C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
2 Trò: Sgk, vở ghi, soạn bài theo nd câu hỏi sgk
C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: ÔĐTC:
Hoạt động 2:Kiểm tra sự chuẩn bị của hs:
? Tóm tắt đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng”
? Vì sao có thể nói chiếc lá cụ Bơ- men vẽ trên tường trong đêm mưa tuyết là một kiệt tác?
Hoạt động 3: Tổ chức dạy - học bài mới:
Đối với mỗi con người VN, kí ức tuổi thơ thường gắn liền với cây đa, bến nước, sân đình … Còn đối với họa sĩ trong truyện “Người thầy đầu tiên”, kí tuổi thơ trong ông lại là hai cây phong, biểu tượng yêu dấu của quê hương. Chúng ta sẽ dành bài học hôm nay để tìm hiểu hai cây phong có “tiếng nói riêng”, có “tâm hồn riêng” trong lòng người trở lại.
Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu cần đạt ? Tóm tắt tiểu sử tác giả Ai-
ma-tốp?
-Gv hd hs đọc: giọng chậm rãi, hơi buồn, gợi nhớ nhung và nghĩ suy của người kể chuyện. Cố gắng thể hiện niềm tự hào, yêu quý và gắn bó thân thiết với hai cây phong của tác giả.
-Gv đọc mẫu, gọi 2 hs đọc tiếp, nhận xét.
? Nêu vị trí đoạn trích học?
I-Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
-Ai-ma-tốp là nhà văn dân tộc Cư-rơ-gư- xtan, vừa viết văn bằng tiếng Nga, vừa viết bằng tiếng dân tộc
-Là tác giả của nhiều tập truyện vừa, tiểu thuyết nổi tiếng.
-Được nhận danh hiệu “Giáo sư danh dự” của trường đại học tổng hợp quốc gia Mat-xcơ- va mang tên Lô-mô-nô-xốp (2004) 2. Đọc và tìm hiểu chú thích: -Đọc: -Chú thích: SgkT108 3.Tác phẩm:
-Đoạn trích “Hai cây phong” (nhan đề do người soạn sgk đặt) là ở phần đầu truyện “Người thầy đầu tiên”
-Truyện “người thầy đầu tiên” có bối cảnh là vùng quê hẻo lánh của Cư- rơ-gư-xtanvào giữa những năm 20 của thế kỉ XX. Thời đó, trình độ dân trí ở vùng này còn rất thấp. Tư tưởng phong kiến gia trưởng còn nặng nề, phụ nữ bị coi thường, trẻ mồ côi bị ngược đãi, rẻ rúng.
Cố bé An-tư-nai mồ côi, sống nương nhờ chú thím ở làng Ku-ku-rêu, không được học hành, bị thím giám sát, sai khiến hà khắc. Anh Đuy-sen được Đoàn Thanh niên Cộng sản cử về làng mở trường, anh đã kịp thời cứu giúp, đưa em đến trường học. Bà thím ác nghiệt ép gả, bán An-tư-nai làm vợ lẽ cho người ta. Được thầy Đuy-sen giải thoát, An-tư-nai được lên tỉnh học, rồi lên học tiếp ở Mat-xcơ-va, sau trở thành nữ viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Còn thầy Đuy sen, bấy giờ đã già, làm nghề đưa thư. Khi An-tư-nai còn đang học ở trường làng, một hôm Đuy-sen mang về trường hai cây phong non và bảo em: “Hai cây phong này thầy mang về cho em đây. Chúng ta sẽ cùng trồng. Và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt… Em bây giờ trẻ măng như 1 thân cây non, như đôi cây phong nhỏ này”…
phần? Nêu nd từng phần?
? Căn cứ vào đại từ nhân xưng của người kể chuyện, hãy xđịnh hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong đoạn trích?
? Nhân vật người kể chuyện có vị trí ntn (nhân vật danh dự) ở từng mạch kể?
-> Việc thay đổi ngôi kể như vậy có td gì?
? Có những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong văn bản này?
P1: Từ đầu-> … “phía tây”
-> Giới thiệu chung về làng quê của “tôi”
P2: tiếp -> … “gương thần xanh”
-> Nhớ đến cảnh hai cây phong và cảm xúc chân thành của “tôi” khi mỗi lần về thăm làng.
P3: tiếp -> … “biêng biếc kia”
->Nhớ về cảm xúc của “tôi” thời thơ trẻ với lũ bạn khi chơi đùa, trèo lên hai cây phong nhìn ngắm quê hương.
P4: Còn lại
-> Nhân vật “tôi” nhớ đến người trồng hai cây phong.
II-Phân tích: