Những hạn chế còn tồn tạ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI (Trang 33 - 37)

Bên cạnh những mặt mà ngân hàng Nam Hà Nội đã đạt được thì ngân hàng vẫn còn gặp phải một số tồn tại, một số khó khăn như sau:

Một là, tuy Chi nhánh đã có nhiều cố gắng song công tác lập kế hoạch

nguồn vốn vẫn còn bị hạn chế, vẫn ở trong trạng thái bị động, một số phòng giao dịch chưa coi trọng, tập trung sức vào công tác lập kế hoạch nguồn vốn do vậy việc họ vẫn chưa tập trung nhiều vào công tác huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn thiếu ổn định. Trong cơ cấu nguồn vốn thì tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ trong tổng nguồn vốn kinh doanh còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư khép kín đối với khách hàng, chưa phát huy được chính sách khách hàng của ngân hàng. Do vậy nó làm cho việc thực hiện kế hoạch nguồn vốn có nhiều khó khăn.

Hai là, Sự liên kết giữa kế hoạch nguồn vốn và kế hoạch Marketing chưa

chặt chẽ. Tuy rằng công tác tiếp thị Marketing đã được đặt ra nhưng chưa được quan tâm đúng mức nhất là quảng bá sản phẩm tại địa phương. Việc triển khai văn hoá doanh nghiệp và quảng bá thương hiệu, thực hiện quy định về biểu hiện cần chú ý để nâng cao tính quảng bá. Việc thực hiện phong cách giao dịch như ăn mặc, quầy giao dịch của một số chi nhánh, phòng giao dịch chưa thực hiện đúng quy định, chưa văn minh lịch sự làm giảm uy tín đối với khách hàng, nhiều cán bộ ngân hàng, trong đó có cả cán bộ giao dịch không nắm rõ về các

sản phẩm tiền gửi của ngân hàng mình, nên đã không tuyên truyền, giải thích rõ cho khách hàng hiểu, cũng là một nguyên nhân làm hạn chế khách hàng đến với Ngân hàng Nông nghiệp, điều này ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch nguồn vốn của Chi nhánh.

Một số nơi có trụ sở ngân hàng, phòng giao dịch là đi thuê chưa ổn định, điều này gây khó khăn trong việc sửa chữa, nâng cấp cho phù hợp với nhu cầu kinh doanh ngày càng đòi hỏi cao.

Ba là, Thị phần vốn huy động tại các khu vực thành thị, nơi kinh tế phát

triển chưa tương xứng với tiềm năng. Tuy Chi nhánh trong những năm qua đã có nhiều giải pháp tích cực để thực hiện kế hoạch nguồn vốn từ các hoạt động huy động vốn từ các nguồn để bù đắp số vốn giảm do giảm vốn vay các tổ chức tín dụng nên tốc độ tăng trưởng vốn thấp hơn so với tốc độ tăng chung của toàn hệ thống.

Một số chi nhánh, phòng giao dịch thì việc cập nhật văn bản chỉ đạo của cấp trên đặc biệt là văn bản chỉ đạo của NHNo & PTNT Việt Nam về lãi suất, và những quy định về huy động vốn còn chưa kịp thời do vậy trong công tác chỉ đạo huy động vốn thường chậm, không phát huy được lợi thế cạnh tranh sản phẩm huy động vốn của đơn vị mình trên địa bàn. Việc phát hành trái phiếu một số đơn vị làm chưa tốt, chưa nghiên cứu kỹ các văn bản chế động nếu còn thực hiện phát hành trái phiếu sau ngày 10/10/2006.

Bốn là, mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy lập kế hoạch còn đang trong quá

trình hoàn thiện, chưa theo kịp so với thông lệ quốc tế. Trình độ cán bộ gồm cả quản lý và tác nghiệp chưa đáp ứng kịp thời tình hình kinh doanh trong cơ chế thị trường.

Năm là, các hình thức huy động vốn tuy đã đa dạng hoá, lãi suất huy động

tuy đã điều chỉnh kịp thời nhưng chưa thực sự hấp dẫn với khách hàng bên cạnh hệ thống các ngân hàng thương mại khác, ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh và luôn sử dụng lãi suất huy động cao hơn, không tuân thủ những thoả thuận về lãi suất mà Hiệp hội ngân hàng đưa ra.

Sáu là, do sự biến động bất thường của giá vàng, giá ngoại tệ, giá dầu trên

thị trường thế giới, dẫn đến sự biến động giá thị trường tiền tệ trong nước đã gây tâm lý cho người gửi. Nhiều nguời dân đã rút vốn từ ngân hàng ra để mua vàng và ngoại tệ…

Cuối cùng là, về hệ thống công nghệ thông tin. Hệ thống thanh toán, dịch

vụ, thẻ ATM… của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hiện nay chưa có nhiều tiện ích do vậy nhiều khách hàng đã rời bỏ NHNo & PTNT sang quan hệ với các ngân hàng thương mại khác có hệ thống thanh toán và dịch vụ có tiện ích hơn.

Mặt khác, hiện nay nhu cầu kết nối trực tuyến giữa các doanh nghiệp lớn với ngân hàng đề họ thực hiện việc thanh toán chuyển tiền giữa doanh nghiệp với khách hàng của họ là rất lớn. Muốn vậy, ngân hàng phải là người chủ động xây dựng các phần mềm để giúp doanh nghiệp trong thanh toán chuyển tiền nhằm huy động được các nguồn vốn rẻ. Công nghệ thông tin của ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội cũng như của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chưa làm được nhiều. Nếu tốc độ như hiện nay thì các Ngân hàng khác sẽ chiếm lĩnh và chúng ta sẽ mất dần khách hàng.

Như vậy, tất cả các yếu tố trên đều có những ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình lập và thực hiện kế hoạch nguồn vốn của NHNo & PTNT Nam Hà Nội.

2.4.3. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan.

- Còn chậm đổi mới về mô hình tổ chức, quản trị điều hành, quản trị rủi ro. - Trong chỉ đạo điều hành còn bất cập, việc nắm bắt, dự báo những biến động về nguồn vốn nội tệ, ngoại tệ chưa tốt do thông tin còn hạn chế. Hoạt động phân tích ngành, phân tích đánh giá thị trường để xây dựng cơ cấu đầu tư tín dụng còn yếu, chưa xây dựng được chiến lược cụ thể về đầu tư tín dụng cho từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế.

- Công tác hiện đại hoá ngân hàng và kế toán khách hàng (IPCAS) giai đoạn II còn chậm nên việc áp dụng các sản phẩm cũng chậm, khả năng cạnh

tranh thấp.

- Công tác đào tạo mới chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt, chưa chú trọng việc đào tạo chuyên sâu cán bộ đầu ngành gồm cả quản lý và tác nghiệp; chưa đáp ứng kịp tình hình kinh doanh trong cơ chế thị trường và yêu cầu hội nhập.

- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ tại cơ sở nhìn chung chất lượng chưa cao, chưa thường xuyên. Một số việc khi phát hiện cũng chưa xử lý kịp thời, kiên quyết, chưa thực sự làm tốt công tác cảnh báo, dự báo những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh.

- Thực hiện Marketing chưa mang tính chuyên nghiệp cao và còn quá mỏng chưa xứng với tầm vóc của NHNo & PTNT Nam Hà Nội cũng như của NHNo & PTNT Việt Nam.

Nguyên nhân khách quan.

Năm 2007, diễn biến chung về cân đối vốn của toàn ngành ngân hàng biểu hiện bất thường: 8 tháng đầu năm, nguồn nội tệ dư thừa kéo dài, dư nợ nội tệ tăng trưởng chậm. Nhưng những tháng cuối năm dư nợ cho vay nội tệ tăng trưởng cao trong khi đó nguồn vốn nội tệ lại có xu hướng giảm mạnh. Về cân đối vốn ngoại tệ lại xuất hiện tình trạng theo hướng ngược lại.

Lập kế hoạch nguồn vốn chủ yếu là lập kế hoạch cho công tác huy động vốn. Do đó các nhân tố tác động tới công tác huy động cũng chính là các nhân tố ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch nguồn vốn. Vậy nguyên nhân khách quan của những tồn tại trên là:

- Đầu năm: Nguồn vốn nội tệ tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước là do sự biến động của thị trường tài chính tiền tệ, giá vàng biến động thất thường, các doanh nghiệp cố phần hoá có nhiều nguồn thu từ bán cổ phần, tăng vốn… trong khi đó ngân hàng là kênh duy nhất để gửi nguồn tạm thời nhàn rỗi của dân cư, các tổ chức kinh tế, xã hội. Nguồn ngoại tệ tăng chậm, nhu cầu cho vay ngoại tệ tăng cao do ảnh hưởng của nhập siêu lớn.

- Những tháng cuối năm:

nay.

+ Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thu hút tiền từ lưu thông về thông qua việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.

+ Thị trường địa ốc, chứng khoán ấm dần lên, các Ngân hàng thương mại phải giải ngân các dự án lớn đã cam kết, cho vay khắc phục lũ lụt thiên tai tập trung vào cuối năm. Nhu cầu vay vốn phục vụ Tết nguyên đán cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng dư nợ của Chi nhánh cao.

Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng trong lãi suất, các sản phẩm dịch vụ của một ngân hàng hiện đại như thẻ ATM, thẻ nội địa, thẻ quốc tế…Đặc biệt sự không nghiêm túc thực hiện cam kế về lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w