn Tây 2010-2011. Đại học

23. Vũ Văn Phái, Trần Nghi, và nnk (2007), “Địa chất, địa mạo, địa lý tự nhiên, địa lý cảnh quan, địa lý hành chính, địa lý kinh tế, hạ tầng cơ sở, dân cƣ, giao thông và quy hoạch đô thị” Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long , 1, NXB Văn hóa – Thông tin và Thời báo kinh tế Việt Nam, Hà Nội: 1-1048. 24. Tống Duy Thanh, Vũ Khúc (2005), Các phân vị địa tầng Việt Nam, NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội.

25. Nguyễn Đức Thắng, Phạm Văn Mẫn, Đinh Công Hùng (1994), “Các thành tạo phun trào tuổi Trias sớm hệ tầng Viên Nam và khoáng sản liên quan với chúng” TC Bản đồ địa chất số chào mừng 35 năm chuyên ngành BĐĐC

(1989-1994), tr.168-185, Liên Đoàn Bản đồ Địa chất.

26. Đào Đình Thục, Phạm Huy Long (1979), “Một vài nét về đới địa vực cổ Sông Đà”, Tạp chí Địa chất, (145), Hà Nội.

27. Đào Đình Thục (1981), “Quá trình hình thành, phát triển và bản chất kiến tạo đới Sông Đà”, Bản đồ Địa chất, (49), tr.12-20, Hà Nội.

28. Đào Đình Thục (1981), “Phức hệ đá núi lửa Permi muộn - Trias sớm đới địa vực cổ Sông Đà” Tạp chí Địa chất, (152), tr.18-22, Hà Nội.

29. Phan Cự Tiến và nnk. (1977), Những vấn đề địa chất tây bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

30. Phan Cự Tiến và nnk (1989, 1991), Bản đồ địa chất Cam Pu Chia - Lào - Việt

Nam tỷ lệ 1: 1.000.000, Tổng Cục Mỏ và địa chất. Hà Nội.

31. Phan Cự Tiến và nnk (2002), Từ điển giải thích khoa học địa chất Anh - Việt và

Việt - Anh, NXB Văn hóa thông tin.

32. Ngô Quang Toàn (1993), Bản đồ địa chất, tờ Hà Nội, tỷ lệ 1:200.000, Trung tâm lƣu trữ Địa chất, Hà Nội.

33. Tổng công ty dầu khí Việt Nam (1996), Từ điển dầu khí, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

34. Trần Văn Trị (1977), Địa chất Việt Nam. Phần Miền Bắc. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

35. Trần Văn Trị, Vũ Khúc (2009), Địa chất và tài Nguyên Việt Nam, NXB. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

36. Trần Đăng Tuyết và nnk. (1998), “Về hệ tầng Sông Đà vùng Mƣờng Tè, Lai Châu”, Tạp chí Địa Chất, A/247, tr. 39-44.

37. Trần Xuyên và nnk (1984), Bản đồ địa chất nhóm tờ Hoà Bình - Tân Lạc tỷ lệ

1:50.000, Trung tâm Lƣu trữ Địa chất Hà Nội

Tiếng Anh

38. Cas R. A. F., Wright J. V. (1987), Volcanic Successions: Modern and Ancient, Allen and Unwin, London.

39. Maitre, R. W. (2002), Igneous rocks a classification and glossary of terms: recommendations of the International Union of Geological Sciences,

Subcommission on the Systematics of Igneous Rocks, Cambridge, U.K.

40. Stephen A. Nelson (2011), Volcanoes, Magma, and Volcanic Eruptions, Tulane University.

Tiếng Pháp

41. Foucault A., Raoult J. F. (1980), Dictionnaire de Géologie, 336 p., Ed. Masson, Paris.

Tiếng Nga

42. F. Iu. Levinson-Lessinga & E. A. Struve (1963), Petrograficheskii slovar’, Moskva, Gosgeoltekhizdat.

43. G. Gorchkov et A. Yakouchova (1967), Géologie Générale, Editions Mir. Moscow.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TẦNG CUỘI KẾT NÚI LỬA VÙNG BA VÌ VÀ GIÁ TRỊ ĐỊA DI SẢN CỦA CHÚNG (Trang 58 -58 )

×