ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC VÀ QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Ở CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN III (Trang 31 - 34)

4,87% so với thực hiện năm 1998.

* Tổng lợi nhuận 4300 triệu đồng bằng 107% kế hoạch và tăng 11% so với thực hiện năm 1998.

* Tổng nộp ngân sách Nhà nước 4 tỷ đồng hoàn thành 100% kế hoạch được giao.

Bảng2.6: Kết quả thực hiện năm 1998 - 1999

(Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu tổng 1998 Năm 1999 So sánh 99/98 KH TH % HT Tổng doanh thu Tổng lợi nhuận Nộp ngân sách 99408,34 3655,86 4300 100000 4000 4000 10419, 4300 4000 104,19 107,50 100,00 104,81

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 1998-1999 của Công ty vận tải biển III - VINASHIP)

III- ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC VÀ QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINHDOANH. DOANH.

1- Những ưu điểm nổi bật.

- Việc xây dựng những phương hướng chiến lược kinh doanh của công ty đã dựa trên cơ sở phân tích về môi trường kinh doanhvà tình hình nội bộ công

ty. Đây là những căn cứ vững chắc đảm bảo sự thành công của công ty trong việc thực hiện kế hoạch.

- Trong một vài năm gần đây, công ty đã bước đầu có sự đầu tư cho nghiên cứu thị trường và coi đó là căn cứ quan trọng để xây dựng chiến lược kinh doanh cho phù hợp với nhu cầu thị trường.

- Việc thực hiện đa dạng hoá hình thức khai thác nhất là hình thức vận tải bằng container là một phương thức vận tải tiên tiến nhất hiện nay và nó làm thay đổi bộ mặt của ngành vận tải và thay đổi tận gốc quá trình xếp dỡ và quá trình phục vụ tàu tại cảng.

- Coi vận chuyển nội địa là tuyến đường vận chuyển chính để khai thác đã đem lại một số kết quả:

+ kết quả kinh doanh năm 1999 đạt sản lượng vận tải là 1009771 tấn tăng 33% so với kết quả thực hiện năm 1998.

+ Doanh thu vận tải năm 1999 đạt 104192 triệu đồng tăng gần 5% so với thực hiện năm 1998 và lãi là 4300 triệu đồng.

2- Những hạn chế.

Bên cạnh những thàng công đã đạt được thì chiến lược kinh doanh và quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh còn một số hạn chế sau:

- Mặc dù đã có sự quan tâm nhưng công tác nghiên cứu thị trường của công ty vẫn chưa được chú ý đúng mức. Đôi khi việc thông báo các thông tin về giá cước, nguồn hàng giữa các công ty còn rất hạn chế.

- Trong hình thức khai thác tàu chuyến do loại hàng, khối lượng hàng, tuyến dường vận chuyển không cố định nên việc tìm kiếm nguồn hàng để vận chuyển là nhiệm vụ hết sức quan trọng của những người quản lý và khai thác tàu vận tải biển.

- Việc tìm kiếm nguồn hàng phụ thuộc vào thị trường thuê tàu chuyến trong nước, trong khu vực và trê thế giới nên thường sảy ra 2 trường hợp, đó là:

+ Trường hợp thừa tàu nhưng thiếu hàng, + Trường hợp thiếu tàu nhưng thừa hàng.

- Sản lượng vận chuyển nội địa đem lại doanh thu và lợi nhuận cao nhất cho công ty nhưng lại do Tỏng công ty hàng hải Việt Nam giao.

3- Vấn đề và cơ hội.

Hiện nay, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có mặt ở hầu khắp các nơi trên thế giới do đó yêu cầu về vận chuyển hàng xuất khẩu tăng. Chẳng hạn: Nếu xếp loại những mặt hàng xuất khẩu đạt tổng kim ngạch từ 50 triệu USD thì chỉ có những mặt hàng sau:

- Dầu tho bán cho 4 nước: Sigapore chiếm 2/3 còn lại là Nhật Bản, Hồng Kông và Anh.

- Gạo bán cho 34 nước: 60% bán cho Sigapore, Hồng Kông, Malaysia còn lại là các nước Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Phi.

- Than xuất sang 16 nước: 80% bán ở Châu á còn lại bán cho một số nước Châu Â, Canada.

- Đồ thủ công mỹ nghệ xuất sang Thái Lan, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Pháp, Bỉ, Đức,...

- Cà phê xuất sang 23 nước, riêng Châu Á chiếm 2/3.

- Hạt điều bán cho 11 nước chủ yếu là Singapore, Trung quốc, Pháp, Đức, Hồng Kông.

Về nhập khẩu, nếu xếp theo kim ngạch nhập khẩu nhập từ lớn đến nhỏ ta thấy:

- Xăng dầu và nhớt chiếm 38% kim ngạch nhập khẩu nhập từ 15 nước, 96% hàng nhập từ Châu Á, chủ yếu là Singapo, Nhật Bản, Hồng Kông, trong đó khoảng 50% là nhiên liệu diezel.

- Sản phẩm hoá học chiếm 21% kim ngạnh nhập khẩu mặt hàng lớn nhất là phân hoá học, sau đó là tân dược, chất dẻo và chất hoá học phục vụ công nghiệp.

- Máy móc thiết bị chiếm hơn 7% kim ngạch nhập khẩu trên 64% là kim ngạch nhập máy móc thiết bị từ các nước trung gian như Singapo, Hồng Kông, Thái Lan, Đài Loan...

- Nhập nguyên liệu cho công nghiệp sơ chế chiếm 11% kim ngạch nhập khẩu. Mặt hàng chủ yếu là sắt, thép, vật liệu xây dựng, bông vải sợi 80% nhập từ Châu Á.

Nhìn chung tốc độ nhập khẩu tăng nhanh và còn tăng nhanh với các mặt hàg chủ yếu là máy móc thiết bị, xăng dầu, sắt thép...

Qua tổng hợp tình hình kinh tế và xuất nhập khẩu đã cho thấy những mặt hàng, luồng hàng lớn đang phát triển. Trong đó Singapo, Hồng Kông đang có quan hệ buôn bán với hơn 10 mặt hàng của Việt Nam. Tiếp đó là Nhật, Đài Loan và một số nước Châu Á khác.

Tuy hàng hoá Việt Nam đã có mặt ở gần 30 nước trên thế giới nhưng chưa có luồng hàng, có khối lượng lớn đòi hỏi những tàu chuyên dụng có trọng tải lớn ngoài xăng dầu và cả luồng hàng đi bằng container.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Ở CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN III (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w