HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘ
3.2.3. Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tài chính
Mặc dù các nội dung phân tích tài chính được Công ty chọn để phân tích đều là những nội dung cơ bản và quan trọng. Tuy nhiên với nguồn tài liệu phục vụ phân tích như hiện nay cũng như với phương pháp phân tích áp dụng hiện tại thì vẫn còn có thể khai thác và phân tích thêm một số nội dung cần thiết khác nữa.
Thứ nhất, phân tích cấu trúc tài chính của Công ty chi tiết hơn, cụ thể hơn. Tuy trong nội dung đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty có đề cập đến cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản, nhưng đó mới chỉ xem xét tài sản gồm chỉ tiêu TSNH và TSDH, nguồn vốn gồm chỉ tiêu Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu, là những nét khái quát nhất, tổng quan nhất mà chưa đi vào so sánh từng chỉ tiêu chi tiết về giá trị và tỷ trọng. Chính vì như thế nên chưa đáp ứng được đầy đủ thông tin về tình hình phân bố tài sản và nguồn tài trợ tài sản, chưa chỉ ra được đâu là nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến cân đối tài chính của Công ty. Do đó Công ty nên phân tích nội dung này thêm một số chỉ tiêu chi tiết nữa. Cụ thể, khi phân tích, sẽ chi tiết từng chỉ tiêu cấu thành nên tài sản (chi tiết từng chỉ tiêu cấu thành nên TSNH, TSDH), từng chỉ tiêu cấu thành nên nguồn vốn (chi tiết từng chỉ tiêu cấu thành nên Nợ phải trả, Vốn chủ sở hữu) và từ đó tiến hành so sánh về giá trị,
về tỷ trọng và tỷ lệ biến động để rồi đi vào đánh giá từng chỉ tiêu.
Thứ hai, trong khi phân tích công nợ và khả năng thanh toán có thể bổ sung phân tích khả năng tạo tiền của Công ty. Khả năng tạo tiền được xác định như sau:
Tiền tồn đầu kỳ + Tiền thu trong kỳ = Tiền chi trong kỳ + Tiền tồn cuối kỳ. Tuy là nội dung này liên quan nhiều đến Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty nhưng do Công ty lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp nên có sự liên hệ rất nhiều đến Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Bởi lẽ ưu điểm khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp là nhiều chỉ tiêu trên báo cáo này được xác định dựa vào Bảng cân đối kế toán, dựa vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như chỉ tiêu tăng giảm các khoản tồn kho, tăng giảm các khoản phải thu, tăng giảm chi phí trả trước, lợi nhuận trước thuế, chi phí lãi vay… Vì thế thấy được mối liên quan giữa báo cáo này với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Và như vậy khi phân tích khả năng tạo tiền sẽ hỗ trợ cho nội dung phân tích khả năng thanh toán, từ đó đánh giá được khả năng luân chuyển tiền của Công ty không chỉ theo sổ sách, mà còn theo thực tế.
Bên cạnh đó, khi phân tích khả năng thanh toán Công ty mới chủ yếu phân tích về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và lãi vay là những vấn đề cấp thiết trước mắt. Tuy nhiên để có thể xây dựng những kế hoạch dài hạn, có tầm chiến lược và định hướng lâu dài thì Công ty nên bổ sung phân tích thêm một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ dài hạn như: Hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản, hệ số nợ dài hạn trên nợ phải trả… Đây có thể là những chỉ tiêu không xa lạ và có thể đã được đề cập trong các nội dung phân tích khác nên cách xác định không khó. Do vậy đòi hỏi Công ty nên kết hợp phân tích thêm các chỉ tiêu đó khi phân tích khả năng thanh toán để có thể trình bày đúng đắn hơn thực trạng thanh toán của Công ty.
doanh đều xoay quanh việc làm thế nào để vị thế của Công ty được nâng cao, giá trị của Công ty được đánh giá cao và như vậy liên quan đến xác định giá trị doanh nghiệp. Vì vậy, nên bổ sung thêm nội dung định giá doanh nghiệp khi phân tích tình hình tài chính tại Công ty. Đây có thể là nội dung mới trong hoạt động phân tích tài chính nhưng có ý nghĩa đối với việc xây dựng các chính sách kinh doanh của Công ty. Có khá nhiều phương pháp để xác định giá trị của Công ty nhưng trên cơ sở tình hình thực tế tại Công ty, do mới chuyển sang hoạt động theo hình thức cổ phần thì có thể định giá Công ty theo Vốn chủ sở hữu. Như vậy, giá trị Công ty được xác định như sau:
Giá trị doanh nghiệp = Tổng tài sản – Nợ phải trả (trên Bảng cân đối kế toán)
Cách xác định như vậy dựa phần nhiều vào số liệu Bảng cân đối kế toán, tài liệu phân tích chủ yếu của Công ty nên vừa đơn giản, dễ hiểu mà lại khai thác được hiệu quả của tài liệu phân tích.
Thứ tư, với những đề xuất hoàn thiện về tài liệu phân tích và phương pháp phân tích thì trong một số nội dung phân tích tình hình tài chính tại Công ty có thể bổ sung và điều chỉnh một số chỉ tiêu trong phân tích hiệu quả kinh doanh. Điều đó có nghĩa là ngoài phân tích các chỉ tiêu như nội dung phân tích đã trình bày thì nên áp dụng phân tích theo mô hình tài chính Dupont, tức là sẽ tạo liên hệ giữa các chỉ tiêu. Cụ thể:
Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, ta có thể phân tích chỉ tiêu sức sinh lời của tài sản như sau:
Sức sinh lời của tài sản
Lợi nhuận sau thuế Tài sản bình quân
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Doanh thu thuần Tài sản bình quân Sức sinh lời của
tài sản
=
= x
Như vậy, ta đã liên hệ được chỉ tiêu sức sinh lời của tài sản với hệ số sinh lời của doanh thu thuần và số vòng quay của tài sản. Và trên cơ sở mối liên hệ đó ta phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản theo hướng tăng số vòng quay của tài sản hay nâng cao hệ số sinh lời của doanh thu. Do đó, ta có thể chi tiết thêm nhiều nhân tố tác động khác khi phân tích theo từng hướng. Từ đó, đánh giá được hiệu quả sử dụng tổng tài sản trên nhiều khía cạnh và có thể xây dựng được nhiều biện pháp có tính khả thi cao hơn.
Cũng như vậy khi phân tích hiệu quả sử dụng TSNH, TSDH, hiệu quả sử dụng Vốn chủ sở hữu ta cũng có thể tiến hành theo trình tự trên và tạo được nhiều mối liên hệ giữa các chỉ tiêu theo nhiều cách khác nhau. Do đó, Công ty có thể phân tích hiệu quả kinh doanh trên nhiều mặt và thông tin cung cấp sẽ có giá trị hơn rất nhiều.