Đánh giá về công tác lập Kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nộ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI (Trang 28 - 33)

và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội

2.4.1. Những mặt đạt được

Lập kế hoạch là một vấn đề rất quan trọng đối với mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp. Tuỳ từng loại hình kinh doanh mà các doanh nghiệp xác định loại hình kế hoạch nào là trọng tâm của mình. Các doanh nghiệp sản xuất thì kế hoạch sản xuất là quan trọng nhất, đối với các doanh nghiệp thương mại thì kế hoạch kinh doanh lại là kế hoạch quan trọng nhất. Và đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như ngân hàng thì kế hoạch nguồn vốn là một trong những kế hoạch quan trọng nhất bởi vốn đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Công tác lập kế hoạch nguồn vốn của NHNo & PTNT Nam Hà Nội từ năm 2003 cho đến năm 2007 đã đạt được một số điểm sau:

Thứ nhất là công tác lập kế hoạch nguồn vốn đã phát huy được vai trò của

mình đối với ngân hàng trong thực tế. Nó đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được của ngân hàng và đã được sự quan tâm thích đáng của ngân hàng. Đây cũng chính là bước trung gian biến ý tưởng thành hiện thực. Lập kế hoạch đã chi tiết hoá ý tưởng, đã chi tiết hoá những cái chung chung mang tính chất định tính thành những con số cụ thể. Công tác lập kế hoạch ở ngân hàng đã thể hiện như một công cụ quan trọng trong quản lý. Ngân hàng đã sử dụng bản kế hoạch như mệnh lệnh tác động xuống cấp dưới, buộc cấp dưới phải tuân theo và đảm bảo thực hiện kế hoạch giúp cho quá trình huy động vốn của ngân hàng trong những năm qua là khá trôi chảy, thuận lợi, mặc dù ngân hàng đã phải trải qua nhiều biến động và khó khăn. Điều này được thể hiện rõ qua hoạt động kinh doanh, thu hút vốn của NHNo & PTNT Nam Hà Nội tiếp tục phát triển mạnh và toàn diện, nhiều chỉ tiêu cơ bản vượt mục tiêu do Trụ sở chinh đặt ra, năm 2006 kế hoạch huy động vốn là 5100 tỷ, nhưng thực hiện là 7953 tỷ, tăng so kế hoạch là 55,94%; năm 2007 tỷ lệ này là 6686 tỷ, 8320 tỷ và 24,4%. Có thể nói đây là thành tựu lớn nhất mà công tác lập kế hoạch nguồn vốn đã đạt được .Điều này đạt được là do cơ chế đúng đắn, việc tổ chức bảo vệ kế hoạch kinh doanh được cải tiến, thống nhất được việc quản lý tập trung của Trụ sở chính và khả năng thực hiện của Chi nhánh.

Thứ hai, công tác lập kế hoạch của ngân hàng ngoài việc phát huy tác

dụng là phân bố và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của ngân hàng. Thông qua việc lựa chọn các phương án tối ưu mà ngân hàng đã tiết kiệm nguồn lực của tổ chức và sử dụng nguồn lực một cách có trọng tâm, trọng điểm. Công tác lập kế hoạch đã định hướng được cho sự phát triển của ngân hàng, sự định hướng này thể hiện thông qua các kế hoạch cụ thể về từng loại nguồn vốn, nó đã vạch ra con đường đi cụ thể cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Ngân hàng đã xác định rõ điều hành kế hoạch kinh doanh năm 2008 theo hướng tập trung, ổn định và phát triển. Chi nhánh đã làm tốt việc chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định, tăng cường huy động nguồn vốn từ dân cư và nguồn

vốn trung dài hạn, giảm dần nhận tiền gửi có kỳ hạn và tiền vay ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác, thường xuyên bảo đảm khả năng thanh khoản xuyên suốt cả năm 2008. Và với việc phát triển kế hoạch Marketing đã tìm kiếm, khai thác và thu hút khách hàng, đặc biệt là các khách hàng lớn, tiềm năng của ngân hàng đã liên tục mang lại doanh thu cao cho ngân hàng.

Thứ ba, việc hoạch định ra kế hoạch nguồn vốn đã có tác dụng thúc đẩy

sự nỗ lực của ngân hàng trong quá trình phát triển của mình. Đặc biệt là trong những năm gần đây, Chi nhánh đã thực hiện chủ trương đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đáp ứng ngày càng nhiều sản phẩm tiện ích cho khách hàng và trọng tâm hướng tới nguồn vốn có tính ổn định, hạn chế dần các nguồn vốn thiếu tính ổn định. Chi nhánh đã triển khai một loạt các hình thức huy động vốn đa dạng như: Huy động tiền gửi tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, phát hành kỳ phiếu ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn, trái phiếu… Do vậy, Chi nhánh đã đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của địa phương, đã có những chính sách khách hàng hợp lý, đáp ứng yêu cẩu của cạnh tranh. Và điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng trên thị trường.

Thứ tư, Chi nhánh đã quan tâm đến việc bổ sung, chỉnh sửa các chính

sách, cơ chế, quy trình nghiệp vụ theo thực tế gắn với thông lệ quốc tế nên đã giúp cho Chi nhánh vận hành công việc không vướng mắc nhiều, hạn chế được sai sót và thúc đẩy hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Chi nhánh đã ban hàng các văn bản chỉ đạo công tác lập kế hoạch nguồn vốn kịp thời, thông thoáng, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong công tác lập kế hoạch nguồn vốn như:

- Văn bản số 02/NHNo – KHTH ngày 03/1/2006 quy định “Quản lý hạn mức dư nợ, dư có tài khoản điều hoà vốn gắn với quản lý thanh khoản trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam”, Văn bản số 2343/NHNo – KHTH về việc giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện quyết định số 02/NHNo – KHTH.

- Văn bản số 295/QĐ-HĐQT-KHTH ngày 08 tháng 5 năm 2006 của Chủ tịch HĐQT “V/v tỷ lệ quỹ dự trữ thanh toán trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam”.

- Văn bản số 2817/NHNo – KHTH ngày 09/08/2006 của Tổng giám đốc về việc trả phí quỹ dự trữ thanh toán ngoại tệ tại Trụ sở chính.

- Văn bản số 2226/NHNo – KHTH ngày 22/06/2006 của Tổng giám đốc về việc trả phí thừa vốn vượt kế hoạch theo điều 18 QĐ 115/HĐQT.

Việc ban hành các văn bản mới đã tạo sự đầy đủ và đồng bộ của cơ chế kế hoạch. Tạo được tính nghiêm túc chấp hành kỷ luật kế hoạch của Chi nhánh.

Thứ năm, công tác lập kế hoạch của ngân hàng đã liên kết và thống nhất

mọi hoạt động trong quản lý. Việc bố trí công tác lập kế hoạch nguồn vốn theo các tổ chức, theo kỳ hạn đã phát huy được tính độc lập và sáng tạo, tính chuyên môn hoá và năng lực nghề nghiệp của mỗi cá nhân, mỗi cán bộ tham gia công tác lập kế hoạch nguồn vốn, song nó vẫn không làm mất đi tính phối hợp giữa các hoạt động, giữa các phòng ban khác trong ngân hàng làm cho công tác thực thi kế hoạch diễn ra trôi chảy.

Thứ sáu, để lập được kế hoạch thì các nhà quản lý phải biết chính xác về

các nguồn lực của Chi nhánh, do đó các nhà quản lý phải tiến hành điều tra. Qua sự điều tra đó, công tác lập kế hoạch nguồn vốn sẽ cho ngân hàng biết được những thông tin vô cùng quan trọng về nguồn lực của mình. Nguồn lực này có thể là nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, bộ máy lập kế hoạch …Do vậy, Chi nhánh đã không ngừng nâng cao tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mình, luôn gắn công tác điều hành với công cụ điều hành như: kế hoạch, lãi suất, quyền phán quết cho vay… Chi nhánh luôn luôn quan tâm, phát triển các dịch vụ mới nhằm đáp ứng một cách tối đa nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng lớn, khách hàng tiềm năng như việc ký kết với Công ty cổ phần Điện Lực, Truyền hình cáp về việc thu phí qua hệ thống của ngân hàng.

Thứ bảy, Chi nhánh thường xuyên đổi mới từng bước về mô hình tổ chức,

hoá. Tiếp tục coi trọng công tác đào tạo cán bộ, tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, từng bước đáp ứng yêu cầu kinh doanh, hội nhập. Công tác phòng, chống tham nhũng cũng được chi nhánh thực hiện tích cực, đồng thời Chi nhánh tăng cường thực hiện tiết kiệm chống lãng phí theo đúng chủ trương “tiết kiệm là quốc sách” của đất nước. Từ đó Chi nhánh luôn tạo được động lực trong kinh doanh, có cơ chế nâng cao thu nhập cho người lao động và khuyến khích họ làm ra nhiều lợi nhuận, thường xuyên coi trọng các phong trào thi đua.

Thứ tám, công tác lập kế hoạch nguồn vốn cũng giúp cho việc thực hiện

kế hoạch trở nên dễ dàng hơn. Bản kế hoạch đã chỉ ra các chương trình để thực hiện các phương án, đề án phát triển đã được đề ra. Các chương trình là hệ thống các mục tiêu, mục đích và các phương thức, các hành động để thực hiện mục tiêu đó, và được đảm bảo bằng nguồn lực nhất định. Công tác lập kế hoạch nguồn vốn còn cung cấp cho ngân hàng một cơ sở quan trọng để kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các phương án, các đề án phát triển của ngân hàng. Nó cho phép các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo phát hiện những sai sót, sai phạm trong quá trình quản lý, thực hiện để từ đó có những phương án điều chỉnh sao cho phù hợp với kế hoạch và với thực tế, tránh được những rủi ro nhất định. Do đó, Chi nhánh cũng không ngừng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, tham mưu cho lãnh đạo trong việc chỉ đạo điều hành kinh doanh một cách nhanh nhậy, đảm bảo mọi hoạt động của Chi nhánh tuân thủ theo đúng quy định, đồng thời thực hiện kỷ cương, kỷ luật điều hành, xử lý kịp thời, nghiêm túc đúng quy chế mọi vi phạm phát sinh trong điều hành kế hoạch.

Cuối cùng là Chi nhánh luôn đẩy mạnh hoạt động Marketing và xây dựng

thương hiệu AGRIBANK với phương châm: “Vì sự thành đạt của Ngân hàng và khách hàng”. Chi nhánh thường xuyên chú ý thực hiện tốt công tác tiếp thị, tuyên truyền và quảng cáo về các sản phẩm cũng như các dịch vụ tiện ích cho khách hàng của ngân hàng thông qua hệ thống thông tin đại chúng như Truyền hình, các Báo, đài… Hoạt động tiếp thị, thông tin tuyên truyền quảng bá thương hiệu và xây dựng giá trị thương hiệu có bước phát triển mạnh, trực tiếp nâng

cao có hiệu quả rõ rệt của thương hiệu AGRIBANK trong nước và quốc tế đã tạo được một số điểm nhấn quan trọng có tính quyết định đưa thương hiệu AGRIBANK lan toả sâu rộng trong các tầng lớp dân cư như: Quảng bá vàng miếng “3 chữ A” và quảng bá sản phẩm của NHNo trên các lĩnh vực kinh tế xã hội….

Như vậy, công tác lập kế hoạch nguồn vốn của ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội được tổ chức khá tốt và công tác lập kế hoạch đã phát huy được vai trò và thế mạnh của mình trong Chi nhánh.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI (Trang 28 - 33)