I- BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP
2. Kiến nghị với Học viện hành chính
- Tổ chức cho sinh viên cuối khóa đi thực tập là việc làm cần thiết của mỗi trường Đại học. Học Viện Hành Chính đã tiến hành liên hệ nơi thực tập cho sinh viên, tổ chức buổi hướng dẫn sinh viên đi thực tập và hướng dẫn sinh viên làm báo cáo thực tập. Tuy vậy trong thời gian thực tập ở nơi thực tập nhà trường vẫn chưa có phương pháp quan tâm tơi sinh viên trong quá trình về liên hệ, quá trình thực tập có vướng mắc không và có cần sự giúp đỡ gì không ? Nhà trường chưa có sự kiểm soát các sinh viên có thật sự đã về thực tập tai cơ quan mà nhà trường đã liên hệ theo đúng thời gian quy định hay không ? Chưa có sự theo dõi giám sát sinh viên tại nơi thực tập và các thông tin của khoa Hành chính học nói riêng và của Học viện nói chung chưa có sự công khai cập nhật nhạy bén.Vậy em có một số kiến nghị cụ thể như sau:
- Cần tổ chức nhiều hơn nữa các chuyến đi thực tế đến các cơ quan nhà nước trong quá trình học tập để sinh viên có thể hiểu lồng ghép ôn lại những kiến
- Cần có sự thống nhất và vạch ra kế hoạch thông tin cụ thể về đợt thực tập để các sinh viên hiểu, nắm được và có sự chủ động hơn trong quá trình liên hệ chuẩn bị thực tập.
- Nhà trường cần có sự liên hệ thường xuyên, bất ngờ với cơ quan nơi sinh viên thực tập để năm bắt được các thông tin quá trình thực tập của sinh viên có sự theo dõi sát sao giúp đỡ kịp thời khi cần thiết.
- Trong quá trình học nên lồng gép nhiều hoạt động thực tế giống như đi thực tập để sinh viên tập làm quen dần với công việc tránh sự bỡ ngỡ khi đến các cơ quan thực tập.
- Giảm các tiết học lý thuyết bằng các tiết học thực hành, ở các môn cơ bản sau này vận dụng vào thực tiễn thì nên tăng các đơn vị học trình để sinh viên tiếp thu được căn bản các vấn đề trong công việc chuyên môn.
- Tổ chức nhiều các buổi gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia, các thầy cô giáo của các chuyên ngành cũng như tổ chức các buổi thuyết trình, các cuộc thi văn hóa văn nghệ tạo cơ hội cho tất cả các sinh viên có thể tham gia nâng cao khả năng thuyết trình trước đám đông, khả năng giao tiếp công tác xã hội.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Qua hai tháng thực tập vừa qua tại Phòng LĐ-TB&XH mặc dù không phải là quãng thời gian dài xong bản thân em đã phần nào có thể hình dung cụ thể hơn về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ…của UBND Huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Trong quá trình đi thực tập em đã có cơ hội tìm hiểu, tiếp xúc với các đối tượng, các chính sách ưu đãi của NCC trên địa bàn Huyện Ngọc Lặc nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung diễn ra như thế nào, nó đã đi sâu vào triển khai thực hiện và đã mang lại được những kết quả cụ thể.
Phòng LĐ-TB&XH trong thời gian qua đã phát huy được những vai trò to lớn của mình, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp UBND Huyện Ngọc Lặc về vấn đề lao động, việc làm, người có công và xã hội cũng như các hoạt động thuộc phạm vi, nhiệm vụ của Phòng đây được xem là tiền đề cho sự ổn định và phát triển của huyện nhà nhanh chóng bắt nhịp với Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh những mặt tích cực còn có một số mặt hạn chế cần khắc phục triệt để giúp các đối tượng NCC có thể hòa nhập với cộng đồng để xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp. Cùng với sự lồng ghép quá trình thực tập và những kiến thức đã học em đã có mạnh dạn đưa ra một số ý kiến, kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng ngày càng hoàn thiện hơn.
Do trình độ, năng lực còn hạn chế và chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, bởi vậy mà báo cáo thực tập của em với đề tài : “ Quá trình tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi cho người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa” sẽ không thể tránh khỏi những khiếm
Một lần nữa em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban lãnh đạo Huyện Ngọc Lặc, tỉnh thanh hóa, các cô chú, anh chị trong phòng LĐ- TB&XH và đặc biệt là Giảng viên : Ths. Nguyễn Đức Thắng đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập cuối khóa của mình. Hy vọng rằng những kiến nghị của em sẽ được Khoa hành chính học và Học viện Hành chính xem xét để những sinh viên cuối khóa có một kỳ thực tập thật bổ ích hơn nữa góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Học Viện Hành Chính Quốc Gia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Chính sách ưu đãi người có công được quy định tại Pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005.
2. Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
3. Nghị định số 89/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2008;
4. Thông tư số 47/2009/TTL-BTC-BLĐTBXH ngày 11 tháng 3 năm 2009.
5. Nghị định số 101/2013/NĐ-CP, ngày 4/9/2013 của Chính phủ Quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
6. Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH; Thông tư số 16/2013/TT BLĐTBXH; Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP; Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH; Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC; Thông tư liên tịch số 45/2014/TTLT-BYT- BLĐTBXH.
7. Đại cương về Phân tích chính sách công, PGS.TS.Nguyễn Hữu Hải- Ths.Lê Văn Hòa, NXB chính trị quốc gia.
8. Phonglaodongtb&xhnl@gmail.com.vn
9. Báo kết quả cáo tổng hợp về lao động, NCC, các đối tượng CS… các đối tượng chính sách trên địa bàn Huyện Ngọc Lặc năm 2014 của Phòng LĐ-TB&XH.
10.WWW.google.vn
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Sinh viên thực tập : Phạm Thị Hoa
Sinh ngày: 26/05/1993 Lớp: KH12 - CSC ... ... ... ... ... ... ... GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN