Một vùng đất nhiều di sản địa chất

Một phần của tài liệu Đặc điểm tầng cuội kết núi lửa vùng Ba Vì và giá trị địa di sản của chúng (Trang 53)

b. Thành phần xi măng gắn kết

4.2.Một vùng đất nhiều di sản địa chất

Theo cách hiểu thông thƣờng, di sản địa chất trƣớc hết là các tạo vật tự nhiên kỳ thú, là sản phẩm độc đáo của các quá trình địa chất, có giá trị di sản và cần đƣợc bảo vệ. Di sản địa chất biểu hiện ở những quy mô và nội dung khác nhau, có thể là

Danh thắng địa chất (Geotope/Geosite) - một phần bề mặt Trái Đất có những giá trị

di sản xác định. Theo định nghĩa của Sturm (1994), Danh thắng địa chất là bộ phận xác định của địa quyển có giá trị địa chất và địa mạo nổi bật cần được bảo vệ khỏi

sự phá hủy vật chất, hình dáng và sự phát triển tự nhiên.

Có thể kể một số di sản địa chất chính trong vùng Ba Vì sau đây:

Hòn Chẹ, Hòn Rớt

Hòn Chẹ vốn là một kiệt tác của tạo hoá, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng từ lâu đời. Quả núi Chẹ tọa lạc giữa nền đất bằng phẳng, vƣơn tới tận bờ sông Đà

(hình 4.3). Khối núi vút lên cao vòi vọi giữa chốn sơn thuỷ hữu tình từng đƣợc

ngƣời Pháp trƣớc đây ví nhƣ một Nhà thờ Đức Bà (Notre Dame) ở trời Nam. Vậy mà ngày nay, kiệt tác thiên nhiên duy nhất bằng đá vôi thuộc quần thể Ba Vì, gắn chặt với truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh ấy, đang dần dần biến mất. Theo truyền thuyết đó, Hòn Chẹ chính là khối đá lớn đƣợc Sơn Tinh ném xuống từ đỉnh Ba Vì ngăn chặn Thủy Tinh đang dâng nƣớc. Đó là dấu tích trận đánh quyết định thắng lợi của Sơn Tinh, hiện còn nằm trên bờ sông Đà. (Chữ Chẹ theo tiếng phổ thông nghĩa là Chặn).

Từ góc độ địa chất, có thể thấy Hòn Chẹ là núi đá vôi, loại đá đƣợc hình thành từ đáy biển kỷ Permi, từ trên 250 trăm triệu năm trƣớc. Loại đá đó khác hẳn với các đá bazan và đá biến chất phổ biến trong khu vực, tạo nên một nét nhấn cực kỳ quan trọng về đa dạng địa chất của vùng. Đó cũng là tiêu chí để một vùng cảnh quan có thể xây dựng thành một công viên địa chất (Geopark).

Hình 4.3: Hòn Chẹ đang bị khai thác nham nhở, nếu không có biện pháp hữu

hiệu ngăn chăn thì trong tương lai gần nơi đây sẽ bị san thành bình địa

(ảnh Tạ Hòa Phương).

Hình 4.4: Hòn Rớt nằm dưới lòng sông Đà, được coi là khối đá do Sơn Tinh ném xuống sông ngăn chặn thủy quái

còn sót lại (ảnh Tạ Hòa Phương).

Hòn Rớt gồm ba tảng đá lớn hiện còn nổi trên sông Đà, cách Đá Chông khoảng 1km về phía thƣợng nguồn (hình 4.4). Cũng có thể coi đây là những di tích còn sót lại của cuộc chiến Sơn Tinh – Thủy Tinh. Cũng cần có biện pháp hữu hiệu gìn giữ những hiện vật hiếm hoi này. (Cần lƣu ý, ở nƣớc Nga, trong hồ Baikal cũng có những tảng đá nhƣ thế gắn với truyền thuyết về Vua Baikal và con gái. Những tảng đá đó đã đƣợc gìn giữ và là điểm thu hút khá đông du khách tới thăm).

Giếng Âm (Pó Ché) và Đồi Đá Xanh

Giếng Âm là khe nứt tự nhiên trong đá núi lửa, nhỏ hẹp. Nƣớc giếng chảy ra liên tục, mùa đông thì ấm, mùa hè lại mát. Xƣa kia đó là nguồn cung cấp nƣớc vô tận cho dân địa phƣơng, nhƣng hiện nay do có những công trình khoan nƣớc nên ngƣời dân không còn nhu cầu sử dụng thƣờng xuyên nƣớc Giếng Âm nữa. Bên giếng hiên có một miếu thờ. Và về giếng này cũng có nhiều câu chuyện bí ẩn. Riêng tên gọi Pó Ché, theo tiếng Mƣờng, có nghĩa là Âm Hộ, cũng đã nói lên một điều bí ẩn thiêng liêng. Nó gắn liền với cảnh quan khu vực: trông xa xa còn thấp thoáng hai trái núi tựa nhƣ bộ ngực khổng lồ của một ngƣời phụ nữ (hình: 4.5, 4.8)

Hình 4.5: Giếng Âm (Pó Ché), Vân

Hòa, Ba Vì (ảnh Tạ Hòa Phương) Hình 4.6: Bom núi lửa găm trong đá phun trào bên bờ Giếng Âm

(ảnh Tạ Hòa Phương)

Hình 4.7: Dăm kết núi lửa bên bờ giếng

Âm (ảnh Tạ Hòa Phương) Hình 4.8: Bộ ngực khổng lồ nhìn từ khu vực núi Âm (ảnh Tạ Hòa Phương)

Điều lý thú là trên bờ Giếng Âm, trong một diện tích rất nhỏ hẹp đã bắt gặp những quả bom núi lửa găm trong đá phun trào của hệ tầng Viên Nam. Kích thƣớc những quả bom núi lửa đạt 20-25cm. Ngoài ra còn những đám dăm kết núi lửa khá điển hình (hình: 4.6, 4.7). Chứng tỏ Giếng Âm nằm không xa họng núi lửa cổ bao nhiêu. Đó cũng là nét độc đáo nữa của giếng Âm, mà hiếm nơi nào có đƣợc.

Nằm cách Giếng Âm chừng 30m là một Đồi Đá Xanh kỳ lạ. Trên mặt đồi ngổn ngang những tảng đá cát kết tuf có bề mặt màu xanh nõn chuối - một màu thật hiếm gặp trên mặt đá thiên nhiên (hình 4.9). Đó chính là màu một loài rêu phủ thành màng mỏng trên mặt đá, trong môi trƣờng có điều kiện vi khí hậu phù hợp (độ ẩm, nhiệt độ, độ chiếu sáng v.v..). Đồi Đá Xanh tuy nhỏ, nhƣng xứng đáng là một Danh thắng địa chất cần đƣợc bảo vệ trong tổ hợp di sản cùng Giếng Âm cạnh đó.

(a) (b)

(d) (e)

Hình 4.9: Đồi Đá Xanh, Vân Hòa, Ba Vì (ảnh Tạ Hòa Phương)

Đá Chông bên bờ sông Đà và mỏ Pyrit Minh Quang

Tại Đá Chông bên bờ sông Đà, phía tây vùng nghiên cứu, có thể quan sát

những vết lộ đá bazan của hệ tầng Viên Nam. Đá bazan bị ép phiến và có kiểu tách tấm đặc biệt, tạo thành những tấm cắm khá dốc, chĩa ra phía sông Đà trông tựa bãi chông (hình 4.10). Có lẽ vì thế địa danh này mang tên Đá Chông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài giá trị thẩm mỹ, Đá Chông còn là một điểm thực tập giáo học tốt. Tại đây có thể ngắm khúc uốn của sông Đà với bờ bồi bờ lở, quan sát thềm sông phía Đá Chông và bãi bồi phía đối diện bên kia sông thuộc địa phận tỉnh Phú Thọ.

Tại mỏ pyrit Minh Quang hiện đã ngừng khai thác, vẫn có thể tìm thấy

những lớp quặng pyrit trên vách đá (hình 4.11). Những tinh thể pyrit hình lập phƣơng màu trắng vàng chi chít trên mặt đá. Từng đám lƣu huỳnh màu vàng bám trên vách đá thành những lớp phủ dày. Nƣớc suối chuyển màu nâu đỏ khi đi qua tầng quặng.

Hình 4.10: Đá Chông – những tấm vỡ của đá bazan dày đặc, cắm dốc chĩa về phía sông Đà, trông như một bãi chông

(ảnh Tạ Hòa Phương)

Hình 4.11: Tầng quặng Pyrit tại mỏ Minh Quang hiện đã ngưng khai thác

Mỏ đồng Lũng Cua và mỏ Amian Xóm Quýt

Cả hai mỏ trên đều ngƣng khai thác, nhƣng là những mỏ nội sinh có ý nghĩa, cần đƣợc bảo vệ cho mục đích giáo dục và du lịch. Trên thế giới, nhiều vùng mỏ ngƣng khai thác cũng đƣợc sử dụng làm những điểm du lịch lý thú.

Mỏ đồng Lũng Cua nằm trên đƣờng đi đền Thƣợng, trong vƣờn Quốc gia Ba

Vì. Tuy mỏ đã đóng, nhƣng phía ngoài cũng còn lộ thân quặng. Những khoáng vật chứa đồng nhƣ bornit, chalcopyrit khi bị phong hóa có màu màu xanh rất đặc biệt. Đây là loại mỏ nhiệt dịch, hình thành từ dung dịch nóng theo những khe nứt từ dƣới lòng sâu đi lên qua tầng đá phun trào của hệ tầng Viên Nam (hình: 4.12, 4.13)

Mỏ Amian Xóm Quýt cũng là một mỏ nhiệt dịch, hình thành trong khối đá

magma siêu mafic của phức hệ Ba Vì. Mỏ đã ngừng khai thác, nhƣng trong nền đá magma xâm nhập sẫm màu còn nổi rõ những mạch khoáng vật cryzotil-atbet trắng, có cấu tạo dạng bó sợi điển hình. Thứ sợi này từng đƣợc dùng làm vật liệu cách nhiệt, dệt áo cho lính cứu hỏa vì tính chất cách nhiệt của chúng. Đây cũng là một điểm lý thú về đa dạng địa chất khu vực (hình 4.14).

Hình 4.12. Mỏ đồng Lũng Cua, vách hầm khai thác (ảnh Tạ Hòa Phương)

Hình 4.14. Mỏ Mỏ Amian Xóm Quýt, một mạch Cryzotil-Atbet trong đá siêu mafic

(ảnh Tạ Hòa Phương)

Hình 4.13. Mỏ đồng Lũng Cua, vách trong cùng, nơi ngừng khai thác

(ảnh Tạ Hòa Phương)

Ngoài ra trong vùng còn có nhiều khu du lịch đang đƣợc khai thác xung quanh dãy núi Ba Vì (Khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên, Ao Vua và Hồ Suối Mơ) hoặc tại các hồ nƣớc lớn trong khu vực (Hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô) v.v..

Một phần của tài liệu Đặc điểm tầng cuội kết núi lửa vùng Ba Vì và giá trị địa di sản của chúng (Trang 53)