Thế nào là các chứng ở tuyến cơ tử cung?

Một phần của tài liệu Cần biết về sức khỏe (Trang 66)

Nội mạc tử cung xâm nhập vào tầng cơ tử cung, gây lạc nội mạc tử cung. Chúng sẽ dày lên và xuất huyết dưới ảnh hưởng của hoóc môn buồng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt; kích thích dẫn đến tăng sinh các tổ chức xung quanh, khiến tử cung trở nên to và cứng. Chứng bệnh này thường gặp ở những phụ nữ trên 40 tuổi, đã sinh đẻ hay nạo thai nhiều lần, những người bị đau bụng hành kinh (chiếm 70%). Người bệnh còn bị kèm theo kinh nguyệt nhiều, vô sinh. Khi kiểm tra, bác sĩ sẽ phát hiện thấy tử cung to lên, cứng. Để có chẩn đoán cuối cùng, cần kiểm tra bệnh lý của tiêu bản được lấy ra sau khi phẫu thuật.

Đối với người bệnh trẻ tuổi, bệnh nhẹ, có nhu cầu sinh đẻ thì nên dùng phương pháp uống thuốc, nặng thì nên cắt bỏ tử cung.

87. Những bệnh phụ khoa nào thường dẫn đến đau bụng hành kinh? Phải điều trị như thế nào?

- U cơ dưới niêm mạc tử cung: Là loại u cơ tử cung phát triển ở sát phần dưới nội mạc tử cung, hướng vào phía trong tử cung; vì mặt ngoài của nó che lấp nội mạc tử cung nên làm tăng diện tích nội mạc tử cung. Biểu hiện lâm sàng: lượng kinh nguyệt tăng, chu kỳ không đều, đau bụng hành kinh. Khi có triệu chứng thiếu máu, nên tiến hành phẫu thuật trị bệnh. Phương pháp phẫu thuật thường áp dụng là cắt bỏ u hoặc cắt bỏ tử cung.

- Dính niêm mạc tử cung hoặc cổ tử cung: Thường dẫn đến đau bụng hành kinh. Phẫu thuật nạo thai, thao tác vùng tử cung nhiều lần hoặc nội mạc tử

cung kết hạch là nguyên nhân thường thấy gây dính niêm mạc cổ tử cung hoặc vùng tử cung. Khi dính niêm mạc gây ra đau bụng, nên phẫu thuật phân tích niêm mạc. Sau khi phẫu thuật, nên phòng tránh thai 3 tháng để tránh tái phát.

- Viêm tiểu khung: Vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào đường sinh dục của phụ nữ dẫn đến viêm tiểu khung, một bệnh phụ khoa thường thấy. Bệnh thường phát sinh sau khi sinh đẻ, nạo thai, phẫu thuật vùng tử cung hoặc do vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt không tốt. Triệu chứng chủ yếu là đau hai bên dưới bụng, đau kéo dài liên tục, có khi đau ngang thắt lưng...

Bệnh viêm tiểu khung cấp tính nếu không được điều trị triệt để sẽ có thể chuyển thành viêm mạn tính. Triệu chứng thường thấy là đau bụng, mệt mỏi, sốt nhẹ, kinh nguyệt không đều, vô sinh. Kiểm tra phụ khoa có thể phát hiện ra tử cung dày lên, có khi có khối u, sờ vào thấy đau ở hai bên.

Điều trị: Chủ yếu bằng phương pháp kháng khuẩn. Nếu có mủ thì nên phẫu thuật để dẫn lưu. Nếu viêm tiểu khung do kết hạch, phải tiến hành điều trị 1- 2 năm mới triệt để. Bệnh viêm mạn tính thì phải trị liệu vật lý.

- Đường sinh dục dị dạng, gây tắc: Ví dụ như màng trinh bịt kín đường sinh dục. Máu hành kinh không thông, chảy ngược, tích lại và dẫn đến đau bụng hành kinh. Cần phẫu thuật để giải quyết phần ách tắc.

Một phần của tài liệu Cần biết về sức khỏe (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)