trứng chỉ có tác dụng trong chính chu kỳ kinh nguyệt đó nên thường phải thực hiện liên tục.
Rong huyết cơ năng có thể bị tái phát sau khi sinh con, hoặc lúc khỏi, lúc bị. Vì vậy, bệnh nhân cần dùng progesterone định kỳ để nội mạc bong ra theo quy luật, khống chế chu kỳ. Điều trị triệt để chứng bệnh này không phải là một việc dễ dàng mà đòi hỏi phải có sự theo dõi dài ngày để khẳng định không bị tái phát nữa. Người bệnh cần phải chuẩn bị tư tưởng để điều trị lâu dài. Bác sĩ có thể giải thích rõ ràng cho người bệnh phương pháp khống chế chu kỳ kinh nguyệt để bản thân người bệnh nắm vững được quy luật sử dụng hoàng thể đồng. Cần đo thân nhiệt cơ sở trong thời gian dài để tìm hiểu xem buồng trứng đã phục hồi hay chưa và hướng dẫn việc dùng thuốc. Điều hơi phiền toái một chút nhưng dần dần sẽ tạo thành thói quen.
44. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ liệu có mắc bệnh rong huyết cơ năng không? không?
Câu trả lời là có thể nhưng tỷ lệ rất ít, kinh nguyệt được biểu hiện thành 2 dạng:
- Lượng kinh nguyệt ít, chu kỳ và thời gian thấy kinh đều bình thường.
- Xuất huyết giữa chu kỳ, hoặc là giữa chu kỳ có dịch giống như máu tiết ra, kéo dài trong một số ngày không nhất định. Nếu đem đối chiếu thời gian xuất huyết với bảng đo thân nhiệt thì phát hiện thấy sự xuất huyết này có thể sau chu kỳ kinh nguyệt (xuất huyết trước kỳ kinh), trước và sau khi rụng trứng (xuất huyết trong thời gian rụng trứng).
Vì sao ở những phụ nữ có chu kỳ rụng trứng đều đặn lại xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt nhiều? Nhiều nhà khoa học dựa vào nồng độ hoóc môn sinh dục trong máu, mật độ huyết quản trong niêm mạc để nghiên cứu và
đều phát hiện thấy có những bất thường về prostagladin ở niêm mạc tử cung và cơ năng của hệ thống hòa tan sợi protein quá mạnh.
Prostaglandin là một loại axit béo, nó điều tiết sự co bóp, giãn nở của mạch máu và chức năng làm đông máu của tiểu cầu. Nếu có sự bất thường ở sự tổ hợp tiền liệt tố thì mạch máu dễ bị phình, cơ năng đông máu của tiểu cầu giảm, lượng máu ra sẽ nhiều.